Yên ngựa nguyên vẹn 1.600 năm tuổi bằng gỗ
Yên ngựa cổ xưa chôn trong khu mộ của người Nhu Nhiên được chế tạo để phục vụ mục đích quân sự.
Yên ngựa gỗ cổ xưa được sử dụng cho mục đích quân sự. Ảnh: Archaeology.
Chuyên gia Nikolai Seregin tại Đại học bang Altai cùng đồng nghiệp công bố nghiên cứu về yên ngựa gỗ nguyên vẹn phát hiện tại Urd Ulaan Uneet, khu chôn cất trong hang ở độ cao hơn 1.300 mét so với mực nước biển, Archaeology hôm 2/6 đưa tin. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Bulletin of Archaeology, Anthropology and Ethnography.
Nhóm nhà khoa học cho rằng khu chôn cất tồn tại từ giữa thế kỷ 4 đến thế kỷ 5, thuộc về người Nhu Nhiên, nhóm dân du mục chiếm lĩnh vùng lãnh thổ rộng lớn ở Trung Á và thường xuyên xảy ra chiến tranh với các triều đại Trung Quốc. Người Nhu Nhiên được cho là những chiến binh máu lửa.
Chiếc yên được tìm thấy cùng một số vật dụng khác như cung tên, bao đựng tên bằng da có móc sắt và một chiếc bình gỗ vào năm 2015. Yên ngựa gỗ có các rãnh và chỗ hõm để gắn cung tên. Nó được thiết kế cho mục đích quân sự, Seregin cho biết.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cũng tìm thấy hài cốt một con ngựa tại khu chôn cất, điều bất thường đối với mộ của người Nhu Nhiên. Có thể nó được chôn cùng để hộ tống người đã khuất sang thế giới bên kia, hoặc là vật hiến tế cho thần linh. Việc người Nhu Nhiên tiếp xúc với các bộ tộc từ dãy núi Altai có thể giải thích cho nghi thức chôn cất này, Seregin nhận định.
Bí mật 2 bộ hài cốt nữ chiến binh tìm thấy ở Mông Cổ
Trong cuộc khai quật tại khu chôn cất cổ xưa ở Mông Cổ, các nhà khảo cổ phát hiện 2 bộ hài cốt nữ chiến binh. Theo các nhà nghiên cứu, hai phụ nữ này là những chiến binh thiện chiến trong suốt cuộc đời.
Các nhà khảo cổ tiến hành cuộc khai quật ở Airagiin Gozgor, tỉnh Orkhon của Mông Cổ và có phát hiện bất ngờ khi tìm thấy 2 bộ hài cốt nữ chiến binh khoảng 2.000 năm tuổi.
Căn cứ vào tình trạng của 2 bộ hài cốt người Xianbei và những hiện vật được tìm thấy, hai phụ nữ này khi còn sống đã thực hiện các hoạt động cưỡi ngựa bắn cung một cách thường xuyên.
Điều này đồng nghĩa với việc những phụ nữ này đã trải qua các khóa huấn luyện nghiêm ngặt để trở thành những cung thủ xuất sắc.
Thậm chí, các chuyên gia còn tin rằng, có khả năng cả 2 phụ nữ trên đều là những chiến binh dũng mãnh, thiện chiến khi đối đầu với quân địch trên sa trường.
Những kỹ năng cưỡi ngựa, bắn cung của phụ nữ được cho là xuất phát từ những xung đột chính trị, quân sự thời ấy.
Theo đó, phụ nữ không chỉ là hậu phương vững chắc, chăm lo vun vén cho gia đình mà còn dũng cảm, kiên cường cầm vũ khí chiến đấu chống lại quân địch.
Vì vậy, những người phụ nữ trải qua huấn luyện gian khổ trở thành nữ chiến binh chiến đấu bảo vệ gia đình và cộng đồng.
Với việc phát hiện 2 bộ hài cốt nữ chiến binh ở Mông Cổ, một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng nữ tướng Hoa Mộc Lan nổi tiếng lịch sử được xây dựng dựa trên những con người có thật chứ không phải hoàn toàn là hư cấu.
Từ những nữ chiến binh có thật sống cách đây hàng ngàn năm, người xưa đã sáng tạo nên những câu chuyện về một số phụ nữ giỏi chiến đấu, gan dạ và trung kiên như Hoa Mộc Lan.
Những bộ hài cốt đặc biệt tại "khu chôn cất ác quỷ" Nhiều hài cốt trong mộ cổ ở Ba Lan có niên đại vào thế kỷ 16 - 17 ở 'khu chôn cất ác quỷ' này có một chiếc liềm đặt ở cổ hoặc hông để ngăn linh hồn hóa thành 'ác quỷ'. Nghĩa trang Drawsko ở Ba Lan là một trong những khu chôn cất cổ xưa nổi tiếng thế giới. Từ năm...