Yên Bái: Mâm cỗ Tết không thể thiếu món thịt giòn dai, ngọt đậm này
Với vị béo ngậy, thơm ngon, màu vàng bắt mắt, thớ thịt giòn dai, ngọt đậm, gà trống thiến Lục Yên đã và đang trở thành đặc sản nức tiếng của đất ngọc Lục Yên (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái).
Nhắc đến ẩm thực vùng đất Ngọc Lục Yên (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái), ngoài cam sành, khoai tím, cà giòn, hồng không hạt, vịt bầu Lâm Thượng… còn không thể không nhắc đến gà trống thiến Lục Yên. Với vị béo ngậy, thơm ngon, màu vàng bắt mắt, thớ thịt giòn dai, ngọt đậm, thịt gà trống thiến Lục Yên trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ những ngày Tết Nguyên đán.
Gà trống thiến Lục Yên được nuôi nhiều ở các xã: Lâm Thượng, Mai Sơn, Khánh Thiện, Tân Lập… Trước đây, mỗi gia đình đều nuôi 5-10 con phục vụ nhu cầu gia đình, mỗi khi có việc cưới hỏi và vào dịp tết hoặc biếu, tặng. Nhiều năm trở lại đây, nhận thấy nhu cầu thị trường tăng cao nên người dân đã phát triển việc nuôi gà trống thiến Lục Yên theo hướng hàng hóa.
Gà trống thiến là “đặc sản” nổi tiếng của vùng đất Ngọc Lục Yên.
Theo ông Hoàng Văn Sao (thôn Sơn Bắc, xã Mai Sơn), để có những con gà thiến ưng ý phải nuôi cả năm. Nuôi gà trống thiến phải chọn được những con có vóc dáng cân đối, chân vàng, không quá cao, mào cờ, màu mã mật và vàng óng.
Sau 3 tháng nuôi, khi gà đạt trọng lượng từ 0,6kg trở lên, lúc gà bắt đầu tập gáy mang thiến là tốt nhất. Thời điểm thiến gà từ tháng 4 đến tháng 6 trong năm, khi thời tiết khô ráo, chọn ngày không quá nóng để thiến gà để hạn chế bệnh truyền nhiễm.
Gà trống mới thiến phải cho ăn chế độ riêng, tránh thức ăn ôi thiu, thực phẩm mốc để bảo đảm gà không bị bệnh đường ruột, tăng sức đề kháng.
Còn bà Hoàng Thị Ất – hộ chăn nuôi gà trống thiến quy lớn tại xã Mai Sơn, cho biết, gia đình bà nuôi hàng trăm con gà trống thiến từ đầu năm. Do giá lợn tăng cao nên việc xuất bán gà trống thiến của gia đình bà gặp nhiều thuận lợi. Tết này gia đình bà sẽ chọn mổ những con gà trống thiến ngon để cả gia đình và anh em bạn bè đến chúc nhau chén rượu và thưởng thức.
Thương hiệu đặc sản gà trống thiến của xã Mai sơn (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) được nhiều nơi biết đến.
Video đang HOT
Gà trống thiến có bộ lông óng mượt, bắt mắt.
Ông Âu Văn Tình – Phó Chủ tịch UBND xã Mai Sơn (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) cho biết, trước đây nuôi gà trống thiến chỉ phục vụ nhu cầu trong gia đình, nhưng hiện nay đang trở thành nghề phát triển của nhiều hộ nông dân. Rất nhiều gia đình đã khấm khá lên từ nuôi gà thiến.
Vào dịp cuối năm và trước Tết Nguyên đán, gà trống thiến Lục Yên được người tiêu dùng khắp nơi tìm đến và lựa chọn để làm quà biếu và mời khách quý. Với xã Mai Sơn, hiện có khoảng 150 hộ nuôi với tổng đàn hơn 1.000 con. Nhờ nuôi gà trống thiến, các hộ dân không khỉ tăng thu nhập mà mà còn giúp thương hiệu đặc sản gà trống thiến Lục Yên được nhiều nơi biết đến.
Mâm cỗ ngày tết không thế thiếu đĩa gà trống thiến.
Thịt gà trống thiến có vị béo ngậy, thơm ngon, màu vàng bắt mắt, đặc biệt là những thớ thịt giòn dai, ngọt đậm.
Theo Danviet
Cấm nữ sinh viên mặc váy ngắn: 'Tránh phân biệt giàu nghèo'
Trường Đại học Bạc Liêu đưa ra quy định sinh viên không được mặc váy ngắn trên đầu gối là để giữ nét đẹp văn hóa của vùng đồng bằng sông nước.
Xung quanh xôn xao vụ sinh viên Đại học Bạc Liêu không được mặc váy ngắn trên đầu gối, ngày 12/12, trao đổi với báo Đất Việt, PGS.TS Từ Diệp Công Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu xác nhận nhà trường vừa đưa ra quy định mới về trang phục học đường.
"Việc này đơn giản thôi, do lâu nay trường vẫn có quy định khá chặt chẽ về trang phục của các em sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ. Quy định cũ là sinh viên nữ phải mặc áo dài tất cả các ngày trong tuần.
Do quy định này khiến các em không thoải mái trong học tập và đi lại, nhất là khi học những môn cần sự sáng tạo đổi mới, bởi vậy, nhà trường đã tổ chức một buổi để lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của các em. Chính vì hầu hết các em đều đồng ý với việc thay đổi quy định về trang phục nên chúng tôi mới đưa ra quy định mới này", ông Thành nói.
Nữ sinh của Trường ĐH Bạc Liêu trong trang phục áo dài. Ảnh: NLĐ
Nói về quy định sinh viên nữ không được mặc váy ngắn trên đầu gối, ông Thành cho rằng, việc nhà trường đưa ra quy định như vậy là để các em mặc trang phục tự do nhưng vẫn giữ được nét đẹp văn hóa của vùng đồng bằng sông nước, mặt khác vẫn giúp các em thoải mái hơn trong học tập và đi lại.
"Lúc đưa ra quy định, chúng tôi cũng đã nghĩ đến việc như thế nào là váy ngắn, thế nào là dài. Suy đi tính lại thì chúng tôi đã đưa ra quy định là sinh viên nữ không được mặc váy ngắn trên đầu gối.
Sinh viên nữ thì nên mặc trang phục sao cho có nét đẹp thuần phong mỹ tục, nếu để các em mặc váy ngắn quá thì không phù hợp với môi trường giáo dục, đặc biệt trong ngành sư phạm.
Điều quan trọng hơn là nếu không có quy định rõ về trang phục thì sợ các em đi học mà vẫn để ý đến thời trang nên chúng tôi mới đưa ra quy định rõ ràng như thế", ông Thành chia sẻ thêm.
Cũng theo ông Thành, tất cả sinh viên trong trường đều đồng ý với quy định mới của nhà trường về trang phục và quy định mới này đã được các em sinh viên trong trường áp dụng từ ngày ký, ngày 11/12/2019.
Trong khi đó, nói về quy định này trên báo chí, ông Nguyễn Văn Trọng - Bí thư Đoàn trường Đại học Bạc Liêu cho biết, trường quy định trang phục nhằm đảm bảo tác phong sinh viên, cũng như tạo sự thống nhất, tránh tình trạng phân biệt giàu nghèo, một số em đua đòi trong khi những em có điều kiện không tốt cảm thấy tự ti.
"Môi trường giáo dục không có quy định sẽ dẫn tới một số trường hợp mặc phản cảm. Đôi lúc, sinh viên thoải mái quá cũng không hay", ông Trọng nói.
Trước đó, Trường Đại học Bạc Liêu quy định thứ 2 hàng tuần, nữ sinh phải mặc trang phục áo dài truyền thống, trong đó các lớp thuộc khối sư phạm mặc màu trắng, còn màu tím hoa cà dành cho các lớp ngoài sư phạm.
ĐH Bạc Liêu cho phép sinh viên ăn mặc tự do hơn thay vì mặc đồng phục cả tuần như trước đây. Ảnh: Đại học Bạc Liêu.
Đối với nam sinh mặc áo sơ mi màu trắng, quần tây, quần kaki, bỏ áo vào quần, đi giày hoặc dép có quai hậu.
Vào một số ngày lễ, sinh viên mặc theo quy định của ban tổ chức, như mặc áo đoàn dịp 26/3.
Các ngày còn lại trong tuần, sinh viên mặc trang phục tự chọn nhưng phải lịch sự, đảm bảo gọn gàng, kín đáo, không gây phản cảm, mất mỹ quan; nữ sinh có thể mặc váy, nhưng màu sắc hài hòa, không lòe loẹt, không được ngắn trên đầu gối.
Trường hợp làm việc trong phòng thí nghiệm, khu vực học tập theo đặc thù môn học, ngành học thì sử dụng trang phục, bảo hộ theo quy định.
Quy định trên nhằm thực hiện nghiêm túc tác phong, lối sống văn minh trong trường học đối với tất cả sinh viên, học viên đang tham gia học tập tại trường.
Theo các sinh viên, học viên tại trường, việc quy định mới về trang phục trong giờ lên lớp đã nhận được đồng tình ủng hộ, giúp cho các sinh viên thoải mái nhất khi đến lớp và trong quá trình đi lại cũng an toàn hơn.
Việc thay đổi này cũng không phải trường tự đưa ra, mà là vì trong đêm gala gặp gỡ sinh viên vừa qua đã có nhiều ý kiến xin cho mặc đồ tự do đi học và được rất nhiều sự đồng tình của sinh viên nên mới có sự thay đổi như vậy.
Thu Hoài
Theo baodatviet
Các nhà trường đang đào tạo giáo viên chủ nhiệm như thế nào? Ở trường tôi thì giáo viên chủ nhiệm là một nét đẹp văn hóa, họ là những nhà giáo dục, với nghệ thuật Giáo dục tầm cao chứ không phải chỉ để gõ đầu học sinh. Thực trạng hiện nay có rất nhiều giáo viên trẻ vừa ra trường đã được phân công làm chủ nhiệm, trong số này thì nam giới chiếm...