Yên Tử – Di sản văn hóa miền đất Phật
Thời gian qua, quần thể danh thắng Yên Tử không chỉ được gìn giữ, bảo tồn nguyên vẹn các giá trị mà còn đang ngày càng được phát huy giá trị tinh thần to lớn với nhân dân.
Quần thể Yên Tử đang được trình hồ sơ công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
“Kinh đô Phật giáo” của Việt Nam đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa của UNESCO.
Giá trị văn hóa ngày một nâng tầm
Với hệ thống di tích hàng trăm chùa, am, tháp cổ kính, linh thiêng và lễ hội tâm linh ý nghĩa, đặc sắc, trung bình mỗi năm Yên Tử đón khoảng 2 triệu lượt khách đến tham quan, chiêm bái, vào cả bốn mùa trong năm thay vì vào lễ hội mùa xuân. Từ một di tích mà thời điểm năm 2000 mới chỉ được vài vạn lượt khách đến nay, mỗi năm Yên Tử đón khoảng 2 triệu lượt người, và là địa điểm đón du khách nội địa lớn nhất toàn tỉnh.
Với lượng khách đó, Yên Tử chiếm đến 60% tổng lượng du khách của loại hình du lịch tâm linh tại Quảng Ninh và trở thành điểm du lịch có tổng lượng du khách đến nhiều chỉ đứng thứ hai sau Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Không chỉ mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, tâm linh quý báu, Yên Tử là một điển hình cho việc huy động tốt mọi nguồn lực xã hội trong thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy hiệu quả giá trị di sản. Tính trong khoảng 10 năm qua, gần 3.000 tỉ đồng đã được đổ về Yên Tử để đầu tư xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hệ thống dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách tham quan du lịch như: Làng Nương, Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, khu tĩnh dưỡng Legacy Yên Tử, tuyến đường vào khu di tích…
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP.Uông Bí cho biết, việc đổi mới tư duy quản lý đối với một công trình lịch sử, tôn giáo là rất nhạy cảm. Tuy nhiên, qua nhiều năm qua cho thấy cảnh quan Yên Tử không chỉ được gìn giữ mà ngày một nâng tầm về chất lượng, trở thành địa điểm du lịch, tín ngưỡng hàng đầu khu vực phía Bắc.
Video đang HOT
Là đơn vị gắn bó với Yên Tử ngay từ những ngày đầu, quá trình hoạt động, hay những công trình đầu tư của Công ty CP Phát triển Tùng Lâm dành cho Yên Tử được ghi nhận là “có tâm và có tầm”. Điều đó không chỉ thể hiện ở tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại đây đã lên đến hàng ngàn tỷ đồng, mà chính là triết lý đầu tư xây dựng và phát huy giá trị của Yên Tử theo hướng nhân văn, tôn trọng trước hết di tích và giá trị xã hội sau đó mới tính đến lợi ích vật chất.
Ông Lê Trọng Thanh, Phó giám đốc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm, cho biết, hiện nay đơn vị tập trung xây dựng nhiều sản phẩm du lịch bao gồm các gói sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp, gói sản phẩm khám phá Yên Tử, gói sản phẩm chăm sóc sức khỏe mới mẻ… tất cả đều phù hợp, hài hòa, thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối không gian văn hóa của Yên Tử cũng như để xứng tầm với giá trị của di sản.
Du khách chiêm bái Yên Tử
Khẳng định vị thế “Kinh đô Phật giáo”
Sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã để lại cho hậu thế những bản kinh văn và các pho sách quý giá, những sách dạy cho các tăng môn và dân chúng của Thiền phái Trúc Lâm tu tập, sám hối, tu hành như: Thiền tâm thiết chủy ngữ lục, Đại Hương Hải ấn thi tập, Tăng già Toái sự, Thạch thất Mỹ Ngữ, Truyền Đăng Lục, Thượng Sĩ hành trang … Đây là những di sản văn hóa phi vật thể quý giá đang đồng hành cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc, góp phần vào tên gọi “Kinh đô Phật giáo” Việt Nam của Yên Tử.
Bên cạnh đó, vùng núi Yên Tử còn là nơi bảo tồn được rất nhiều loài động thực vật quý hiếm mà không một vùng núi nào có được, đặc biệt là các loài cây quý như tùng, trúc, mai và các loại cây thuốc nam quý hiếm.
Trước những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn đó, hiện nay tỉnh Quảng Ninh đang cùng Bắc Giang và Hải Dương, là các địa phương có chung không gian quần thể Yên Tử, tiến hành làm hồ sơ trình UNESCO công nhận Quần thể danh thắng Yên Tử là Di sản thế giới.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, địa phương này đang xúc tiến mở các cuộc hội thảo mời các giáo sư đầu ngành, chuyên gia trong lịch vực văn hóa, tôn giáo lấy ý kiến nhằm xác định được các tiêu chí để xây dựng hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trình UNESCO công nhận Di sản văn hóa của thế giới.
Về đất thiêng Yên Tử
Nói về du lịch Quảng Ninh, bên cạnh di sản Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên có một không hai được cả thế giới biết đến, thì Khu di tích Yên Tử - nơi được coi là "kinh đô" phật giáo của Việt Nam cũng nổi bật không kém.
Bên cạnh giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại, Yên Tử còn đang là chốn nghỉ dưỡng hoàn hảo giữa miền đất Phật.
Vườn tháp Huệ Quang tại Yên Tử.
Yên Tử - địa danh này chắc không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam và khách du lịch quốc tế khi đến Quảng Ninh. Đây là nơi ra đời Thiền phái Trúc Lâm do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa; một dòng Thiền nhập thế, mang đậm bản sắc dân tộc, lấy con người làm gốc, tôn trọng và đề cao giá trị của con người.
Vào thời kỳ Thiền phái Trúc Lâm phát triển ở đỉnh cao, Yên Tử bao gồm cả một vùng rộng lớn với những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu: Long Động, Hoa Yên, Vân Tiêu (Uông Bí ngày nay), Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Ngọa Vân (Đông Triều), Thanh Mai, Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) và những công trình khác ở vùng núi phía Tây Yên Tử. Dấu tích lịch sử văn hóa hiện tồn ở Yên Tử là hàng trăm ngôi tháp thờ xá lợi thiền sư; hàng chục nền móng chùa, am thời Trần - Lê phía dưới những ngôi chùa được phục dựng; hàng nghìn di vật cổ: tượng, chuông, bia đá, ngói, gạch, sứ, sành... với những họa tiết, hoa văn, kiến trúc độc đáo và sáng tạo.
Khai mạc chương trình "Yên Tử - Về miền đất Phật mùa thu". Ảnh: Phạm Học
Yên Tử vốn rất nổi tiếng, là "kinh đô" phật giáo của Việt Nam. Vì thế nơi đây thường thu hút du khách thăm quan ở cả 4 mùa trong năm. Về Yên Tử, du khách sẽ có cảm giác lạc vào một miền cổ tích với những huyền thoại, truyền thuyết về Ông Vua hóa Phật, về Cõi Thiêng Yên Tử với những công trình có giá trị như Chùa Đồng, Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông...
Chùa Đồng Yên Tử trong sắc thu. Ảnh: Ngân Hà (Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Vân Đồn)
Bắt nhịp xu thế phát triển, Yên Tử hiện nay đang ngày càng đa màu sắc, trong đó loại hình chủ đạo là du lịch văn hóa tâm linh ngày càng được phát huy theo chiều sâu, thấm nhuần vào mỗi du khách. Không đơn thuần chỉ hành hương, lễ phật, thưởng thức ẩm thực chay, du khách đến Yên Tử còn được tận hưởng những sản phẩm thiền theo nhà phật như thiền yoga, thiền chuông, thiền trầm... qua đó tĩnh dưỡng tinh thần.
Đặc biệt, quần thể Legacy Yên Tử được đầu tư, đưa vào sử dụng kết hợp hài hòa của du lịch nghỉ dưỡng và tâm linh, vô cùng lý tưởng. Khu nghỉ dưỡng 5 sao này mang lối kiến trúc kế thừa từ di sản văn hóa truyền thống từ đời nhà Trần, kết hợp nét tinh hoa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Khu nghỉ dưỡng có 133 phòng với nhiều loại phòng khác nhau, nội thất sang trọng, đậm nét hoài cổ. Các chi tiết thiết kế trong mỗi phòng được chăm chút cực kỳ tỉ mỉ, không gian tận dụng được ánh sáng tự nhiên và view ngắm cảnh tuyệt đẹp.
Tổng thể công trình Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng theo lối kiến trúc đời Trần.
Giá phòng một đêm để trải nghiệm ở Legacy Yên Tử chỉ từ 1,7 triệu đồng. Có thể đến Yên Tử bằng xe riêng hay các phương tiện công cộng như xe khách, tàu hỏa... Giá vé cho mỗi loại phương tiện khoảng 100.000-260.000 đồng/vé. Đường đến khu nghỉ dưỡng khá thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng. Du khách cũng có thể lựa chọn các tour du lịch trọn gói từ các đơn vị lữ hành với nhiều mức giá và dịch vụ ưu đãi hấp dẫn.
Đặc biệt, dịch vụ ẩm thực là một điểm cộng lớn khiến du khách lưu luyến khi rời khỏi. Các nhà hàng ở Yên Tử vô cùng chất lượng với không gian sang trọng. Điển hình như nhà hàng Thiền Quán chuyên phục vụ các loại đồ uống nhẹ và đồ uống có cồn. Nhà hàng Thọ Quang là nơi để du khách thưởng thức những món ăn đa dạng từ nền ẩm thực Việt Nam cho đến ẩm thực Âu - Á vô cùng hấp dẫn.
Legacy Yên Tử với nét cổ kính của không gian xưa. Ảnh: Hoài Anh
Du khách có thể thay đổi không gian, bữa ăn của mình với những nhà hàng bên ngoài, như nhà hàng Tùng Lâm, kiểu nhà sàn dân tộc thiểu số phía Bắc, chuyên phục vụ những món ăn truyền thống của Việt Nam; nhà hàng Cơm Quê không gian rộng, phù hợp với những nhóm đi đông người, chủ yếu là những món ăn truyền thống, dân dã; nhà hàng Cơm Làng Nương phù hợp với những du khách hành hương ăn chay với những nguyên liệu tươi ngon được lấy từ tự nhiên.
Yên Tử hiện đang có sức hút đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các tín đồ phật giáo toàn thế giới.
Du lịch di sản Văn hoá - kinh nghiệm ở Phúc Kiến Khai thác giá trị di sản văn hóa để tạo dựng thương hiệu du lịch là cách làm thành công của Phúc Kiến (Trung Quốc). Điều này được chúng tôi cảm nhận khá rõ ràng qua chuyến khảo sát thực tế trong khóa học về văn hóa nghệ thuật của Đoàn cán bộ tỉnh Quảng Ninh tại tỉnh Phúc Kiến vào cuối năm...