Yên Bái: Người dân Tú Lệ tất bật làm cốm xanh đặc sản vùng Tây Bắc
Vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 là mùa cốm xanh Tú Lệ. Đây là thời điểm những bông lúa nếp trên vùng đất Tú Lệ đang trong thời kỳ uốn câu, đầu hạt vẫn còn sữa, vỏ hơi lam vàng và hạt gạo chưa chín hết.
Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, Yên Bái, được bao bọc ở giữa ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Tán và Khau Song, nơi đây nổi tiếng với giống nếp tan cho hạt gạo dẻo và thơm ngon.
Vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 là mùa cốm xanh Tú Lệ. Đây là thời điểm những bông lúa nếp trên vùng đất Tú Lệ đang trong thời kỳ uốn câu, đầu hạt vẫn còn sữa, vỏ hơi lam vàng và hạt gạo chưa chín hết.
Đồng bào Thái ở vùng đất Tú Lệ làm cốm theo cách truyền thống. Theo đó, lúa non làm cốm được thu hoạch từ sáng sớm, sau đó ngâm trong nước để loại bỏ hạt lép, rồi được tuốt bằng tay một cách kỳ công.
Hạt lúa non được đem rang ngay sau đó. Chảo rang cốm là loại chảo đúc bằng gang, khi rang để lửa nhỏ, đảo liên tục trong 30 phút sao cho nóng đều, đến khi hạt lúa nứt ra và dậy mùi thơm thì để nguội rồi đem giã.
Sau khi được truốt khỏi bông, hạt lúa được ngâm trong chậu nước lớn. Hạt chắc, mẩy sẽ chìm xuống dưới, hạt lép sẽ nổi lên trên. Loại bỏ hết những hạt lúa không đảm bảo người nông dân sẽ bắt đầu công đoạn mới.
Nếp Tú Lệ có hạt to tròn, trắng trong, khi được đồ xôi có độ dẻo, thơm đặc biệt. Khi chế biến thành cốm lại có hương vị ngọt ngào, thanh mát.
Video đang HOT
Cốm Tú Lệ không chỉ là tinh hoa của đất trời mà còn chứa đựng cả tình yêu, hồn đất mà con người nơi đây gửi gắm.
Đến với Tú Lệ mùa này dọc theo tuyến đường Quốc lộ 32 nối thị xã Nghĩa Lộ với huyện Mù Cang Chải, khi đi qua xã Tú Lệ du khách có thể bắt gặp hình ảnh người dân đang miệt mài giã, sàng, sảy cốm.
Tú Lệ có 3 loại nếp thơm là Tan Chậu, Tan Lả, Tan Pỏm.
Tan Lả là giống lúa thơm nhất, nhưng phải mất 7 tháng gieo mới cho thu hoạch, năng suất thấp. Tan Pỏm cấy ruộng lầy, thụt, hai giống nếp này bà con đã bỏ nhiều năm nay không cấy. Tan Chậu là giống lúa nếp dẻo ngon hơn cả và dễ làm nên được giữ cho đến ngày nay.
Theo chị Thắm ở thôn Nà Lóng, khi chọn bông thu về làm cốm, phải lựa những bông lúa vừa chín tới, không già hay non quá bởi già quá hạt gạo sẽ vàng và cứng. Còn non quá thì sẽ vỡ không thể cho ra những mẻ cốm dẻo xanh dậy mùi.
Giờ nhiều nhà làm cốm, nhà gần đường thì vừa làm vừa bán luôn cho du khách qua đường. Nhà nào xa đường không thuận tiện thì làm cốm gửi mọi người bán hộ.
Cốm Tú Lệ có màu xanh ngắt đặc trưng của lúa non. Công đoạn giã cốm được thực hiện đồng thời bởi hai người. Một người đạp chày, một người dùng đũa cả lớn đảo liên tiếp.
Người giã phải đạp đều chân, với lực vừa phải, còn người đảo phải phối hợp nhịp nhàng để cốm được đảo và giã đều. Khi trấu đã nứt vỏ khỏi hạt, đem cốm sảy sạch vỏ. Công đoạn này được lặp đi lặp lại cho đến khi hạt cốm dẹt đều, tách ra khỏi vỏ trấu.
Bà Hoàng Thị Chiên đang giã cốm bán cho du khách, cho biết: “Tôi làm cốm bán được khoảng 14 – 15 năm rồi, lúc đó cốm có giá khoảng 20.000 đồng một cân thôi, giờ giá bán đã lên đến 120.000 đồng/kg. Làm cốm tuy mất nhiều công đoạn nhưng lãi cao hơn bán gạo. Để được một mẻ cốm tôi mất từ 40 – 50 phút”.
Cốm ngon nhất lúc vừa làm xong, thơm mát hương nếp non, vị ngọt thanh và độ dẻo quánh. Cốm được gói trong lá dong xanh để bảo đảm độ dẻo, thơm.
Hạt lúa non tuốt xong sẽ được đem đi rang ngay để đảm bảo cốm khi ra lò vẫn giữ độ xanh ngon. Bếp rang cũng được chuẩn bị công phu, chảo rang thường làm bằng gang đúc, khi rang để lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều, đợi nguội rồi mới đem đi giã. Có vậy, cốm mới giữ được độ mềm dẻo, thơm ngon mà không bị cháy.
Sau khi giã xong, người dân lại tỉ mỉ, nhặt lại những vỏ còn sót lại trong những hạt cốm.
Hiện nay, ở Tú Lệ người dân gặt gần xong lúa để làm cốm.
Những hạt cốm xanh ngát của người dân xã Tú Lệ.
Sản phẩm cốm Tú Lệ xứng danh “tinh hoa ẩm thực”, là đặc sản nổi tiếng của Yên Bái, đã được chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Cốm Tú Lệ góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, góp phần gìn giữ phong tục, tập quán, nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương.
Vịt bầu - đặc sản Lâm Thượng
Một ngày tháng 2, chúng tôi ngược lên Tây Bắc, theo những cung đồi quanh co để đến với Lục Yên(Yên Bái) - một vùng đất hội tụ đầy đủ sự hấp dẫn từ phong cảnh, đá quý, con người và nét văn hóacùng ẩm thực đặc sắc.
Và thật sự thiếu sót nếu như không thưởng thức đặc sản vịt bầu Lâm Thượng.
Theo lời giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà ông Hoàng Vinh Dự ở thôn Bản Khéo (xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên) là một cựu chiến binh. Rời quân ngũ trở về, tận dụng những lợi thế dồi dào từ sông, suối của tự nhiên, ông đã tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế từ nuôi vịt bầu, trở thành hộ chăn nuôi giỏi và cũng là một trong những chủ đàn vịt bầu quy mô trên địa bàn.
Ông kể, từ xa xưa, người dân ở đây đã có tập tục định cư gắn liền với các con sông, con suối. Mọi hoạt động sinh hoạt, canh tác đều dựa vào nguồn nước.Đặc biệt hơn, cũng chính từ những nguồn nước này, đã góp phần tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt của loại đặc sản vịt bầu Lâm Thượng. Vịt bầu ở đây có đặc điểm cổ ngắn, đầu xanh, chân nhỏ lùn, cổ và đầu thường có lông khoang, lông mướt, rất thích nghi với điều kiện tự nhiên của núi rừng phía Tây Bắc. Chỉ cần cho ăn đầy đủ, thả nuôi tự nhiên thì vịt tự lớn và quan trọng là không mắc bệnh. Bởi thế mà giống vịt này chỉ có ở đây nuôi và chỉ nuôi ở đây thì thịt mới ngon. Vịt nuôi khoảng 4 tháng rưỡi thường có trọng lượng khoảng 2 - 2,3 kg; nếu có nuôi cố tới 6 đến 7 tháng thì cũng chỉ được trọng lượng 2,5 kg; không thể béo hơn. Đấy mới là sự khác biệt của vịt bầu Lâm Thượng. Tiếp chuyện bằng chất giọng Kinh lơ lớ, thi thoảng nghe họ nói chuyện với nhau, chúng tôi ngơ ngác chưa hiểu, họ lại nở nụ cười hiền.
Vịt bầu Lâm Thượng được chăn thả tự nhiên
Mải mê chiêm ngưỡng và "sống ảo" với khung cảnh thiên nhiên và đất trời mà không biết ông Dự đã đi bắt vịt, vặt lông từ lúc nào. Bàn tay thoăn thoắt vặt lông, ông vừa giới thiệu: "Vịt ở đây có tiếng còn do cách chế biến của đồng bào nơi đây. Vịt được chọn đãi khách là vịt tơ, khi chế biến sẽ có màu vàng ươm". Con vịt ngon thì với người "sành" như ông Dự, ngay khi làm lông đã biết bởi lông vịt rất dễ nhổ, da khô bóng, mình căng tròn. Vịt bầu ngon nhất là chế biến món hấp, muốn giữ được hương vị ngọt, đậm đà của vịt thì khi mổ cũng phải mổ moi. Khi con vịt được làm sạch cũng là lúc các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, sả đã được chế biến sẵn để tẩm ướp. Vịt hấp được cho vào nồi, nguyên tắc khi hấp cũng không được để lửa quá to, tầm 40 - 50 phút mới đúng độ chín. Ông Dự cũng giải thích thêm, vịt bầu hấp xong phải để róc nước và bớt nóng thì khi chặt miếngkhông bị nát mà lại đảm bảo được độ mọng căng,như thế mới ngon, đẹp mắt. Chỉ ngồi đợi thôi, cũng đã ngửi thấy mùi thơm ngọt lan tỏa khắp không gian khiến ai nấy cũng đều cảm nhận được độ nêm nếm vừa vặn, đậm đà...
Vịt bầu Lâm Thượng là món ngon trên thực đơn của nhiều nhà hàng
Vinh dự hơn cho những hộ chăn nuôi như gia đình ông Dự, sản phẩm vịt bầu Lâm Thượng đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Từ đó, góp phần nâng cao danh tiếng, quảng bá sản phẩm đặc sản của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân. Ngày nay, vịt bầu Lâm Thượng được theo chân các thương lái đi muôn nơi, được các nhà hàng đặt mua với số lượng lớn để chế biến thành nhiều món khác nhau...
Về với Lâm Thượng, chúng tôi đã được nghe thật nhiều những câu chuyện cùng phong tục riêng của người dân để trân quý thêm sự hiếu khách, sự đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước. Rời nơi đây khi trời đã xế chiều, mặt trời khuất dần sau núi, ráng chiều đỏ rực, đàn vịt trước nhà ông Dự vẫn thả sức bơi lội, câu ca "Bên thềm nhà cỏ hoa hát ca đón bước em - Lục Yên mình đẹp như bức tranh trong nắng xuân..." vẫn văng vẳng theo suốt cả chặng đường về.
Cơm lam thịt nướng thơm lừng núi rừng Tây Bắc Đối với những người sống nơi phố thị, một ngày đông ngồi bên bếp than với cơm lam thịt nướng giữa dãy Hoàng Liên Sơn lững lờ mây trắng là một giấc mơ đẹp nhưng lại có phần xa xôi, khi họ đang phải vùi mình trong những bộn bề của năm cũ, năm mới. May mắn hơn số đông, tôi đã được...