Yên Bái tiêu hủy hơn 200 con lợn nhiễm bệnh tả lợn châu Phi
Cơ quan chức năng huyện Văn Chấn và Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái tổ chức tiêu hủy hơn 200 con lợn được xác định nhiễm dịch tả lợn châu Phi; đây là ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên trên địa bàn.
Các lực lượng chức năng dùng vôi tiêu hủy lợn nhiễm bệnh. (Ảnh: Ngọc Anh/TTXVN)
Ngày 7/5, tại tổ dân phố 3, thị trấn nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Cơ quan chức năng huyện Văn Chấn phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái tổ chức tiêu hủy hơn 200 con lợn được xác định nhiễm dịch tả lợn châu Phi.
Đây là ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên trên địa bàn.
Hai ổ dịch được hộ gia đình ông Vũ Thanh Tùng, tổ dân phố 9 và gia đình ông Phạm Ngọc Hưng, tổ dân phố 3, thị trấn Nông trường Trần Phú phát hiện vào ngày 4/5 vừa qua, sau khi đàn lợn của gia đình xuất hiện tình trạng sốt nhẹ nhiều ngày và đột ngột chết. Sau đó gia đình đã báo lên chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái tiến hành lấy mẫu gửi đi xét nghiệm. Đến chiều ngày 6/5, cho kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Ngay sau khi có kết quả dương tính với dịch, cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các thủ tục tiêu hủy tại chỗ đàn lợn 200 con của gia đình ông Phạm Ngọc Hưng.
Trước đó, ngày 4/5 vừa qua, chính quyền địa phương đã tiêu hủy 7 con lợn của gia đình ông Vũ Thanh Tùng; tiêu hủy 30 con lợn của gia đình ông Phạm Ngọc Hưng vào ngày 6/5.
Ông Nông Ích Chấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Văn Chấn cho biết, ngay sau khi phát hiện hai ổ dịch, huyện đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy ngay đàn lợn của hai gia đình phát hiện dịch.
Video đang HOT
Huyện cũng chỉ đạo địa phương giám sát chặt chẽ diễn biễn dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn, lập các chốt kiểm soát, hạn chế người qua lại vào vùng dịch… nhằm tránh lây lan sang khu vực lân cận.
Ông Đàm Duy Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Yên Bái cho biết, sau khi nhận được kết quả về xét nghiệm bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân huyện Văn Chấn chỉ đạo chính quyền thị trấn nông trường Trần Phú tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn của gia đình ông Phạm Ngọc Hưng.
Trước mắt, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã cấp 120 lít thuốc sát trùng, thị trấn nông trường Trần Phú cấp 2 tấn vôi cho hai gia đình triển khai tiêu hủy lợn và tiêu độc khử trùng.
Trước tình trạng dịch có thể lây lan ra các vùng khác, cùng cơ quan chức năng huyện Văn Chấn đã chỉ đạo khoanh vùng dịch, thành lập các chốt chặn tại các tuyến đường ra vào xã để kiểm soát phương tiện ra vào, tổ chức phun tiêu độc khử trùng nhằm khống chế vùng dịch; cấm giết mổ, vận chuyển buôn bán lợn trong vùng dịch; theo dõi quản lý đàn lợn, khi có biểu hiện bất thường báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc thú y để có biện pháp xử lý kịp thời; hạn chế tối đa người ra vào chuồng trại, khu vực chăn nuôi…./.
Đinh Thùy (TTXVN/Vietnam )
Dịch tả lợn châu Phi lây lan, Bộ trưởng Bộ NNPTNT yêu cầu khống chế
Trước những diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường vừa có công điện khẩn gửi các bộ ngành liên quan, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường kiểm soát việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn.
Cụ thể, Bộ NNPTNT đề nghị các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi; đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên quan trực thuộc khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung sau:
Đối với các tỉnh, thành phố đã có bệnh dịch tả lợn châu Phi:
Rắc vôi bột khử trùng tiêu độc phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại các cơ sở chăn nuôi tại Hải Phòng. Ảnh: BHP.
Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra khỏi địa bàn cấp tỉnh có dịch bệnh, đặc biệt thực hiện nghiêm việc cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch theo đúng quy định của Luật Thú y;
Cơ sở chăn nuôi lợn nằm trong vùng dịch đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật còn hiệu lực đối với các bệnh khác, nếu có nhu cầu vận chuyển lợn ra khỏi phạm vi vùng dịch phải được cơ quan thú y lấy mẫu, xét nghiệm có kết quả âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi và hướng dẫn tuyến đường vận chuyển ra khỏi vùng có dịch.
Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa điểm trung chuyển, thu gom, giết mổ, buôn bán lợn và sản phẩm lợn; tại các hộ, gia trại, trang trại chăn nuôi có lợn bị bệnh, nghi bị bệnh,....
Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn ra vào địa bàn cấp tỉnh; bố trí các lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn.
Đối với các tỉnh, thành phố chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi:
Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn cấp tỉnh; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi bệnh, chết,... thì lấy mẫu xét nghiệm bệnh và xử lý theo quy định.
Biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi hiệu quả là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo cách ly. Ảnh: BHP.
Xem xét việc thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn cấp tỉnh, nhất là các địa phương giáp với địa phương có bệnh dịch tả lợn châu Phi; bố trí các lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và lực lượng liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn.
Đối với các địa phương có biên giới giáp với các nước, có cửa khẩu quốc tế, sân bay, bến cảng: Chỉ đạo chính quyền các cấp và cơ quan liên quan của địa phương tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, sân bay, cảng biển đối với lợn, sản phẩm lợn, người và phương tiện từ các nước vào Việt Nam; nhất là đối với các nước có bệnh dịch tả lợn châu Phi và những địa bàn có hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trái phép vào Việt Nam.
Chỉ đạo các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông, đặc biệt các trạm kiểm dịch trên trục đường giao thông từ phía Bắc vào phía Nam tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi bệnh, chết,... thì lấy mẫu xét nghiệm bệnh và xử lý theo quy định;
Tổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào vùng có dịch, đi qua trạm, chốt kiểm dịch động vật tạm thời, trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông.
Giao Cục Thú y chỉ đạo các chi cục thú y vùng, chi cục kiểm dịch động vật vùng, trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan thú y địa phương tổ chức lấy mẫu lợn, sản phẩm lợn gửi phòng thử nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Bộ NNPTNT cũng đề nghị các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài chính, Công an, Quốc phòng, Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với cơ quan thú y tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên.
Như Dân Việt đã thông tin, sau khi phát hiện các ổ dịch tại Thái Bình, Hưng Yên, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục được phát hiện tại Hải Phòng và Thanh Hóa. Cụ thể, ngày 24.2, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã công bố dịch tả lợn châu Phi, đồng thời lập các chốt trực 24/24 tại mọi tuyến đường vào địa bàn huyện giúp người dân được biết để có biện pháp phòng tránh.
Trước đó, qua xét nghiệm cho thấy đàn lợn của 7 hộ gia đình ở xã Định Long (Yên Định) dương tính với dịch tả lợn châu Phi, vì vậy huyện đã nhanh chóng cho tiêu hủy 226 con lợn (có tổng trọng lượng 5,6 tấn), đồng thời tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại của 7 hộ này.
Theo Danviet
Thêm một con tê giác quý chào đời ở Vinpearl Safari Phú Quốc Ngày 20/4, Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật Vinpearl Safari Phú Quốc tiếp tục chào đón sự ra đời của một con tê giác trắng Châu Phi. Như vậy, chỉ sau 17 ngày, đã có hai con tê giác được sinh ra tại Vinpearl Safari, điều chưa từng xảy ra ở Việt Nam trong ít nhất 10 năm trở lại...