‘Yêng hùng xa lộ’ phải trị từ nhiều phía
Quy định và chế tài đã có và cũng rất nghiêm khắc nhưng nạn đua xe trái phép có chiều hướng tăng, đòi hỏi cần có những giải pháp cấp bách và căn cơ hơn nữa
Cơ quan CSĐT Công an quận 10 (TP HCM) vừa ra quyết định khởi tố 4 người trong nhóm “đi bão” sau đêm giao thừa Tết Quý Mão về tội “ Gây rối trật tự công cộng”.
“Quái xế” nhận sai
Sau thời khắc giao thừa, tổ phòng chống đua xe thuộc Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt, Công an TP HCM phát hiện 1 nhóm khoảng 100 xe máy tụ tập gần khu vực chợ Bàu Cát thuộc quận Tân Bình. Nhóm này đi theo đoàn, tăng ga, nẹt pô, so kè tốc độ từ hướng đường Lý Thường Kiệt về quận 10. Khi đoàn xe trên rẽ trái vào đường Bắc Hải, một số người trong đoàn có hành vi hò hét, điều khiển xe đánh võng, lạng lách, nẹt pô…
Lúc này, tổ phòng chống đua xe phối hợp với Công an quận 10 tổ chức chốt chặn tại giao lộ Lý Thường Kiệt – Bắc Hải và Thành Thái – Bắc Hải, khóa chặt đoạn đường trên để vây bắt. Nhìn thấy công an, đoàn xe trên tăng ga, tẩu thoát hỗn loạn vào nhiều tuyến đường khác nhau. Tổ CSGT và Công an quận 10 đã giữ lại được 33 đối tượng cùng 21 phương tiện liên quan đưa về trụ sở làm việc.
Qua sàng lọc, công an khởi tố 4 người. Trong đó, bắt tạm giam Võ Ngọc Thơ (SN 1997, quê Sóc Trăng), Võ Thanh Toàn (SN 2003, quê Thanh Hóa) và thi hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Vũ Đức Minh Hùng (SN 2003, ngụ quận 12), Quách Phú Khang (SN 2006, ngụ quận 11).
Làm việc với cơ quan công an, Võ Ngọc Thơ bày tỏ hối lỗi, nói đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của bản thân. Võ Thanh Toàn thì muốn gửi lời nhắn nhủ tới những “mầm mống yêng hùng” đừng có hành động như mình mà gây ảnh hưởng đến xã hội và gia đình.
Video đang HOT
Lãnh đạo Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt nhận định đây là bài học cảnh tỉnh cho những người trẻ. Họ đừng vì thích thể hiện, đua đòi, nghe theo những lời dụ dỗ, lôi kéo của bạn bè cũng như các đối tượng xấu trên mạng xã hội mà tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật mà chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Sau lần đầu tiên Công an TP HCM khởi tố vụ án cả trăm “quái xế” đua xe ở đoạn dẫn vào cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây về tội “Tổ chức đua xe trái phép” vào tháng 4-2021, đây là lần thứ 3 Công an TP HCM khởi tố vụ án liên quan “yêng hùng xa lộ”.
Nhóm 33 đối tượng bị công an tạm giữ rạng sáng 22-1Ảnh: Ý LINH
Trách nhiệm lớn từ cha mẹ
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ – Chi hội trưởng Chi hội Luật sư, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM – nhấn mạnh việc cha mẹ cần có trách nhiệm hơn với con cái, con chưa đến tuổi chạy xe phân phối lớn thì không chiều chuộng con. Theo luật sư Nữ, nhiều người vì chiều theo ý con đã mua xe cho con. Rồi con đi đâu, đi với ai không quán xuyến được. Khi con tụ tập với bạn bè, đi đua xe rồi xảy ra sự cố mới ân hận. “Tôi nghĩ trong các vụ đua xe, cha mẹ phải chịu trách nhiệm chính, đừng đổ lỗi cho con hay đổ lỗi cho bạn bè của con lôi kéo, chúng ta cần sòng phẳng khi nhận trách nhiệm” – bà nói.
Chung quan điểm, bà Vũ Thị Xuân Nhuệ – Trưởng Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự VKSND TP HCM – cho rằng cha mẹ phải có trách nhiệm với con, khi con chưa đến tuổi nhưng vẫn cho con chạy xe phân phối lớn là lỗi của cha mẹ. Cha mẹ cần giám sát con, quan tâm con nhiều hơn đừng để trẻ vị thành niên đi đua xe rồi xảy ra những trường hợp ân hận.
Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ) nhìn nhận đua xe, lạng lách là hành vi bị cấm, bị xử phạt với mức phạt từ 1 đến 15 triệu đồng. Nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trên hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có chế tài hình sự, xử phạt theo quy định tại điều 265 về tội “Tổ chức đua xe trái phép” và điều 266 về tội “Đua xe trái phép” với khung hình phạt cao nhất là từ 20 năm tù đến chung thân, ngoài ra còn có hình phạt bổ sung.
Quy định và chế tài đã có và cũng rất nghiêm khắc nhưng nạn đua xe trái phép có chiều hướng tăng. Do vậy, đòi hỏi cần có những giải pháp cấp bách và căn cơ hơn nữa. Mỗi gia đình cần giám sát, giáo dục con em mình một cách sâu sát; không thỏa hiệp, nuông chiều với những đòi hỏi, sở thích về phương tiện giao thông. Ngoài ra, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường của con em.
Một giải pháp nữa là tăng cường truyền thông hướng tới đối tượng là thanh thiếu niên. Đây là giải pháp có tính căn cơ, bền vững. Thông qua các hình thức phù hợp như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các buổi tọa đàm chuyên đề, sân khấu hóa… liên quan đến Luật An toàn giao thông, Bộ Luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính…, giáo dục để thanh thiếu niên nâng cao nhận thức về ý thức công dân, trách nhiệm đối với xã hội, các chuẩn mực đạo đức cần tuân thủ trong đời sống cộng đồng. Cùng với đó, cảnh báo các em về những nguy cơ tai nạn cùng các hậu quả pháp lý phải gánh chịu khi tổ chức, tham gia và cổ vũ đua xe trái phép.
Bên cạnh đó, cần định hướng thanh thiếu niên vào các môn thể thao, hoạt động thể chất, vui chơi, giải trí lành mạnh. “Không chỉ có đối tượng thanh thiếu niên, việc tuyên truyền pháp luật về phòng chống đua xe trái phép cần phải áp dụng với cả người dân tại các cộng đồng dân cư, để họ biết đó là hành vi vi phạm pháp luật, từ đó có ý thức quản lý giáo dục con em mình không tham gia hoạt động này” – luật sư Lưu Tấn Anh Toàn nói.
Khi phát hiện các nhóm thanh thiếu niên sử dụng “xe độ”, tụ tập thành nhóm, có dấu hiệu tổ chức lưu thông thành đoàn, nẹt pô, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, có thể thông báo cho lực lượng CSGT qua số điện thoại: Trực ban Phòng CSGT ĐB-ĐS: 069.3187.521 hoặc Hotline: 028.3920.3333.
Vai trò của tổ dân phố
Theo lãnh đạo Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt, để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, gây rối trật tự công cộng vào ban đêm, ngoài nỗ lực của lực lượng thực thi công vụ thì sự tham gia của ban điều hành khu phố, tổ dân phố tại các địa phương giữ vai trò rất quan trọng. Họ sẽ giúp phát hiện kịp thời các thanh thiếu niên trên địa bàn quản lý có sử dụng “xe độ” hoặc các “lò độ xe”. Từ đó, phối hợp với gia đình, cơ quan công an, chính quyền địa phương làm việc, răn đe và có biện pháp xử lý phù hợp nếu vi phạm.
Khởi tố người đàn ông lợi dụng "tình nguyện viên hiến máu"
Ngày 11/8/2022, Cơ quan CSĐT Công an quận 10, TP HCM cho biết đã khởi tố, cho tại ngoại đối với Hoàng Trọng An (70 tuổi) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015.
Theo điều tra ban đầu, ông An bị tố cáo đã dùng danh nghĩa làm thiện nguyện, dẫn các tình nguyện viên đến hiến máu, sau đó yêu cầu gia đình bệnh nhi bồi dưỡng cho người hiến máu nhưng thực chất là bỏ túi riêng.
Ông An cho rằng, lúc đó đang giúp 6 bệnh nhi chờ làm thủ tục nhập viện, chuẩn bị sẵn danh sách người tình nguyện hiến máu để đợi các bé phẫu thuật sẽ đến cho máu. Có hai người nhà bệnh nhân đến nhờ ông tìm giúp người hiến máu, ông từ chối vì "đang đợi lo cho 6 bé kia, tìm người hiến máu cũng rất khó". Hôm sau, hai người này quay lại tiếp tục nhờ vả, ông nhận lời.
Sau đó, một gia đình gửi ông 2 triệu đồng, gia đình còn lại đưa 200.000 đồng. "Số tiền này tôi nói với gia đình bệnh nhân là sẽ mua thẻ cào tặng người hiến máu chứ không đưa tiền, vì đưa tiền sẽ có tính mua bán", người này giải thích. Tuy nhiên, sau khi những người hiến máu thiện nguyện xong, ông đưa đi ăn phở, uống cà phê rồi chia tay chứ không đưa thẻ cào.
Theo cơ quan điều tra, ông An đã yêu cầu các gia đình bệnh nhi tại Viện Tim TP HCM bồi dưỡng từ 1-3 triệu đồng cho người hiến máu thiện nguyện (được ông giới thiệu). Hành vi gian dối này đã đủ yếu tố cấu thành tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"./.
Lập nhóm kín trên mạng, đăng hình, video các cô gái gợi cảm để 'hút khách' mua dâm Quản lý khách sạn trên đường Cao Thắng, quận 10 (TP.HCM) biết nhân viên nữ bán dâm nhưng ngó lơ để ăn chia tiền vừa bị Công an TP.HCM kiểm tra, xử lý. Để hút khách, các đối tượng lập nhóm kín trên mạng đăng hình các cô gái gợi cảm. Một cặp đôi đang mua bán dâm bị công an bắt quả...