“Yesterday Once More” Chuyến tàu kỳ diệu đưa người nghe ngược dòng quá khứ
Tại một vài thời điểm trong đời, chúng ta có xu hướng nhớ về những kỷ niệm ở quá khứ.
Và nếu có một thứ gì đó có thể khiến ta lưu giữ cả về âm thanh, không gian, mùi hương và những ký ức, chắc chắn là những bản nhạc mà ta nghe đi nghe lại những ngày ấu thơ. Một lần nữa, nếu ai muốn tìm về miền ký ức của mình, hãy thử nghe lại bài hát “ Yesterday Once More” của The Carpenters.
Ai cũng từng có những ngày ngồi nghe Radio với tiếng nhạc phát ra từ chiếc máy cũ. Và nếu bạn cũng từng như thế, “Yesterday Once More” chắc chắn là bản nhạc quen thuộc của bạn vào khoảng hơn 20 năm về trước. Là một bài hát kinh điển của 8x -9x, “Yesterday Once More” gợi lại một thời đầy thương mến và giản đơn, đến mức có thể replay một bản nhạc cả ngày mà không cần nhấn nút “next”.
“Yesterday Once More” – bản nhạc bất hủ của tuổi thơ 8x 9x.
“…Khi tôi còn trẻ, tôi thường lắng nghe radio/ Đợi chờ những bài hát yêu thích/ Khi tiếng nhạc vang lên, tôi thường hát theo/ Môi khẽ nở nụ cười/ Đó là khoảng thời gian hạnh phúc và chẳng bao lâu sau đó chúng cứ thế rời xa/ Nhưng chúng đã trở lại giống như một người bạn bị đánh mất từ lâu/ Tất cả những bài hát yêu thích của tôi vẫn thật tuyệt như lúc ban đầu…”.
“Yesterday Once More” là một câu chuyện hoài niệm, nó được viết ra để kéo chúng ta từ những tất bật thường ngày quay về với những kỷ niệm cũ. Ở đó, giọng hát của bộ đôi The Carpenter như một loại thuốc an thần kỳ diệu, đưa người ta bước qua cánh cửa thần kỳ để quay ngược về quá khứ một cách rất đỗi gần gũi và thân quen. Đến nỗi, Herb Alpert – nghệ sĩ trumpet đồng sáng lập Hãng đĩa A&M – nơi phát hành các album của The Capenters cũng phải thốt lên khi nghe lại “Yesterday Once More”: “Khi vừa nghe demo “Yesterday Once More”, tôi như rơi xuống một cõi nào đó rất mơ hồ. Tôi muốn thoát ra mà không được. Tiếng hát của Karen Carpenter cất lên như thể cô ấy đang ngồi trước mặt tôi vậy, và dù bạn có cố gắng muốn khẳng định rằng tôi chỉ sống cho hôm nay thì câu chuyện của cô ấy vẫn khiến bạn phải suy nghĩ lại”.
Tất cả những ký ức ngủ quên đều sống dậy khi những câu hát đầu tiên của bản nhạc cất lên: “Nhìn lại những năm tháng xưa cũ/ Và tất cả những khoảng thời gian tốt đẹp tôi từng có/ Khiến ngày hôm nay trở nên thật buồn bã/ Quá nhiều thứ đã đổi thay/ Tất cả những ký ức tươi đẹp nhất/ Đều quay trở lại với tôi thật rõ ràng/ Vài kỷ niệm có thể làm tôi khóc òa, cũng như ngày xưa/ Cứ như thể những ngày xưa ấy đã sống lại…”.
Cái hay của “Yesterday Once More” là mang rất nhiều sắc màu trong một bài hát. Nó là màu vàng của tuổi trẻ hừng hực, màu tím của những hồi ức xinh đẹp, nhưng cũng là màu xanh lam của nỗi buồn. Nó nhắc lại một thời tuổi thơ đã vĩnh viễn bị bỏ lại ở sau lưng hay những buổi chiều ngồi ở bậc thềm nhà cùng chiếc máy cassette cũ.
Nhà văn Tom Nolan từng cảm động khi nói về bài hát “Yesterday Once More” trên tờ Rolling Stone rằng giọng hát của Karen Carpenter đã bộc lộ được cảm giác cồn cào của sự khao khát trở lại những ngày xưa cũ. Chính vì thế, nó khiến bài hát này trở nên ấm áp hơn, và những nỗi buồn ngày xưa phải trở mình rung động một lần nữa. Giữa thời đại những năm 1970 với sự thịnh hành của nhạc Rock, The Carpenter đã mở hướng đi riêng với phong cách nhạc pop nhẹ nhàng, êm dịu mà “Yesterday Once More” là một minh chứng cho âm nhạc của nhóm.
“Yesterday Once More” nhắc lại một thời tuổi thơ đã vĩnh viễn bị bỏ lại ở sau lưng hay những buổi chiều ngồi ở bậc thềm nhà cùng chiếc máy cassette cũ.
Ít ai biết rằng, “Yesterday Once More” từng dài đến 18 phút thay vì gần bốn phút như hiện tại. Cụ thể ngay sau khi bài hát kết thúc, sẽ có 8 bài hát khác nối tiếp sau đó và không có khoảng dừng. Sau này, khi phát hành dưới dạng CD, “Yesterday Once More” đã được tách ra hẳn, còn tám bài còn lại trở thành liên khúc. Bài hát này sau đó đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn và trở thành một trong những bản hit lớn nhất trong sự nghiệp của Carpenters với No.2 trên BXH Billboard Hot 100. Tại nhiều quốc gia khác, bài hát đứng vị trí quán quân và đạt rất nhiều đĩa Bạch kim.
Ngày hôm qua thì không thể quay trở lại một lần nào nữa, nhưng “Yesterday Once More” thì luôn là ca khúc bất hủ, trở lại với trái tim người yêu nhạc sau nhiều thập kỷ và xứng đáng là bản nhạc đáng nghe nhất mọi thời đại.
Ca khúc “Yesterday Once More” – The Carpenters
Theo BillboardVN
Girlgroup nói về chuyện cô lập nội bộ các thành viên trong quá khứ đẩy nhóm rơi vào cảnh tan rã
Phải mất nhiều năm về sau cả nhóm mới có thể ngồi lại, trò chuyện cùng nhau.
Trong chương trình "Sugar Man 3" phát sóng ngày 21 tháng 2, nhóm nhạc nữ debut từ thập niên 2000 - SeeYa (Kim Yeon Ji, Lee Bo Ram, Nam Gyu Ri), đã xuất hiện với tư cách khách mời.
SeeYa ra mắt vào năm 2006 và tan rã vào năm 2011. Khi được hỏi về sự tan rã của họ, Kim Yeon Ji cho biết: "Lúc đó, mỗi người chúng em đều có những vấn đề riêng, cũng như các lịch trình quảng bá, vì vậy chúng em chưa bao giờ mở hoặc trò chuyện nghiêm túc. Chúng em ai cũng có những niềm lo lắng, nhưng vì biết chúng khó khăn đến nhường nào, nên không ai thể hiện ra ngoài. Nếu khi ấy chúng em nói ra những điều này sớm hơn, em nghĩ SeeYa đã có thể hiểu nhau nhiều hơn".
Lee Bo Ram cho biết, "Thật lòng, khi ấy chúng em không phải trẻ con đến mức được gọi là thiếu trưởng thành, nhưng em nghĩ em đã thiếu sót nhiều thứ. Có nhiều hiểu lầm thế nên em từ mặt Nam Gyu Ri. Một năm rồi hai năm trôi qua, em thật sự hối hận về hành động của mình. Em ước mình chín chắn và có thể nói chuyện với cô ấy". Bo Ram nói thêm: "Hồi đó em thực sự sợ Nam Gyu Ri. Khi nghĩ về việc cô ấy có thể đưa ra những quyết định tồi tệ, em đã rất sợ. Cá nhân em rất biết ơn vì cô ấy đã vượt qua và tiếp tục sống".
Nam Gyu Ri, người đã rời nhóm năm 2009 sau đó trở lại tham gia đợt quảng bá cuối cùng của nhóm vào năm 2011, tâm sự: "Bây giờ khi nghĩ lại về tuổi trẻ của chúng em, có lẽ nhiều người nghĩ rằng chúng em thực sự hạnh phúc. Hạnh phúc vì chúng em được yêu thương, giành được #1, có rất nhiều người hâm mộ. Nhưng kỳ thực chúng em cũng chỉ là những đứa trẻ ở độ tuổi 20, mới bắt đầu đi làm. Chúng em còn trẻ và sợ hãi nhiều thứ. Và điều tốt nhất em có thể làm lúc đó là rời khỏi nhóm. Em thậm chí không có chút hy vọng nào về việc có thể quay trở lại ngành công nghiệp, đã có lúc em tìm cách di cư để rời khỏi Hàn Quốc".
Được biết, hồi năm 2009, SeeYa được quản lý và điều hành bởi Core Contents Media - công ty con của Mnet Media. Khi đó, Nam Gyu Ri đột ngột ngừng tham gia vào các hoạt động của nhóm. Nam Gyu Ri tuyên bố hợp đồng của cô đã kết thúc và cô ấy đã không còn ràng buộc với công ty hoặc SeeYa. Trên blog của mình, cô ấy ám chỉ người đứng đầu của Core Contents Media là "ma quỷ" và cáo buộc các thành viên khác của nhóm làm cô ấy cảm thấy cô đơn.
Cuối năm 2010, Core Content Media tuyên bố SeeYa sẽ giải tán sau khi phát hành album tiếp theo của họ. Core Content Media tuyên bố quyết định được thực hiện dựa trên yêu cầu của các thành viên. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra nghi ngờ về điều này. Nam Gyuri quyết định tham gia cùng các thành viên cũ trong chương trình quảng bá cuối cùng của họ. SeeYa phát hành album cuối cùng của họ vào ngày 10 tháng 1 năm 2011: "See You Again" - một album tổng hợp với hai ca khúc mới. Nhóm giải tán sau màn trình diễn cuối cùng (bao gồm cả Gyuri) vào ngày 30 tháng 1 năm 2011, trên sân khấu Inkigayo.
Theo Tin Nhạc
Lần đầu hợp tác, Bad Bunny và Sech đã rủ nhau hát tình ca trong ca khúc "Ignorantes" Trong lần hợp tác đầu tiên này, hai nam ca sĩ Bad Bunny và Sech đã đưa người nghe đến với bản tình ca buồn của những chuyện tình đã cũ. Dẫu lý trí hiểu rằng đối phương không thuộc về mình nhưng con tim vẫn không thể ngăn bản thân níu kéo quá khứ. Không chỉ đánh dấu màn cộng tác đầu...