Yên lặng trước 0g ngày 23-8
Sau cơn mưa nặng hạt trên diện rộng, những con đường TP.HCM soi chiếu ánh đèn đường vàng vọt, cảnh như im lặng vì căng thẳng trước giờ siết chặt các biện pháp Chỉ thị 16 khi dịch lây nhiễm cộng đồng tăng.
19g40, cơn mưa vẫn còn lất phất, nhiều tuyến đường không sáng đèn như ngày thường, một cảm giác căng thẳng nén lên lồng ngực…
Tôi thấy mệt mỏi và cảm giác cả thành phố cũng đã mệt mỏi, căng thẳng với những dây giăng nhiều nẻo đường, chốt kiểm soát, rồi chốt tự phát “bảo vệ vùng xanh”, “cấm người lạ” dựng lên ngăn nhiều con hẻm, căn nhà…
Vài giờ đồng hồ nữa, TP.HCM bắt đầu một thời gian được cho là siết chặt giãn cách xã hội theo nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đấy”, để kiểm soát dịch bệnh đã ngấm và lan rộng trong cộng đồng.
Bất chợt trên đường Lê Văn Sỹ, tôi bắt gặp một người vô gia cư thất thiểu bước đi, loay hoay tìm mái hiên chắc là để trú qua đêm, không biết những người như vậy họ sẽ có ở yên được hay không, ngày mai họ sẽ có gì để ăn…
Mưa khiến tôi không nhớ đêm nay là rằm, ngày Vu lan, nếu trời không mưa và điện đường tắt bớt như thế này thì có lẽ trăng sẽ sáng lắm. Nhưng ngước lên bầu trời, vẫn chưa thấy ánh trăng lộ dạng.
Trăng rồi sẽ sáng lên thôi, hy vọng thế khi nghĩ về cái rằm sau…
Video đang HOT
Vài hình ảnh ghi vội trên đường
Ca sĩ Quốc Đại hát về mẹ tại bệnh viện dã chiến
Theo kế hoạch, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn biểu diễn ở bệnh viện dã chiến vào tối 21/8. Tuy nhiên, ông nhập viện vì đột quỵ nên không thể tham gia.
Tối 21/8, chương trình trực tuyến Vu Lan ba miền do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, diễn ra ở 3 điểm cầu: Chùa Ba Vàng (tỉnh Quảng Ninh), chùa Thiên An (tỉnh Bình Định), bệnh viện dã chiến thu dung số 7 (TP.HCM).
Ca sĩ Quốc Đại biểu diễn ở bệnh viện dã chiến số 7.
Tại bệnh viện dã chiến thu dung số 7, ca sĩ Quốc Đại mặc bộ đồ bảo hộ, đeo khăn rằn Nam Bộ, thể hiện hai nhạc phẩm viết về người mẹ: Hoa cúc nhớ mẹ (sáng tác: Minh Vy) và Công cha nghĩa mẹ (sáng tác: Tiến Luân).
Xung quanh anh, các y bác sĩ, nhân viên y tế mỗi người cầm trên tay một nhánh hồng được thắt nơ. Ánh mắt họ rưng rưng, xúc động theo từng lời hát của Quốc Đại.
Thầy Thích An Đạt - thành viên ban tổ chức chương trình - cho hay theo kế hoạch, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn có mặt tại Vu Lan ba miền. Song nam nghệ sĩ bị đột quỵ và phải nhập viện tại Bệnh viên Quân y ngày 17/8. Vì thế, ông lỗi hẹn với đêm diễn.
Cũng trong chương trình, khán giả có dịp lắng nghe các câu chuyện cảm động từ những nữ bác sĩ, điều dưỡng viên phải xa gia đình trong thời gian dài để tham gia vào cuộc chiến với Covid-19.
Bác sĩ Thanh Mai khóc khi nhìn các con qua màn hình.
Đó là câu chuyện của bác sĩ Lê Thị Thanh Mai. Chồng cô cũng tham gia vào tuyến đầu chống dịch. Hai con gái Tâm Như - Tâm Anh phải gửi nhờ nhà em gái để yên tâm công tác. Ở nhà, Tâm Anh thay mẹ dạy em học, chăm sóc em gái trong từng bữa ăn, giấc ngủ.
"Đây là lần đầu tiên mẹ xa nhà lâu như vậy. Lúc mẹ đi vắng, con có trách nhiệm chăm sóc em. Con rất nhớ mẹ. Mong mẹ về sớm để cả nhà được ăn cơm cùng nhau", cô bé tâm sự.
Nhìn những hình ảnh của các con qua màn hình, Thanh Mai không nén nổi xúc động. Cô khóc, chia sẻ: "Bắt đầu từ cuối tháng 4, tôi tham gia vào công tác chống dịch ở bệnh viện dã chiến số 7. Tôi yên tâm gửi các con cho em gái dù rất nhớ các cháu. Trong mỗi lần trò chuyện, tôi nói với các con: Nếu thành phố không an toàn thì gia đình mình cũng không an toàn".
Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thu cho biết dịp Vu Lan, mẹ cô một mình ở ngoài Bắc. Cha cô phải vào TP.HCM để trông các cháu, tạo điều kiện cho hai vợ chồng tham gia vào công tác chống dịch.
"Tôi rất nhớ các con, cha mẹ nhưng không biết làm gì hết. Mong thành phố sớm yên bình để được trở về nhà", cô chia sẻ.
3 điều kiêng kỵ trong ngày rằm tháng 7 để xua đuổi vận đen Rằm tháng 7 âm lịch được dân gian gắn liền với nhiều điều xui xẻo và không may mắn. Vậy chúng ta cần chú ý kiêng kỵ điều gì? Ngày 15 tháng 7 âm lịch không chỉ là ngày rằm tháng 7 mà còn là ngày lễ Vu Lan và ngày Xá tội vong nhân với lễ cúng cô hồn. Nhiều người sợ...