Yên Bái: Thôn, bản đổi thay khi có đường “đặc thù”
Văn Yên là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, đời sống người dân nông thôn nơi đây còn nhiều khó khăn. Từ chủ trương đúng của huyện, những con đường bê tông “đặc thù” đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã được hình thành…
Có đường là có tất cả
Xác định việc nâng cấp, cải tạo các tuyến đường là nhiệm vụ cần phải làm, huyện Văn Yên chủ trương triển khai xây dựng các tuyến đường “đặc thù” đến các thôn, bản đặc biệt khó khăn với quy mô bề rộng 1m, dày 12cm. Ưu điểm của kiểu đường này là suất đầu tư nhỏ trong khi chiều dài cứng hóa được tăng lên và phục vụ nhân dân tại nhiều thôn, bản.
Những con đường “đặc thù” giúp người dân ở các xã khó khăn của huyện Văn Yên (Yên Bái) đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: Đ.T
Năm 2018, đường “đặc thù” được huyện Văn Yên triển khai ở 5 xã vùng cao là Mỏ Vàng, Lang Thíp, Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Đại Sơn, với tổng chiều dài 31km. Lựa chọn các xã vùng cao, vùng khó khăn nhưng không đầu tư dàn trải, huyện đã trực tiếp đến khảo sát từng xã, từng tuyến đường vào thôn để có sự đầu tư đúng, đủ, kịp thời.
Gọi là “đặc thù”, bởi những con đường này chỉ có ở các thôn, bản vùng cao của huyện Văn Yên. So với những tuyến đường giao thông nông thôn vẫn được bê tông hóa bằng nguồn ngân sách nhà nước, đường “đặc thù” tiết kiệm được gần 70% chi phí đầu tư, thời gian thi công nhanh chóng, thuận tiện, diện bao phủ lớn. Vì thế, số thôn, bản, người dân được hưởng lợi cũng nhiều hơn.
Đường giao thông thôn Khe Đâm, xã Mỏ Vàng, trước đây đi lại rất khó khăn, với những phiến đá lô nhô, những vũng bùn lầy lội. Anh Đặng Nho Tài (nhà ở thôn Khe Đâm) chia sẻ: “Gia đình tôi có 3 đứa con, trước đây các cháu đi học khổ lắm, nhất là những hôm trời mưa. Từ nhà đến trường khoảng 2km nhưng toàn đường dốc, có hôm các con đi học về mà như đi tắm bùn. Rồi chuyện tư thương ép giá mỗi khi bán con gà, con lợn. Cả cây quế là cây chủ đạo trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của địa phương cũng bị ép. Khi chưa có đường bê tông, quế chỉ bán được 16.000 đồng/kg, thậm chí phải gánh bộ ra đường lớn, nay có đường bê tông rồi bán cũng được giá hơn”.
Ông Trần Tuấn Anh – Phó Chủ tịch UBND xã Mỏ Vàng phấn khởi cho biết, từ tháng 5/2018, xã được triển khai thực hiện đường “đặc thù”. Đến nay, địa phương đã có 9km đường từ thôn Khe Hóp đi Khe Lóng 2, Khe Lóng 3 và vừa hoàn thiện đưa vào sử dụng đoạn đi thôn Khe Đâm. Dù chưa bằng đường bê tông theo Chương trình 135 là rộng 3m, dày 18cm, nhưng nhân dân rất phấn khởi vì việc đi lại thuận tiện nên có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Dồn sức, đồng lòng tạo nên thành công
Video đang HOT
Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Vũ Quang Hải cho biết, trong những năm qua, tranh thủ các nguồn lực, huyện Văn Yên đã kiên cố hóa hàng trăm km đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế, tỷ lệ được kiên cố hóa đạt thấp, nhất là các tuyến đường từ trung tâm xã đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa chưa được đầu tư nên việc đi lại của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2018 – 2020, huyện Văn Yên triển khai làm trên 200km đường “đặc thù”, trung bình mỗi xã sẽ có từ 2 – 3 thôn, bản được hưởng lợi từ dự án này. Trong đó, năm 2018, huyện đã có 31km đường “đặc thù” được đầu tư xây dựng với kinh phí 9 tỷ đồng.
Định hướng trong giai đoạn 2018 – 2020, huyện Văn Yên phấn đấu mỗi năm làm được 25km đường “đặc thù” và cả giai đoạn là 75km. Ngân sách huyện sẽ bảo đảm đầu tư 100% kinh phí cho việc làm mới các tuyến đường này, người dân đóng góp ngày công để làm mặt đường, khơi thông cống rãnh và đắp lề đường.
Ông Hải cho biết thêm: “Trước mắt, chúng tôi làm theo thứ tự ưu tiên những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, cự ly từ cụm dân cư đến trung tâm xã trên 5km, sau đó tiếp tục nhân rộng mô hình, triển khai đến các thôn bản khó khăn…”.
Theo Danviet
Bỗng chốc có nhiều cha, trẻ miền biên giới lấy đồn biên phòng làm nhà
Những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn tình cảm ở vùng cao Quảng Trị bỗng có nhiều 'cha'. Các em coi đồn biên phòng là nhà khi được cán bộ chiến sĩ nhận làm con nuôi.
Với đường biên giới dài gần 180km, miền biên viễn Quảng Trị có hàng ngàn hộ dân sinh sống, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Trẻ miền biên giới Quảng Trị vươn lên trong cuộc sống nhờ được những người lính mang quân hàm xanh nhận nuôi
Đồng bào không quản ngại khó khăn, vất vả cùng chung tay, góp sức với bộ đội biên phòng tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trên địa bàn của tỉnh nhà.
Đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Một số em học sinh hiếu học nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em mồ côi không nơi nương tựa không được ăn ở, học tập đầy đủ...
Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Thượng tá Nguyễn Xuân Toàn chia sẻ: "Trong công tác bảo vệ an ninh biên giới, lực lượng biên phòng đóng vai trò cốt lõi nhưng không thể không kể đến vai trò quan trọng của người dân địa phương.
Đồng bào biên giới tỉnh Quảng Trị có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, đời sống vật chất cũng như nhận thức của người dân chưa cao.
Thấu hiểu hoàn cảnh của bà con dân bản, thực hiện chủ trương của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, những năm qua, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã thực hiện mô hình "Con nuôi đồn biên phòng".
Các chiến sỹ nhận nuôi cháu nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện ăn học, phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần".
Thượng tá Nguyễn Xuân Toàn, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị
Theo Thượng tá Toàn, để làm tốt công tác này, lãnh đạo Bộ Chỉ huy đã hướng dẫn các đơn vị phối hợp với nhà trường, chính quyền địa phương lựa chọn những cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Mồ côi cha mẹ, các cháu là con liệt sĩ, con thương binh, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn biên giới để giúp các cháu có điều kiện ăn ở, học tập.
Mồ côi nhưng không mù chữ
Chịu nhiều bất hạnh khi sớm phải chịu cảnh mồ côi cha, Hồ Văn Hoàng (SN 2010, học sinh lớp 4, trú thôn Tà Puồng, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa) không nghĩ có ngày được tiếp tục đến trường.
Từ đứa trẻ mồ côi, Hoàng bỗng có nhiều "cha nuôi" khi được đưa vào đồn Biên phòng Hướng Lập
Hoàng vừa chào đời thì bố mất. Nhà đông anh em, mẹ làm nương rẫy vất vả cũng chỉ đủ có bữa ăn qua ngày.
"Khoảng 1 năm trước, khi cháu định nghỉ học thì các chú bộ đội biên phòng trạm Cù Bai (đồn Hướng Lập) đến nhà vận động tiếp tục đi học.
Các chú nói với mẹ, cho các chú nhận cháu làm con nuôi, đưa cháu về đồn để nuôi dưỡng và lo cho đi học. Mồ côi cha từ nhỏ, cháu bỗng có nhiều 'cha' nên rất vui, cháu cố gắng học tập để mong sau này trở thành người tốt, giúp dân bản", Hoàng tâm sự.
Tiết học do lực lượng biên phòng Quảng Trị tổ chức
Quyền Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hướng Lập, Đại úy Trần Thái Sơn cho biết, khi được cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng nhận làm con nuôi, các cháu nhỏ được quan tâm, đưa đón vào ăn ở, sinh hoạt ở các đơn vị.
"Hầu hết các đồn biên phòng tại vùng biên giới còn khó khăn về hạ tầng, cơ sở vật chất do nguồn kinh phí hạn hẹp.
Tuy nhiên, với tinh thần "biến đồn là nhà", các cháu khó khăn, mồ côi nhưng không thể mù chữ, lực lượng biên phòng đồn Hướng Lập nói riêng, biên phòng Quảng Trị nói chung đã giúp đỡ, giáo dục để các cháu được phát triển toàn diện, lớn lên thành người có học thức, giúp ích cho xã hội", Đại úy Sơn chia sẻ.
Quang Thành - Phú Vĩnh
Theo vietnamnet
Mưa đá ở Yên Bái, trụ điện đổ đè ôtô Yên Bái xảy ra mưa đá khiến nhiều cây cối, cột điện gãy đổ đè ôtô. Cùng lúc, nhiều tỉnh, thành trong đó có Hà Nội đón đợt mưa rào kèm theo dông. Tối 2/3, người dân tại thành phố Yên Bái phản ánh với Zing.vn về hiện tượng mưa đá xảy ra tại phương. Trận mưa bắt đầu từ 19h và kéo...