Yên Bái vào mùa du lịch đẹp nhất năm
Yên Bái đương độ giữa thu, thật vàng là nắng, thật xanh là trời, thật lành là gió. Sôi động ngay từ cuối tháng Chín, nhiều hoạt động, sự kiện lớn, quan trọng của tỉnh và các địa phương diễn ra liên tục đúng như chia sẻ của bà Vũ Thị Mai Oanh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch: ‘Yên Bái là tỉnh trong khu vực Tây Bắc tổ chức chuỗi sự kiện, hoạt động dày đặc trong khoảng thời gian đẹp nhất của năm’.
Du khách tham quan, chụp ảnh ở khu ruộng bậc thang đồi Mâm Xôi, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.
Chuỗi sự kiện, hoạt động này bắt đầu với Lễ hội Trà Shan tuyết huyện Văn Chấn lần thứ nhất năm 2023 khai mạc tối ngày 22/9. Nhân dân, du khách nô nức đến Văn Chấn, về với nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng những vùng trà Shan tuyết có tuổi đời hàng trăm năm trên khắp vùng núi cao.
Chị Bùi Thu Hằng – du khách từ Hải Dương lần đầu đến Văn Chấn hào hứng: “Lần đầu đến Yên Bái, đến Văn Chấn cũng là lần đầu có Lễ hội Trà Shan tuyết, tôi thấy mình may mắn và có duyên với nơi này. Mùa thu ở Suối Giàng, không khí của lễ hội khiến tôi và bạn bè cảm thấy thích thú vô cùng. Không gian, cảnh sắc, lễ hội vùng cao rất đẹp, rất ấn tượng”.
Dù là lần đầu tiên tổ chức lễ hội ở quy mô cấp huyện nhưng Văn Chấn quyết tâm mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ, thú vị thông qua nhiều hoạt động: hội chợ trưng bày và giới thiệu các sản phẩm trà Shan tuyết, đêm tiệc trà, tôn vinh cây chè tổ, check-in ở đồi chè…
Bên cạnh đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái hân hoan với sự kiện quan trọng đúng dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái là Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì tặng cho thành phố Yên Bái và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại 2.
Tiếp đó, hoạt động thường niên “Đêm hội trăng rằm” của thành phố Yên Bái thêm lần nữa mang đến cho con trẻ, nhân dân, du khách những trải nghiệm vui vẻ, nồng ấm của Tết Trung thu. Trong chuỗi hoạt động ở khu vực miền Tây, Lễ hội Văn hóa – Du lịch Mường Lò năm 2023 diễn ra từ cuối tháng 9/2023 đến hết tháng 10/2023 với 15 hoạt động, trong đó có 2 hoạt động quy mô cấp tỉnh.
Chị Trần Thúy Hồng ở Hà Nội cùng gia đình 5 người đã có mặt ở Lễ hội Văn hóa – Du lịch Mường Lò năm nay. Chị Hồng cho biết: “Mùa thu ở Mường Lò – Nghĩa Lộ làm say lòng du khách, khó có thể diễn tả bằng lời. Ẩm thực của đồng bào Thái thì hấp dẫn làm sao, phải đến tận nơi thưởng thức mới trọn vẹn. Lễ hội năm nay có hoạt động mới là bay dù lượn gắn động cơ khám phá thung lũng Mường Lò. Mỗi năm lại thêm hoạt động mới là chúng tôi cứ phải quay lại nơi này”.
Tiếp nối là Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Trạm Tấu năm 2023, Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc huyện Trạm Tấu lần thứ XVII năm 2023 cùng Giải leo núi “ Bước chân trên mây” chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, huyện Trạm Tấu năm 2023 tổ chức từ ngày 29/9 – 01/10. Những sự kiện, hoạt động liên tiếp đã nối dài hành trình cảm xúc, xâu chuỗi tour, tuyến du lịch giữa các địa phương, mang đến cho du khách thêm nhiều cơ hội trải nghiệm theo sở thích cá nhân.
Ông Phạm Minh Khôi cùng vợ và 5 gia đình bạn bè từ Hà Nội đến Mù Cang Chải du lịch 3 ngày 2 đêm trong những ngày đầu tháng 10. Như mọi năm là Lễ hội Văn hóa – Du lịch Mường Lò gắn với khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nhưng năm nay Yên Bái có kế hoạch giãn lùi thời gian về cuối năm. Dù vậy, ông vẫn đến Mù Cang Chải, cùng gia đình và bạn bè tận hưởng mùa thu tươi đẹp của vùng cao.
Video đang HOT
Ông Khôi cho hay: “Chúng tôi chọn nghỉ ở một homestay, thăm đồi Mâm Xôi, tới rừng trúc, vào Bản Thái, dạo quanh thị trấn. Mọi người đều hài lòng với chuyến đi, thức ăn ngon, phong cảnh đẹp, thời tiết thì quá tuyệt luôn, nhất là cảm giác vào rừng trúc thật sảng khoái vô cùng!”.
Đổi mới liên tục, xây dựng thêm sản phẩm du lịch, tăng cường trải nghiệm của du khách, chất lượng dịch vụ không ngừng nâng cao là yếu tố quan trọng để thu hút du khách đến và muốn quay trở lại với Yên Bái. Thời tiết của mùa thu, của quãng thời gian đẹp nhất trong năm là một yếu tố góp phần quyết định lựa chọn của du khách.
Thực tế cho thấy rõ ràng phải có sự tổng hợp, hội tụ đầy đủ mọi yếu tố liên quan mới có thể làm du khách thỏa mãn chứ không riêng rẽ một điều nào.
Có như vậy, mùa du lịch đẹp nhất năm mới thật sự đẹp cả về cảm xúc, ấn tượng, sự hài lòng của du khách cũng như hiệu quả, giá trị kinh tế thiết thực mang lại cho mỗi người dân làm du lịch, cho các địa phương nói riêng và cho tỉnh Yên Bái nói chung.
Chuyện chưa kể về người tạo ra đồi mâm xôi Mù Cang Chải
Để tạo nên đồi mâm xôi nức tiếng gần xa như hiện nay, gia đình bà Lù Thị Lỳ (thôn Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) không chỉ khai hoang vất vả mà còn ngày đêm túc trực bảo vệ, sửa chữa nhằm gìn giữ vẻ đẹp nơi đây.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp từ trên cao của đồi Mâm Xôi - Mù Cang Chải.
Ít ai biết rằng, đồi mâm xôi Mù Cang Chải được tạo và gìn giữ như thế nào
Nằm giữa bạt ngàn ruộng bậc thang, đồi mâm xôi có thể nói là địa điểm đẹp nhất của quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Nơi đây thu hút lớn lượng du khách trong nước và khách quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mỗi mùa nước đổ cũng như mùa vàng. Vậy nhưng ít ai biết đến đồi mâm xôi Mù Cang Chải được tạo ra và gìn giữ như thế nào.
Đồi mâm xôi Mù Cang Chải mùa nước đổ. Ảnh: Tuấn Vũ.
Cách đây hơn 30 năm, đồi mâm xôi chỉ là một ngọn núi như bao ngọn núi khác. Thế rồi, khi vợ chồng bà Lù Thị Lỳ (trú tại thôn Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải) lấy nhau mới xuống đây khai hoang, đào đất, làm ruộng.
Ngày ấy, cũng như bao đời người H'Mông nơi đây, gia đình bà Lỳ tạo ra đồi mâm xôi chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực của gia đình, chẳng nghĩ sau này nó sẽ trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng khắp trong và ngoài nước như ngày hôm nay. Điều này khiến bà và gia đình cảm thấy rất vui.
Chia sẻ với Dân Việt, bà Lù Thị Lỳ cho biết, ròng rã hơn 2 tháng trời, với những dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, vợ chồng bà đã ngày đêm đào đắp, san gạt đất đá để có được một thửa ruộng ngay trên đỉnh núi.
"Đồi núi ở đây nhiều đá nên việc khai hoang gặp nhiều khó khăn, phải dùng tay không nhặt đá nên có ngày chỉ đào được 1-2m 2. Nhưng vì để có ruộng cấy lúa, đuổi cái đói, cái nghèo nên vợ chồng tôi vẫn quyết tâm. Nhờ đó, đến nay, đồi mâm xôi không chỉ cho gia đình thu về từ 17-20 bao thóc mỗi vụ mà còn là địa điểm du lịch, thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan, tạo thêm thu nhập cho gia đình tôi", bà Lỳ cho hay.
Bà Lù Thị Lỳ thường xuyên tu sửa để giữ gìn cảnh quan đồi mâm xôi La Pán Tẩn.
"Nhiều lúc bận việc, không có thời gian đi ra trông coi là bờ ruộng bị vỡ, hư hỏng hết do trâu, bò đi vào. Dù việc trông coi không vất vả nhưng vợ chồng tôi rất mất thời gian do quãng đường đi lại xa. Tuy nhiên, để bảo vệ, giữ gìn nguyên vẹn cảnh quan đồi mâm xôi, gia đình tôi vẫn tích cực thăm ruộng, gia cố, đắp bờ, sửa chữa những chỗ hư hỏng do mưa gió, trâu bò gây ra," bà Lỳ cho biết thêm.
Để đồi mâm xôi Mù Cang Chải vàng óng vào mùa du lịch, ngoài trông coi, bảo vệ, gia đình bà Lỳ còn phải đi nạo vét kênh mương, dẫn nước từ đầu nguồn về ruộng để chuẩn bị làm đất, gieo mạ, cày cấy từ cuối tháng 5.
Anh Hờ A Chua (con trai của bà Lỳ) cho biết thêm: "Ruộng cách xa nguồn nước gần 5km, trên quãng đường đó lại có hàng chục gia đình đang cần nước canh tác, sản xuất. Do đó, lúc nào gia đình tôi cũng phải có người đi nạo vét kênh mương, dẫn nước, canh nước về ruộng. Ban ngày mất một người canh và ban đêm cũng phải có một người trông".
Mong muốn chính quyền quan tâm hơn nữa đến đồi mâm xôi
"Tôi và gia đình sẽ tiếp tục cố gắng để gìn giữ, phát triển cảnh quan tại khu vực này ngày càng đẹp hơn, để đồi mâm xôi La Pán Tẩn cũng như các ruộng bậc thang khác được nhiều người biết đến hơn nữa. Tôi cũng mong muốn chính quyền quan tâm hơn để bảo tồn, phát huy vẻ đẹp của đồi mâm xôi. Từ đó, gia đình tôi cũng có được thu nhập cao hơn", bà Lỳ chia sẻ.
Bà Lù Thị Lỳ kể với PV Dân Việt về quá trình tạo ra và gìn giữ đồi mâm xôi Mù Cang Chải đầy gian nan, vất vả.
Được biết, những năm qua, gia đình bà Lỳ đã tích cực khai hoang thêm ruộng nước và đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm để phát triển kinh tế. Nhờ đó, hiện nay cùng với đồi mâm xôi La Pán Tẩn, gia đình bà còn có trên 1.000m 2 ruộng ở xã Chế Cu Nha, cùng đàn trâu, bò trên 14 con.
Để các hoạt động trải nghiệm diễn ra thuận lợi, an toàn, sau khi thống nhất với các hộ dân có ruộng, trong đó có gia đình bà Lù Thị Lỳ, xã La Pán Tẩn đứng ra thu phí, rồi phân bổ cho các hộ dân có ruộng, phần còn lại dùng để tu sửa, mở rộng tuyến đường lên đồi mâm xôi La Pán Tẩn.
Những năm qua, gia đình bà Lỳ đã khai hoang thêm trên 1.000m2 ruộng bậc thang ở xã Chế Cu Nha.
Ông Hờ A Thanh, công chức Văn hóa xã La Pán Tẩn cho biết: "Những năm qua, gia đình bà Lù Thị Lỳ đã có nhiều cố gắng để gìn giữ, bảo vệ cảnh quan đồi mâm xôi.
Nhất là vào mùa du lịch, gia đình bà thường xuyên có người phối hợp với các lực lượng để hướng dẫn, sửa chữa kịp thời những bờ ruộng bị hư hỏng, nhờ đó, danh thắng đồi mâm xôi Mù Cang Chải ngày càng trở thành điểm đến thăm quan hấp dẫn. Đặc biệt hiện nay, vào mùa nước đổ cũng như mùa vàng, khu vực đồi mâm xôi thu hút hàng nghìn lượt khách đến checkin, chụp ảnh và chiêm ngưỡng mỗi ngày.
Ông Trịnh Thế Bình, Trưởng phòng Văn hóa và thông tin huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trịnh Thế Bình, Trưởng phòng Văn hóa huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho biết: "Cùng với đồi mâm xôi Mù Cang Chải, trong hơn 7.000ha ruộng bậc thang ở đây còn rất nhiều địa danh hấp dẫn du khách.
Huyện Mù Cang Chải hiện đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ nguyên trạng vùng lõi của Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải; chú trọng tu sửa, chỉnh trang cảnh quan khu vực di tích; kết hợp duy trì lễ hội văn hoá cổ truyền như: Mừng cơm mới, hội Gầu tào, đánh Pao, bắn nỏ... tạo nên một Mù Cang Chải đẹp và hấp dẫn với du khách gần xa."
Lên 'nóc nhà' Yên Bái để cưỡi gió - săn mây Tà Chì Nhù được mệnh danh là 'nóc nhà' của tỉnh Yên Bái, nơi đây trở thành điểm thu hút giới trẻ 'check-in' và trải nghiệm. Cứ vào mùa thu, đỉnh Tà Chì Nhù, tỉnh Yên Bái lại thu hút đông đảo du khách tới thăm quan, đặc biệt là giới trẻ đến săn mây, sống ảo. Có lẽ, đỉnh Tà Chì Nhù...