Yên Nguyên phát triển nghề nuôi cá lồng đặc sản
Nhằm khai thác hiệu quả diện tích mặt nước sông Lô chảy qua địa bàn, trong những năm qua bà con xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) tập trung đầu tư nuôi cá lồng đặc sản. Qua đó đã góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.
Ông Trần Văn Thân, thôn Hợp Long 2, xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa) chăm sóc cá lồng đặc sản.
Ông Trần Văn Thân, thôn Hợp Long 2, xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa) cho biết, gia đình ông từ nhiều năm nay đã nuôi cá lồng trên sông Lô, chủ yếu là các loại cá trắm, trôi, rô phi cho hiệu quả kinh tế ít. Đầu năm 2015, gia đình ông đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng theo Nghị quyết số 12 của HĐND tỉnh đầu tư xây dựng 3 lồng sắt để nuôi cá chiên.
Sau hơn 1 năm nuôi đến nay 3 lồng cá đặc sản của gia đình ông đã cho thu hoạch. Cũng theo ông Thân, cá chiên là loài khá dễ nuôi, ít bị bệnh. Mỗi lứa nuôi từ 1 năm đến năm rưỡi, khi cá đạt trọng lượng trung bình từ 1,5 đến 2 kg/con có thể xuất bán.
Với 3 lồng nuôi, mỗi lồng nuôi gần 500 con, giá bán buôn từ 450.000 đồng đến 470.000 đồng/kg, mỗi vụ sau khi trừ chi phí gia đình ông thu về trên 50 triệu đồng. Ngoài ra ông Thân cũng là tổ trưởng tổ tự quản nuôi trồng và khai thác thủy sản trong thôn với 30 hộ gia đình tham gia.
Còn đối với ông Đinh Văn Lan cũng là người tham gia nuôi cá đặc sản ở cùng thôn cho biết, trong thôn những hộ có điều kiện thì làm lồng bằng khung sắt, lưới và phao nhựa, hộ ít vốn thì tận dụng những cây tre, cây luồng trên rừng để làm lồng. Tùy theo kích cỡ lồng mà thả cá phù hợp, tránh thả quá dày. Đặc biệt, nuôi cá ở sông Lô quanh năm nước chảy nên ít xảy ra dịch bệnh.
Đến nay gia đình ông có 4 lồng nuôi các loại cá đặc sản như chiên, lăng… Nguồn thức ăn chính cho 4 lồng cá của gia đình ông chủ yếu là các loài cá tạp, được các thương lái thu mua ở trên hồ thủy điện Tuyên Quang về bán cho các hộ nuôi cá lồng ở nơi đây.
Video đang HOT
Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thời gian tới, UBND xã Yên Nguyên tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm khuyến khích phát triển nghề nuôi cá lồng. Trong đó xã lấy quy hoạch làm trọng tâm để tạo ra những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
Xã tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân, chú trọng tập huấn kỹ thuật mới, qua đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; chú trọng phát triển thủy sản đi đôi với bảo vệ môi trường, ngăn chặn tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, quan tâm tìm kiếm thị trường tiêu thụ để nghề nuôi cá đặc sản ở nơi đây được phát triển bền vững.
Theo Nguyễn Việt (Báo Tuyên Quang)
Vụ cá chết hàng loạt: "Cá chết hết rồi, lấy tiền đâu cho con đi học!"
Là một ngôi làng nghèo sống bằng nghề biển, từ ngày "biển chết", nhiều hộ dân dồn sức vào nuôi cá lồng, tuy nhiên những ngày gần đây tình trạng cá lồng bỗng nhiên chết hàng hoạt đang khiến cuộc sống của nhiều hộ dân ở thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, Thị xã Ba Đồn rơi vào tình cảnh điêu đứng, không có tiền đóng học cho con.
Những người nuôi cá lồng ở thôn Cồn Sẻ cho rằng, nguyên nhân chính làm cá chết bất thường những ngày qua là do nước thải nông nghiệp xả ra từ xã Quảng Tân mang theo nhiều rác thải, bèo và rơm rạ khiến nước bị ô nhiễm. Việc cá bị chết hàng loạt đã khiến nhiều hộ dân bị thua lỗ nặng, có những hộ mất trắng.
Theo báo cáo của UBND xã Quảng Lộc, thôn Cồn Sẻ có hơn 60 hộ dân xảy ra tình trạng cá chết bất thường, trong đó có 5 hộ thiệt hại rất nặng. UBND thị xã Ba Đồn và các ngành chức năng cùng với chính quyền xã Quảng Lộc cũng đã về tại thôn Cồn Sẻ để tìm hiểu, lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
Gần 20 tấn cá của người dân thôn Cồn Sẻ đã bất ngờ bị chết hàng loạt.
Ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lộc cho hay: "Hiện tượng cá chết ở thôn Cồn Sẻ chết xuất hiện vào ngày 26/9, và có hơn 60 hộ bị ảnh hưởng, đã có gần 25.000 con, tương đương với khoảng 20 tấn cá bị chết, chúng tôi cũng đã về kiểm tra, Chị cục Bảo vệ môi trường cũng đến lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm đến nay vẫn chưa có kết quả, tuy nhiên theo nhận định ban đầu thì có lẽ là do nguồn nước nông nghiệp xả ra từ cống nước thủy lợi của xã Quảng Tân".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các hộ dân nuôi cá lồng trên sông Gianh ở thôn Cồn Sẻ bắt đầu nuôi từ năm 2012. Mỗi năm chỉ nuôi được một vụ, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 8 và đến tháng 9 năm sau thì thu hoạch.
Người nuôi cá lồng cho rằng, nguyên nhân chính làm cá chết là do nước thải nông nghiệp xả ra mang theo nhiều rác thải, bèo và rơm rạ khiến nước bị ô nhiễm
Ông Mai Cầm, một hộ nuôi cá ở đây cho biết, như những năm trước, cá tiêu thụ tốt nên người dân bán trước khi lũ về, tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển, cá khó tiêu thụ nên đến nay, số cá của các hộ nuôi hầu hết vẫn đang tồn đọng trong các lồng bè, nên khi cá bất ngờ chết khiến nhiều hộ đã bị thiệt hại rất nặng nề.
"Gia đình tôi nuôi gần 2 nghìn con, năm nay đi biển không được nên cuộc sống gia đình khó khăn lắm, còn hai đứa con đi học cũng phụ thuộc vào mấy lồng cá này, thế mà giờ chết không còn một con, xót quá", ông Cầm buồn bã nói.
Các hộ nuôi cá ở đây cho biết, như những năm trước đây, với 2.000 con cá giống, cộng thêm chi phí nuôi thì mỗi hộ phải bỏ ra số tiền khoảng 60 triệu đồng, sau một năm sẽ thu về được khoảng 100 triệu đồng, lãi 40 triệu. Tuy nhiên năm nay, khi cá đang trong thời kỳ thu hoạch thì bỗng nhiên bị chết hàng loạt, điều này đã khiến nhiều hộ điêu đứng, đứng trước nguy cơ nợ nần. Bao nhiêu công sức, vốn liếng bỏ ra nuôi cá của họ coi như đã đổ xuống sông, xuống biển.
Đã có hơn 60 hộ dân có cá bị chết, trong đó có 5 hộ thiệt hại hoàn toàn.
Ngồi thẫn thờ nhìn những lồng cá trống không, anh Nguyễn Văn Tịnh, một hộ nuôi cá bị thiệt hại than thở: "Thu nhập không có gì, cả gia đình nhìn chỉ biết nhìn vào mấy lồng cá này, cũng chỉ mong muốn kiếm được ít tiền để trang trải cuộc sống, thế mà sau một đêm, hơn 1.000 con cá chẻm của tôi gần thu hoạch đã chết sạch. Số cá này nếu không chết tôi có thể bán được gần 80.000 đ/kg, nếu gắng nuôi đến tết còn có thể bán được 100 ngàn, cũng sẽ lãi được hơn 20 triệu, thế mà giờ còn mỗi cái lồng không, tui cũng chẳng buồn kéo lồng lên nữa".
Được biết, những năm trước cũng có nước nông nghiệp từ các xã thượng nguồn đổ về nhưng cá không bị chết. Tuy nhiên, năm nay có dự án làm đường qua sông, nên một nhánh sông đã bị chặn lại, nước không chảy ra ngoài được, do vậy khi nước thải kèm theo bèo, rác thải và rơm rạ bị ứ đọng lại khu vực người dân nuôi cá nên cá mới chết nhiều như thế. Theo quan sát của phóng viên, hiện tại chỉ còn một ít bèo và rác thải vẫn đang còn đọng lại và bị nước đánh dạt vào hai bên bờ, gần những lồng cá của các hộ dân.
Bao nhiêu công sức, vốn liếng của các hộ nuôi giờ chỉ còn lại những chiếc lồng trống không.
"Buồn lắm chú ơi! Tối hôm đó tôi ra chỗ lồng định bắt một ít lên vì nhà có khách, đến nơi thì tôi tá hỏa khi thấy cá trong lồng chết nổi lên hết, nó chết nhanh quá làm chúng tôi trở tay không kịp. Nguồn thu nhập cả gia đình phụ thuộc vào đấy cả, cũng muốn thuận lợi để kiếm tiền cho con ăn học, thế mà giờ không còn chi nữa", ông Phạm Ngại chua xót.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Cương, Trưởng thôn Cồn Sẻ cho biết, sự việc cá chết bất thường vừa qua đã khiến nhiều hộ nuôi cá thiệt hại nặng, trong đó có 5 hộ bị chết hoàn toàn với khoảng 10.000 con, coi như mất trắng vụ cá này.
Những hộ nuôi cá ở đây đều bày tỏ mong muốn chính quyền địa phương sẽ có những phương án hỗ trợ như: vay vốn, hỗ trợ cá giống, cũng như sớm có kết luận nguyên nhân cá chết và có giải pháp để ngăn chặn, giúp các hộ dân ở thôn Cồn Sẻ có thể yên tâm tiếp tục nuôi cá lồng, đảm bảo cuộc sống.
Tiến Thành
Theo Dantri
Gần 50 tấn cá lồng ở vịnh đảo Ngọc chết bất thường Chỉ trong một ngày, 47 tấn cá lồng nuôi xuất khẩu của người dân vịnh đảo Ngọc (Thanh Hóa) bỗng chết nổi trắng xóa, nhiều con nặng tới 6 kg. Ngày 9/9, đoàn công tác liên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường và cơ quan chức năng huyện Tĩnh Gia... đã về vịnh đảo Ngọc (xã...