Yên Lạc, Vĩnh Phúc: Hàng trăm nghìn m2 đất nông nghiệp bị ‘hô biến’ thành trang trại
Dự án khu chăn nuôi tập trung xã Liên Châu ( Yên Lạc, Vĩnh Phúc) chưa được phê duyệt nhưng UBND xã lại ồ ạt cho các hộ dân thuê đất. Hơn thế, xã còn “làm ngơ” để các hộ dân ồ ạt xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp và đưa vào sử dụng trong sự bức xúc của dư luận địa phương.
Ồ ạt xây dựng trái phép
Năm 2014, UBND xã Liên Châu đã có Tờ trình gửi UBND huyện Yên Lạc xin điều chỉnh quy hoạch diện tích đất khai thác vật liệu xây dựng, đất chưa sử dụng và đất sản xuất cây màu kém hiệu quả, chuyển sang quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư với tổng diện tích là 45 héc ta.
Mới chỉ làm đến vậy, UBND xã Liên Châu đã cho các hộ dân thuê đất và tiến hành xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi.
Hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Cụ thể, ngày 10/7/2014, UBND xã Liên Châu ký Hợp đồng cho bà Ngô Thị Tâm thuê đất, sản xuất trên diện tích bãi nổi với diện tích là 123.650 m2.
Theo đó, hộ bà Tâm có trách nhiệm chủ động lập dự án chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thế nhưng, ngay sau khi ký hợp đồng, bà Tâm đã thực hiện ngay việc san gạt mặt bằng khu đất lò gạch cũ trồng cỏ để chăn nuôi và tiến hành xây dựng chuồng trại mà không thực hiện theo đúng các điều khoản của hợp đồng đã ký với UBND xã Liên Châu.
Khi nhân dân trình báo sự việc, UBND xã Liên Châu xuống kiểm tra và yêu cầu bà Tâm dừng ngay việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi chờ khi có quyết định phê duyệt của dự án thì mới được triển khai.
Tuy vậy, bà Tâm tiếp tục xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô lớn với diện tích hàng nghìn m2.
Điều đáng bàn, sau khi lập biên bản xác định rõ những vi phạm của hộ bà Tâm nhưng chính quyền xã Liên Châu lại không có một động thái gì để xử lý các vi phạm này.
Video đang HOT
Bà Tâm tiếp tục xây dựng hệ thống chuồng trại với quy mô lớn, xây dựng khép kín, xung quanh là hệ thống tường bao kiên cố. Hiện tại, hệ thống chuồng trại trái phép “khủng” của bà Tâm đã đưa vào sử dụng gây bức xúc trong nhân dân địa phương.
Tới ngày 1/9/2015, UBND xã Liên Châu lại tiếp tục ký hợp đồng cho hộ bà Nguyễn Thị Hiền thuê đất để sản xuất với tổng diện tích là 54.503 m2. Hộ bà Hiền cũng bắt tay vào xây dựng chuồng trại quy mô cực lớn. Cũng như trường hợp trước, UBND xã Liên Châu cũng lập biên bản nhưng không xử lý. Bà Hiền tiếp tục xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng không phép như không hề có chuyện gì xảy ra.
Tiếp tục, tới tháng 6/2016, UBND xã Liên Châu lại tiếp tục cho bà Nguyễn Thị Kiều Oanh thuê đất, sản xuất trên diện tích đất 5% với tổng diện tích 256.594 m2.
Ghi nhận, tại xứ đồng Bãi Cát, xã Liên Châu có nhiều hộ dân xây dựng hệ thống chuồng trại và các công trình xây dựng “khủng” trái phép trên diện tích gần chục nghìn mét vuông. Trong hệ thống chuồng trại trái phép đó, các hộ dân đã đầu tư chăn nuôi hàng chục nghìn đầu lợn gây hệ lụy ô nhiễm môi trường không nhỏ đối với khu vực xung quanh.
Có “dung túng” cho sai phạm?
Trong văn bản số 72/BC-UBND ngày 30-5-2016 của UBND huyện Yên Lạc về kết quả kiểm tra, rà soát thủ tục giao đất, cho thuê đất tại vị trí quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xã Liên Châu khẳng định rõ, hiện nay UBND xã Liên Châu đã ký hợp đồng với 3 hộ giao thầu đất để sản xuất tại khu chăn nuôi tập trung xã Liên Châu. Tuy nhiên việc các hộ được giao, nhận đất đã thực hiện đầu tư xây dựng chuồng trại để sản xuất, chăn nuôi chưa đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định.
Chính quyền đã lập biên bản nhưng không có biện pháp xử lý cương quyết
Đồng thời, huyện Yên Lạc đã chỉ đạo UBND xã Liên Châu kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan.
Ngày 24/6/2016, UBND xã Liên Châu có báo cáo số 46/BC-UBND thừa nhận sai phạm: sau khi nhận đất năm 2015, các hộ đã lập dự án, UBND xã Liên Châu đã trình UBND huyện Yên Lạc nhưng chưa được phê duyệt. Đến nay đã có 3 hộ triển khai xây dựng 3.500 m2 chuồng trại chăn nuôi. Việc các hộ tự ý đầu tư xây dựng hạ tầng tại khu quy hoạch chăn nuôi tập trung đã vi phạm trật tự xây dựng khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các hộ đã xây chuồng trại và nuôi khoảng 6.000 đầu lợn. “Về việc kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan, tập thể UBND, cá nhân Chủ tịch, phó Chủ tịch, cán bộ địa chính- xây dựng nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm, đồng thời rút kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai…” Báo cáo số 46 nêu rõ.
Về vấn đề này, ông Vũ Xuân Chiếm, Chủ tịch UBND xã Liên Châu thừa nhận, khi các hộ dân bắt đầu xây dựng, UBND xã đã ra nhắc nhở. Việc này được giao cho một phó Chủ tịch, cán bộ địa chính xem xét và tiếp tục lập biên bản vi phạm.
Lãnh đạo UBND huyện Yên Lạc cũng đã nắm được thực trạng xảy ra ở xã Liên Châu và đã có báo cáo với UBND tỉnh về việc xã làm dự án chưa đảm bảo các thủ tục theo quy định, chưa chặt chẽ và hơi vội vàng…
Vâng. Xã “báo cáo”, rồi huyện “báo cáo”, cuối cùng là cá nhân và cơ quan nào chịu trách nhiệm về vấn đề trên, dư luận đang chờ câu trả lời từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo Công Luận
Vĩnh Phúc: Doanh nghiệp phù phép đất thuê thành đất sở hữu lâu năm
Với chiêu bài là thuê đất của người dân trong 5 năm để trồng ngô, Công ty TNHH Hồng Vân đã nhanh chóng biến đất thuê thành đất của mình để sử dụng trong 49 năm.
Theo những người dân tại xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, cuối năm 2008, hơn 50 hộ dân đã cho Công ty TNHH Hồng Vân thuê khu đất để trồng ngô trong vòng 5 năm theo sự vận động của chính quyền xã. Khi hết thời hạn cho thuê và lấy lại đất, người dân bất ngờ phát hiện ra rằng toàn bộ diện tích đất cho thuê đã không còn thuộc quyền sử dụng của họ mà thuộc về doanh nghiệp. Và điều bất ngờ nhất là việc chuyển nhượng số đất trên cho doanh nghiệp lại có chữ ký đồng thuận của chính họ.
Toàn bộ khu đất của công ty TNHH Hồng Vân hiện giờ biến thành xưởng gỗ và lò gạch
Không chỉ bất ngờ khi biết mình bị lừa ký vào tờ thứ 2 trong bản hợp đồng chuyển nhượng đất, người dân còn phát hiện ra rằng chính quyền địa phương, cụ thể là lãnh đạo xã Cao Đại và huyện Vĩnh Tường, đã tạo dựng văn bản với chữ ký khống để báo cáo cấp trên.
Theo nội dung đơn tố cáo của người dân, năm 2008, tổng cộng có 52 hộ dân ở đội 9 (xóm Sông Hồng, thôn Cao Xá) cho Công ty TNHH Hồng Vân thuê 30.000m2 đất để trồng ngô, thời hạn hợp đồng kéo dài 5 năm (2008-2013), giá thuê 55.000 đồng/m2. Hết hạn hợp đồng, người dân yêu cầu Công ty TNHH Hồng Vân trả lại số diện tích đất trên nhưng không được chấp nhận.
Người dân xã Cao Đại bức xúc vì bị cướp trắng đất nông nghiệp
"Khi chúng tôi kéo nhau lên UBND xã đòi lại đất, cán bộ xã lẫn phía công ty mới cho hay, Nhà nước đã có quyết định thu hồi diện tích đất mà chúng tôi đang cho Công ty Hồng Vân thuê. Việc che giấu một quyết định tận 5 năm mới công khai chẳng khác nào chính quyền cố tình lừa dối dân", một người dân bức xúc nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên, việc thỏa thuận đất đai giữa 52 hộ dân và Công ty TNHH Hồng Vân được xác nhận trong "hợp đồng chuyển nhượng" và nhiều người đã ký xác nhận. Tuy nhiên, đại diện bà con cho rằng, hợp đồng này có thể bị ai đó "đánh tráo" nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.
Cụ thể, theo phản ánh, bản hợp đồng ban đầu thỏa thuận là cho Công ty TNHH Hồng Vân thuê có thời hạn chứ không phải chuyển nhượng. Mặt khác, dẫu thừa nhận nét chữ ký trong bản hợp đồng nhưng người dân lại phủ nhận việc trực tiếp ký vào biên bản giao kèo đó. "Đại diện Công ty Hồng Vân mang hợp đồng đến từng nhà mời ký vào bản hợp đồng. Do trời tối nên chúng tôi không đọc kỹ nội dung trong đó viết gì", một người tố cáo cho hay.
Cũng theo người này, trong cuộc họp trước khi đi đến thỏa thuận, các hộ, đại diện chính quyền và công ty đã "giao kèo miệng" với nhau rằng cho thuê đất. "Cuộc họp thỏa thuận miệng rằng cho thuê đất, bà con ai cũng đồng ý. Vài ngày sau, chúng tôi mới ký vào bản hợp đồng. Không hiểu tại sao mà trong đó lại chuyển thành hợp đồng chuyển nhượng", nội dung đơn thư có đoạn. Phía người dân đều chung quan điểm đề nghị Công ty TNHH Hồng Vân trả lại đất cho họ.
Ông Tô Quang Thái lúc đó là Đội trưởng Đội sản xuất số 9 và cũng là người được xã bầu làm đại diện chính quyền địa phương họp dân về việc cho Công ty Hồng Vân thuê đất xác nhận: "Cuộc họp chỉ bàn đến việc người dân cho doanh nghiệp thuê đất 5 năm để trồng ngô nhưng trong biên bản họp lại ghi là họp về giải phóng mặt bằng để doanh nghiệp làm lò gạch". Ông Thái khẳng định ông không phải là trưởng thôn và chữ ký trong biên bản không phải là của ông.
Ông Đặng Quang Thắng là Trưởng thôn Cao Xá, xã Cao Đại, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc và cũng là người được người dân cho rằng đã âm thầm giữ các bản hợp đồng chuyển nhượng đầy bí ẩn của 50 hộ dân trong hơn 3 năm, không hề đưa cho người dân. Khi các hợp đồng được trình lên huyện để làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp, vợ ông Thắng thừa nhận đã giữ các giấy tờ này.
Điều bất thường nữa là mặc dù đến nay khu đất của người dân đã được chuyển quyền sử dụng sang cho doanh nghiệp nhưng tại các sổ đỏ do người dân nắm giữ, ở trang thứ 4, huyện Vĩnh Tường lại không hề điều chỉnh về việc chuyển nhượng này.
Theo đúng quy định của pháp luật, đây là hoạt động bắt buộc đối với giao dịch chuyển nhượng bất động sản. Việc cho thuê 5 năm với việc chuyển nhượng vĩnh viễn là hoàn toàn khác nhau. Và với việc xin thuê đất 5 năm rồi lừa ký vào hợp đồng chuyển nhượng vĩnh viễn như thế này, chắc chắn, người dân sẽ không bao giờ đưa sổ đỏ cho doanh nghiệp để cùng làm các thủ tục điều chỉnh.
Khánh An
Theo_VnMedia
Trâu bò mập ú bên dự án tỷ đô Chỉ trong vài năm, hàng ngàn hecta đất nông nghiệp ở ĐBSCL phải nhường chỗ cho những dự án tỷ đô. Cách đây 6 năm, Dự án tỷ đô Cảng quốc tế Long An rầm rộ khởi công trong sự háo hức của người dân xã nghèo Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Mang tiếng là giáp ranh Thành phố Hồ...