Yên Bái: Dùng máy xúc đưa thi thể phó Bí thư về nhà an táng
Trước việc nhà xác của Bệnh viện thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái không thể bảo quản thi thể được lâu, dù giao thông bị chia cắt, các cơ quan chức năng của tỉnh vẫn quyết định dùng máy xúc để đưa thi thể ông Đặng Phúc Tài – Phó Bí thư Đảng ủy xã Nậm Mười (huyện Văn Chấn) người tử nạn khi cứu dân về nhà an táng theo phong tục địa phương
Theo đó, vào sáng 20.7, khi nhận được thông tin có một cháu bé đang bị mắc kẹt trong mưa lũ tại địa bàn xã, ông Đặng Phúc Tài – Phó bí thư thường trực xã Nậm Mười Tài đã trực tiếp đến hiện trường.
Thi thể của ông Tài được tìm thấy tại xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn.
Ngay khi thấy tình huống nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của cháu bé, ông Tài đã không quản nguy hiểm bơi ra dòng nước để cứu cháu này thì đúng thời điểm nước lũ tràn về cuốn phăng cả ngôi nhà cùng ông Tài và cháu bé.
Đến trưa cùng ngày, thi thể ông Tài đã được tìm thấy cách nơi xảy ra vụ việc khoảng 5km.
Sau khi tìm thấy thi thể ông Tài, các cơ quan chức năng đã tiến hành đưa đến nhà xác của Bệnh viện đa khoa thị xã Nghĩa Lộ để bảo quản.
Thi thể của ông Tài được đưa đến Bệnh viện đa khoa thị xã Nghĩa Lộ để bảo quản.
Video đang HOT
Tại cuộc họp khẩn trong đêm 20.7 để bàn phương án khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra do ông Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chủ trì. Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa thị xã Nghĩa Lộ đã báo cáo, việc bảo quản xác của ông Tài chỉ được khoảng 24 giờ đồng hồ.
Trong cuộc họp khẩn này, theo dự kiến, phải nhiều ngày nữa, đường vào xã Nậm Mười và đi các bản của xã này mới được thông suốt.
Trước việc nhà xác của bệnh viện không bảo quản được lâu, cộng với phong tục ma chay của địa phương nên ngay trong chiều nay (21.7), lực lượng chức năng của tỉnh Yên Bái đã quyết định dùng máy xúc để đưa thi thể ông Tài về gia đình an táng.
Lực lượng chức năng của Yên Bái phải dùng máy xúc để đưa thi thể ông Tài về nhà an táng theo phong tục địa phương.
Trong diễn biến liên quan, hiện cháu bé mà ông Tài bơi ra cứu cũng mất tích chưa thể tìm thấy.
Đến thời điểm hiện tại, hậu quả của cơn bão số 3 đã làm 30 người của tỉnh Yên Bái chết, mất tích và bị thương. Thiệt hại về nhà cửa là 3.024 nhà, trong đó có 79 nhà bị sập trôi hoàn toàn, nhà bị thiệt hại rất nặng (50 – 70%) là 97 nhà và 2.866 nhà bị ngập nước, sạt lở taluy, tốc mái, hư hỏng.
Ngoài ra, nhiều tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ bị ngập nước sâu, sạt lở giao thông gặp khó khăn.
Hiện tại tỉnh Yên Bái còn nhiều người bị mất tích, chưa thể tìm thấy thi thể.
Tổng diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại khoảng 1.114 ha (Văn Chấn: 122 ha; Trạm Tấu 3 ha; Thị xã Nghĩa Lộ: 5 ha; Trấn Yên 400 ha; Yên Bái 300 ha; Văn Yên 254 ha; Yên Bình 30 ha). Gia súc, gia cầm bị thiệt hại 4 con trâu tại huyện Văn Yên.
Theo ước tính sơ bộ, tổng số thiệt hại do mưa lũ gây ra đến thời điểm này khoảng 170 tỷ đồng.
Theo Danviet
Yên Bái: Sau 1 đêm lại thêm người mất tích vì mưa lũ
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, đến 10h sáng nay (21.7) lại phát hiện thêm 1 trường hợp mất tích ở xã Quang Minh, huyện Văn Yên, nâng tổng số người chết, mất tích và bị thương vì mưa lũ ở Yên Bái lên 30 người.
Ông Nguyễn Văn Thiết - Phó Chủ tịch UBND xã Quang Minh - cho biết, người mất tích là chị Hoàng Thị Phương, sinh năm 1998, thôn Khe Ván. Sáng qua (20.7), chị Phương đi làm nương và đến giờ chưa về. Hiện nay, xã đang huy động lực lượng công an, dân quân tự vệ và người dân đi tìm tại khu vực chị Phương làm nương cách nhà khoảng 3km, đồng thời đi tìm dọc suối Ngòi Lẫm.
Ông Thiết cho biết thêm, suối Ngòi Lẫm có độ dốc cao, nước dâng mạnh từ hôm qua nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
Tới thời điểm hiện tại đã có 3.877 ngôi nhà ở Yên Bái bị ngập nước, sạt lở, tốc mái, hư hỏng.
Như vậy, tính đến thời điểm 10h sáng nay, tại Yên Bái đã có 30 người chết, mất tích và bị thương, có 3.877 ngôi nhà bị ngập nước, sạt lở taluy, tốc mái, hư hỏng, trong đó 97 nhà bị sập trôi hoàn toàn, 189 nhà bị thiệt hại rất nặng. Tỉnh đã chỉ đạo di dời 691 nhà trong vùng đặc biệt nguy hiểm đến nơi an toàn.
Về giao thông: Tại quốc lộ 32, 32C, 37; tỉnh lộ 174, 175, 175B, 163, 166, 172, 175; nhiều điểm bị ngập sâu và sạt lở ta luy; sập 2 cầu treo tại thôn Trấn Thanh 1 bắc qua suối Ngòi Lâu, thành phố Yên Bái; 21 công trình giao thông khác bị hư hại.
Người dân Văn Chấn bất lực nhìn cảnh nước lũ ngày một dâng cao.
Tại thị xã Nghĩa Lộ, sạt lở nghiêm trọng tại kè suối Nậm Tộc - cầu treo bản Bay, xã Nghĩa Phúc có nguy cơ bị sập; sạt lở kè bê tông 2 bờ suối Nung. Tại huyện Văn Chấn bị sạt lở 100m kè bờ đất suối Thia. Nhiều tuyến cáp viễn thông, đường điện lưới đến các xã bị đứt, gây mất liên lạc cục bộ tại một số địa phương. Trên 2.000ha lúa và hoa màu, ao cá bị thiệt hại.
Đến 6h sáng nay, mực nước sông Hồng vẫn ở mức trên báo động 30,79m, các sông suối khác nước rút chậm. Công tác khắc phục hậu quả vẫn được tỉnh tập trung chỉ đạo, tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ cho công tác cứu hộ, cứu nạn.
Đến thời điểm hiện tại các đoàn công tác thuộc các sở, ban ngành của tỉnh cũng như huyện Văn Chấn đã lên đường đến các thôn bản chỉ đạo và thực hiện công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và động viên, thăm hỏi, hỗ trợ những gia đình bị thiệt nặng nề do mưa lũ.
Theo Danviet
Hãi hùng, bất lực nhìn lũ "chôn vùi" chồng và nhà ngay trước mắt 5h sáng 20.7, đang ngủ yên giấc, bà Đinh Thị Thúy (SN 1964, trú tại bản Tủ, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) bỗng nghe thấy tiếng động lạ. Hoảng hốt bật dậy, bà vội chạy ra ngoài nhà thì bị dòng lũ cuốn trôi, nhưng nhờ may mắn, bà bám được một thân cây nên thoát nạn, còn chồng...