Yên Bái: Nông dân có 75ha đất rừng lại muốn biến đồi núi thành nơi du lịch thể thao là ai?
Với các hội viên, nông dân huyện Yên Bình ( tỉnh Yên Bái), cái tên Lê Mai Hiền từ lâu đã không còn xa lạ. Anh Hiền được biết đến là nông dân sở hữu diện tích rừng lớn nhất nhì của huyện Yên Bình và muốn biến nơi đây thành điểm du lịch thể thao…
Tháng 8, nắng dát vàng như mật. Trong cái nắng óng ả của tiết trời đầu thu, chúng tôi có dịp theo chân cán bộ Hội Nông dân huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) đến thăm mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp của anh Lê Mai Hiền (thôn Tiến Minh, xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái).
Mặc dù đã được nghe các cán bộ Hội Nông dân huyện Yên Bình chia sẻ trước, nhưng chúng tôi ai nấy đều ngỡ ngàng trước khu nhà xưởng rộng gần 200m2 của một nông dân ở xã vùng đặc biệt khó khăn như Tân Nguyên.
Khu nhà xưởng chế biến gỗ rừng trồng của gia đình Hiền, xã xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, rộng 200m2, mỗi năm tiêu thụ 3000m3 gỗ tròn.
Sau tuần trà thơm ngào ngạt, câu chuyện giữa chủ và khách thêm thắm đượm. Chỉ tay về phía nhà xưởng rộng gần 200m2 đang nhộn nhịp công nhân làm việc, anh Hiền cho biết, từ những năm 2.000, anh đã chạy vạy khắp nơi, vay mượn anh em bạn bè hơn 100 triệu đồng để đầu tư mở xưởng chế biến ván bóc.
Từ cơ sở sản xuất công suất 500m3 gỗ/năm, đến nay anh đã phát triển thành doanh nghiệp tư nhân Hải Cường với công suất tiêu thu trên 3.000m3 gỗ tròn/năm, tạo công ăn việc làm cho 15 lao động địa phương với mức lương từ 7- 7,5 triệu đồng/người/tháng.
Công nhân ở xưởng chế biến gỗ của gia đình anh Hiền luôn có việc làm ổn định, với mức lương cao.
Để chủ động nguồn nguyên liệu, anh Hiền còn đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp trồng rừng kết hợp với đào ao thả cá quy mô 75ha. Để minh chứng cho điều mình nói, anh Hiền đích thân lái xe đưa chúng tôi đi thăm quan trang trại.
Xe lăn bánh rời quốc lộ 70 chừng hơn 100m, băng qua dòng suối nhỏ rồi rẽ vào con đường đất đỏ đã được san ủi cẩn thận. Hai bên là những hàng cây vươn mình tỏa bóng xanh mát. Chỉ vào những đồi cây xanh mướt mắt, anh Hiền phấn khởi nói: “Tất cả đều là mồ hôi công sức của vợ chồng tôi đấy, cũng tầm trên 70ha thôi.”
Một màu xanh phủ khắp diện tích 75ha đồi rừng của anh Hiền ở xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Video đang HOT
Nhìn theo hướng tay anh chỉ, chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước một vùng xanh mát mắt với ngút ngàn cây lâm nghiệp được quy hoạch thành từng khoảnh rõ rệt. Mỗi đồi cây đều được anh thuê máy ủi san gạt đường lên để thuận tiện cho việc khai thác vận chuyển gỗ.
Ở vùng xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái người ta vẫn thường gọi anh Hiền là “đại gia chân đất”.
Điều đặc biệt, cứ vài ba đồi cây lại tạo thành một lòng chảo nhỏ được anh cải tạo thành ao nuôi cá. Trong diện tích 75ha rừng, anh Hiền đã quy hoạch được 14 ao để nuôi các loại cá như: Trắm, nheo, rô…
“Làm như vậy, vừa tận dụng được đất không bỏ hoang hóa vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tấc đất tấc vàng mà” – anh Hiền cười.
Xen giữa các đồi cây là những ao cá với nhiều loại khác nhau để tăng thu nhập.
Dừng chân tại đồi bồ đề chừng hơn 3 năm tuổi, chúng tôi bắt gặp gần chục công nhân đang mải miết phát cỏ, tỉa thưa, chăm sóc đồi cây.
Dừng tay phát, mọi người ai cùng hồ hởi hỏi han trò chuyện cùng ông chủ rừng. Dường như giữa họ không có khoảng cách giữa ông chủ và người làm thuê, thay vào đó là sự mộc mạc, chân thành như câu chuyện giữa những người nông dân với nhau.
Ông Trương Văn Hợp (xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) chia sẻ: “Chúng tôi làm ở đây đã nhiều năm, anh Hiền không chỉ trả lương đầy đủ cho anh em mà còn luôn quan tâm đến điều kiện ăn ở của công nhân. Làm ở đây không lo thất nghiệp. Sắp tới anh ấy xây dựng khu du lịch ở đây, chúng tôi còn lo làm không hết việc”.
Theo anh Hiền, mô hình trang trại tổng hợp và cơ sở kinh doanh chế biến gỗ mỗi năm mang về doanh thu hơn 10 tỷ, trừ chi phí cho lãi hơn 3 tỷ đồng.
Anh Hiền cũng cho biết thêm, ngoài việc duy trì ổn định các diện tích cây trồng và xưởng chế biến gỗ, hiện tại anh đang ấp ủ ý tưởng xây dựng khu du lịch thể thao dựa trên những tiềm năng về đất đai, bản sắc văn hóa cũng như điều kiện sẵn có của địa phương.
Hiện, anh đã bắt tay vào quy hoạch khu sân chơi vận động, xây dựng hạ tầng như đường giao thông và tiến hành trồng những tiểu cảnh như vườn hoa bốn mùa, cây xanh bóng mát.
Các lao động luôn được “ông chủ” Lê Mai Hiền đối xử tốt và trả lương thỏa đáng.
Anh Hiền chia sẻ: “Tất cả ý tưởng thiết kế khu du lịch thể thao đã được xây dựng chi tiết và đang bắt tay vào thực hiện. Tôi muốn khi khu du lịch đi vào hoạt động, du khách đến đây sẽ được trải nghiệm những sản phẩm hoàn chỉnh chứ không phải những sản phẩm dang dở”.
Anh Lê Mai Hiền (người chỉ tay) cùng lãnh đạo xã trao đổi về dự án du lịch thể thao.
Nông dân xuất sắc 2020 đang triển khai dự án du lịch thể thao, một mô hình hoàn toàn mới.
Ông Hà Văn Mạnh, Bí thư Đảng ủy xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) cho biết: “Anh Lê Mai Hiền là người năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế. Mô hình trang trại tổng hợp do anh làm chủ đang tạo công ăn việc làm cho 40 lao động địa phương với thu nhập ổn định. Mỗi năm, anh đóng góp cho ngân sách địa phương từ 300 – 350 triệu đồng. Ngoài ra, hằng năm, gia đình anh Hiền còn tích cực ủng hộ các khoản quỹ của địa phường từ 50 – 60 triệu đồng”.
Sơn La: Trang trại "thập cẩm", trồng cây gì cũng nhiều trái, nuôi con gì cũng mát tay
Nhờ phát triển kinh tế theo mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), bà Cà Thị Trinh ở bản Nang Phai (xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) có doanh thu ổn định 200 triệu đồng mỗi năm.
Trong trang trại, bà Trinh đào ao thả cá, làm chuồng nuôi bò rồi trồng nhãn, trồng táo
Đó là mô hình VAC của bà Cà Thị Trinh ở bản Nang Phai (xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Một trong những mô hình VAC được đánh giá cao khi mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định.
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình VAC của gia đình, bà Trinh phấn khởi bảo: "Nhờ mô hình VAC, mỗi năm gia đình thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi khoảng 100 triệu đồng".
Mô hình VAC của bà Trinh các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hỗ trợ cho nhau như trồng ngô, trồng chuối lấy thân, lấy lá làm thức ăn xanh cho đàn bò sinh sản. Phân bò được xử lý quay trở lại bón cho cây trồng...
Nhớ lại một thời gian khó, bà Trinh kể tiếp: "Tôi sinh ra trong gia đình thuần nông, đông anh em. Đầu những năm 1980, cuộc sống thiếu thốn đủ đường. Lúc đấy, có ngô, sắn ăn là hộ khá trong bản rồi. Đến năm 1986, tôi lấy chồng. Gia đình chồng có 9 nhân khẩu. Chồng tôi lại là con cả nên ông bà cho 2 vợ chồng ra ở riêng".
Qua trò chuyện với ông Lèo Văn Hải (chồng bà Trinh), được biết: Trước đây, ông Hải đi bộ đội ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Trong quá trình làm nhiệm vụ, ông bị thương ở cột sống. Do vậy, khi ra quân trở về nhà không còn sức khỏe để giúp gia đình làm nông được. Cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Trong khuôn viên trang trại, bà Trinh đào ao thả cá. Việc chăm sóc đàn cá, cho cá ăn vào mỗi buổi sáng là một niềm vui...
"Chồng tôi bị thương ở cột sống, mất 46% sức khỏe. Là phụ nữ, chân yếu tay mềm nên tôi chỉ lao động được một thời gian nhất định trong ngày. Thời điểm đó, bà con bản Nang Phai lên núi khai hoang trồng lúa, ngô, sắn. Có mỗi gia đình tôi là làm nương gần nhà. Nhìn vợ con vất vả, chồng tôi kêu người thân đến giúp gia đình đào ao thả cả. Từ đây, cuộc sống gia đình cũng bắt đầu khởi sắc dần", bà Trinh nhớ lại.
Những năm sau đó, tận dụng diện tích đất rộng, bà Trinh tiếp tục mở rộng diện tích ao. Bên cạnh đó, bà nuôi thêm bò, trồng thêm cây chuối, nhãn, táo, dừa.
Mô hình VAC của bà Trinh còn tạo ra lợi ích nữa là dùng phân bò ủ hoai mục để bón cho vườn táo.
Đến nay, bà Trinh có 3 ao cá rộng khoảng 8.000m2 thả hàng nghìn con cá trắm, chép, rô phi lai. Ngoài ra, bà Trinh còn nuôi thêm 10 con bò, trồng 1ha chuối tây và 200 gốc táo, nhãn ghép.
Mỗi năm, bà Trinh xuất bán 7 tạ cá ra thị trường. Với giá cá trắm 100.000 đồng/kg, cá chép 65.000 đồng/kg, cá rô phi 50.000 đồng/kg, bà Trinh thu 50 triệu đồng. Mặt khác, từ nuôi bò nhốt chuồng, trồng chuối, táo, nhãn ghép, bà Trinh còn thu 100 triệu đồng/năm. Sau khi trừ 50 triệu chi phí chăm sóc, bà Trinh "bỏ túi" 50 triệu đồng.
Mô hình VAC đã góp phần giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho gia đình bà Trinh.
Theo bà Trinh, lợi ích của mô hình VAC là tạo nên vòng tròn khép kín. Phân nuôi bò được dùng để cung cấp thức ăn cho cá và ủ hoai mục để bón cho các loại cây trồng. Nước trong ao cá dùng để tưới cho cây trồng và dùng bùn dưới ao bón tiếp cho cây trồng. Nhờ đó, gia đình giảm được rất nhiều chi phí sản xuất.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lèo Văn Ký - Bí thư Chi bộ bản Nang Phai, cho hay: "So với trồng cây ngô, sắn trên nương như trước đây, mô hình VAC như gia đình bà Trinh cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Bởi thực tế từ hiệu quả mô hình VAC này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình bà Trinh. Mô hình phát triển kinh tế VAC của bà Trinh được ban quản lý bản đánh giá là hướng đi phù hợp để các hộ dân khác học tập và làm theo".
Cựu chiến binh làm giàu từ mô hình chăn nuôi và trồng rừng Phát huy ý chí, tinh thần, phẩm chất 'Bộ đội Cụ Hồ', cần cù trong lao động, cựu chiến binh Đinh Văn Ửng, sinh năm 1957, ở bản Vường, xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn mô hình phù hợp để đầu tư phát triển kinh tế, từng...