Yến sào “gãy cánh” vì khủng hoảng kinh tế
Hàng mấy chục năm nay, xuất khẩu yến sào mỗi năm đã mang về cho Hội An (Quảng Nam) nguồn thu hàng chục tỷ đồng. Nhưng năm nay, nguồn thu ngân sách của thành phố Hội An xem ra không có yến sào… Sản vật được xem là của quý hiếm này đang ế ẩm và tồn kho.
Với Quảng Nam, một thời gian dài nguồn thu từ xuất khẩu lâm đặc sản như quế, gỗ và yến sào. Nay những mặt hàng chiến lược ấy đã không còn hoặc yến sào bị tồn kho không xuất được.
Vì sao yến sào, mặt hàng xuất khẩu chiến lược của thành phố cổ này trong mấy chục năm qua được xem là mũi nhọn kinh tế thì nay lại lâm vào tình cảnh tồn kho hơn nửa tấn, với giá trị khoảng hơn 70 tỷ đồng. Đó là một nguồn thu ngân sách không nhỏ với một địa phương nghèo như Quảng Nam.
Theo các DN kinh doanh hiện nay, sở dĩ yến sào, một mặt hàng xuất khẩu quí hiếm và đã có thương hiệu trên thế giới từ rất lâu nhưng vẫn trong cảnh ế ẩm không xuất bán được là do khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Sản phẩm yến sào của Hội An từ trước đến nay chỉ xuất khẩu sang thị trường truyền thống là Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, gần đây thị trường Trung Quốc cũng rất hút hàng.
Nhưng do suy giảm kinh tế, giới nhà giàu của các quốc gia này đang thắt chặt chi tiêu. Nên mặt hàng yến sào có giá khá đắt đỏ bị vạ lây.
Video đang HOT
Mặc dù yến sào đã đưa vào thực đơn của các nhà hàng nhưng do giá quá đắt đỏ nên nhiều nhà hàng phải đóng cửa không thể bán được.
Một lãnh đạo Hội An cho biết, yến sào được khai thác hàng năm chỉ sơ chế rồi xuất khẩu thô sáng các thị trường mà chưa chế biến sâu để tạo sản phẩm có giá trị cao để xuất khẩu.
Từ nhiều năm trước nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Nhưng năm nay thì không bán được mà tồn kho hơn 600 kg với tổng trị giá hơn 70 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Sự – Bí thư Thành ủy Hội An kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP – khẳng định tại cuộc làm việc với Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam thừa nhận yến sào Hội An năm nay không xuất khẩu được và đang tồn kho hơn 600 kg.
Hơn nửa tấn yến sào đang tồn kho (Ảnh: Minh Hải)
Ông Trương Văn Bay – Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An – cho biết, nguyên nhân khiến sản phẩm yến sào địa phương bị tồn kho là do ảnh hưởng khó khăn chung của kinh tế thế giới khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, nên sức tiêu thụ yến sào cũng bị chậm lại.
Mặt khác, các đối tác cho biết hàng yến sào họ mua trước đó vẫn chưa tiêu thụ hết nên họ không mua thêm.
Điều đáng quan tâm, theo ông Bay cho biết, thời gian gần đây Trung Quốc lập hàng rào phi thuế quan kiểm soát, siết chặt việc nhập khẩu và tiêu thụ các sản ph ẩm thực phẩm có nguồn gốc khai thác từ biển đảo. Thậm chí có lệnh cấm quan chức trong nước sử dụng các mặt hàng xa xỉ. Đó là những nguyên nhân gây khó khăn cho việc tiêu thụ yến sào của Hội An nói riêng và cả nước nói chung.
Để bảo quản lượng yến sào tồn kho, trước mắt Hội An đã trang bị máy hút chân không nhằm bảo quản tốt nhất chất lượng của yến sào chờ tìm thị trường xuất bán.
Để kích cầu xuất khẩu lượng yến sào tồn kho này, theo ông Trương Văn Bay là nên áp dụng phương thức giảm giá theo khối lượng khách hàng mua. Đồng thời đẩy mạnh việc bán lẻ yến sào cho khách hàng nội địa có nhu cầu.
Ngoài những biện pháp kích cầu giảm giá, bán lẻ cho khách hàng nội địa, Hội An đã thử nghiệm chế biến yến sào thành món ăn phục vụ khách du lịch như chế biến món chè yến sào với mức giá 180.000 đồng/chén. Thậm chí đưa vào thực đơn tại các nhà hàng. Nhưng do giá yến sào quá cao, nên du khách vẫn không dám đụng đến.
Với mức giá bán sau khi chế biến đã thu hút được du khách trong và ngoài nước. Nhưng với khối lượng yến sào tồn kho hơn 600kg thì không thể chế biến để tiêu thụ hết.
Theo Dantri
Thời trang giá rẻ tràn vỉa hè
Mỗi khi chiều về, hầu hết các tuyến phố của Hà Nội lại tràn ngập hàng giá rẻ. Từ chăn ga gối đệm đến quần áo, túi xách, giày dép...
Giá thấp nhưng không rẻ
Mặt hàng thời trang đầu tiên phải kể đến hiện tràn ngập vỉa hè các tuyến phố là quần áo. Phần lớn người bán hàng giới thiệu là hàng Việt Nam, xả hàng tồn kho giá rẻ. Nhanh tay chọn lựa vài chiếc quần cho con tại sạp quần áo di động trên phố Nguyễn Khuyến, chị Mai (Giảng Võ) nhận xét: "Chất liệu vải bằng cotton rất mềm, thoáng và thấm hút tốt. Giá 15.000-17.000 đồng/chiếc. Giá phải chăng, phù hợp với túi tiền". Theo chị Mai thì mỗi chiếc quần trẻ em mua tại vỉa hè rẻ hơn mặt hàng tương tự tại các cửa hàng trên phố khoảng 2.000 đồng/chiếc.
Cũng bị thu hút bởi quần áo "đánh đống" giá rẻ ở vỉa hè, nhưng chị Lan (Cầu Giấy) lại có vẻ "thạo" hơn. Chị Lan cho hay: "Có nhiều mặt hàng tại đây giá thấp hơn ở cửa hàng nhưng cũng không phải rẻ". Lấy ví dụ là mấy chiếc quần chị Mai đang chọn cho con, chị Lan biết một tổng đại lý trên phố Thợ Nhuộm bán chỉ với giá 7.000-9.000 đồng/chiếc. Hàng vỉa hè có lợi thế hơn vì không mất tiền thuê cửa hàng nhưng người bán cũng thu lợi nhuận tương đương với số vốn bỏ ra. Và như vậy, hàng giá thấp nhưng không hề rẻ.
Do kinh tế khó khăn, sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều, rất nhiều mặt hàng đã được chủ kinh doanh chuyển từ các chợ, các cửa hàng ra vỉa hè bán "chạy vốn". Khách hàng có thể mua giày dép, túi xách thời trang, chăn ga gối đệm, đồ chơi ở vỉa hè với mức giá phù hợp với nhu cầu của đông đảo người dân. Theo Hoài Phương (sinh viên trường Cao đẳng Thương mại), túi xách bán trên vỉa hè đa dạng về mẫu mã, màu sắc, giá lại không quá cao nên được sinh viên, người mới đi làm ưa chuộng. "Có nhiều kiểu dáng, màu sắc giống hàng hiệu mà tôi đã xem trên mạng"- Phương nói.
Hàng nhái cạnh tranh với hàng thật
Công bằng mà nói, hàng hóa giá thấp bày bán tại vỉa hè đánh trúng tâm lý tiết kiệm chi tiêu của người dân ở thời điểm hiện tại. Ưu điểm vượt trội của các mặt hàng này là giá bán cạnh tranh, phù hợp với nhiều người tiêu dùng. Tiêu chí giá cả được đặt lên trên chất lượng, mẫu mã. Điều này đồng nghĩa với việc, hàng chính hãng, hàng đẹp, chất lượng tốt tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị đang phải cạnh tranh gay gắt.
Ghi nhận thị trường cho thấy, nhiều mặt hàng có nhãn mác "na ná" hàng xịn. Ví như mặt hàng chăn ga gối đệm, các nhãn mác: Hanny, Queen sweet, Hansun, Korea, Eveton... được cho là gần giống với Hanvico, Everon... Chất liệu sản phẩm cứng, đường may ít cẩn thận hơn, chủ yếu là sản phẩm của các làng nghề ven đô. Hoặc các loại túi vỉa hè, mẫu mã phong phú nhưng chất liệu và đường may rất xấu, thường là các loại hàng không rõ nguồn gốc.
Lãnh đạo một doanh nghiệp may mặc trên địa bàn Hà Nội lo ngại tình trạng hàng nhái giá rẻ tràn ra vỉa hè như hiện tại thì nhiều mặt hàng chính hãng đã tồn kho lại càng khó tiêu thụ: "Chúng tôi có giảm giá sản phẩm nhưng không thể sâu bằng hàng trôi nổi. Doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ của lực lượng quản lý thị trường trong việc hạn chế hàng giả, hàng nhái, thực hiện cạnh tranh lành mạnh".
Theo ANTD
Những "Chúa Chổm" phiên bản 2012 5Tập đoàn kinh tế- 5 "ông lớn" được phân bổ tiền từ ngân sách nhà nước- hóa ra lại là một trong những tin nóng, dù số tiền vỏn vẹn 3.700 tỉ đồng- ít đến "không bõ dính răng". Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỷ đồng Dường như cách nhìn nhận của báo chí, sự quan...