Yên Bái: Đổi thay từ “Chương trình vàng” 135
“Chương trình vàng” là tên mà nhiều bà con ở các xã vùng cao, vùng sâu của tỉnh Yên Bái đặt cho Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135). Nhờ sự hỗ trợ từ chương trình này, các vùng đặc biệt khó khăn này có điều kiện hơn để bứt phá, người dân có thêm thu nhập vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu.
Bản làng đổi thay mạnh mẽ
Đến Minh An (huyện Văn Chấn) vào những ngày này, đâu đâu cũng thấy đường giao thông khang trang, sạch đẹp, gặp bà con ai cũng vui mừng, phấn khởi. “Trước đây đường đất khổ lắm, giờ được Nhà nước đầu tư bê tông đi lại, buôn bán dễ lắm”, ông Triệu Phương Thanh ở xã Minh An chia sẻ.
Nhờ được hỗ trợ của nhà nước, gia đình bà Hoàng Thị Pọm ở Trấn Yên đã có thu nhập cao nhờ nuôi lợn đặc sản. Ảnh: Hải Đăng
Nói về sự thay đổi của quê hương mình, Chủ tịch UBND xã Minh An Triệu Đức Quý phấn khởi: “Những năm trước đây, đời sống của trên 1.000 hộ dân thuộc 4 dân tộc Dao, Tày, Mường, Kinh trên địa bàn xã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng hôm nay, được sự đầu tư của Nhà nước, nhất là từ nguồn vốn Chương trình 135 mà đường giao thông thôn ở các thôn Đồng Thập, Đồng Quẻ, Tân An, An Thái… với tổng chiều dài gần 4km đã được cứng hóa. Đây là điều kiện rất tốt để nhân dân trong xã đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”.
Cũng như xã Minh An, bộ mặt hầu hết các xã vùng khó khăn của huyện Văn Chấn như: An Lương, Suối Quyền, Suối Giàng, Nậm Lành, Nậm Mười… đều có sự đổi thay nhờ Chương trình 135.
Nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, Văn Chấn có diện tích tự nhiên trên 120.000ha. Toàn huyện có 31 đơn vị hành chính thì có tới 17 xã đặc biệt khó khăn và 40 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng II, tỷ lệ hộ nghèo khu vực này chiếm trên 70%.
Bà Phạm Thị Tuyết – Trưởng phòng Dân tộc huyện Văn Chấn cho biết, đối với Tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2019, tổng vốn thực hiện là 24.567 triệu đồng, đã có 11.420 hộ dân vùng khó khăn được hưởng lợi.
Trong đó, hỗ trợ giống vật nuôi là 16.246 con, trị giá trên 11 tỷ đồng cho 2.057 hộ; hỗ trợ 520 tấn phân bón các loại, kinh phí trên 3,4 tỷ đồng cho 6.579 hộ; hỗ trợ cây trồng, kinh phí trên 1,3 tỷ đồng cho 2.157 hộ; hỗ trợ giảm nghèo, kinh phí 300 triệu đồng cho 40 hộ.
Đối với Tiểu dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn kế hoạch là 109.691 triệu đồng, vốn thực hiện 120.741 triệu đồng. Đã đầu tư 120 công trình, trong đó có 73 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn và 52 công trình cơ sở hạ tầng thôn, bản đặc biệt khó khăn, duy tu bảo dưỡng 11 công trình”.
Video đang HOT
Đánh giá hiệu quả Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2019, bà Tuyến cho hay: Hàng năm, có từ 450 – 500 hộ (15%) được hưởng lợi đã thoát nghèo; góp phần để 100% xã của huyện có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng; 85,7% diện tích cây trồng hàng năm được bảo đảm tưới tiêu do các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư xây dựng; nhiều thôn, bản có đường giao thông đi lại tốt do được cứng hóa…
Hồng Ca là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên (Yên Bái), ở cách trung tâm huyện 40km, xã có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó gần 90% dân tộc Tày và Mông.
Anh Cháng A Vàng, thôn Khuôn Bổ chia sẻ, trước đây gia đình anh là một hộ nghèo trong thôn, kinh tế gia đình rất khó khăn. Năm 2014, gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ giống cây tre măng bát độ và cây quế. Sau gần 4 năm, tre măng bát độ đã cho thu hoạch, với 150 gốc tre anh thu về được hơn 10 triệu đồng. Đồi quế của gia đình cũng sinh trưởng, phát triển tốt 1-2 năm nữa có thể tỉa cành bán. Nhờ có thêm thu nhập mà gia đình anh đã thoát nghèo.
Anh Sổng A Dũng – Trưởng thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca cho biết, nhờ có đầu tư, hỗ trợ của nhà nước mà tuyến đường nối từ thôn xuống trung tâm xã được bê tông hóa, thuận lợi hơn cho người dân trong việc đi lại, giao lưu, buôn bán hàng hóa, các cháu học sinh đến trường.
Bên cạnh việc đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn từ Chương trình 135 còn hỗ trợ bà con trong xã phát triển sản xuất và mang lại những hiệu quả thiết thực, nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, đời sống người dân bước đầu được nâng lên.
Nghề sản xuất chè đặc sản Suối Giàng đang mang lại thu nhập cao cho bà con ở Văn Chấn. Ảnh: Hải Đăng
Tiếp tục hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm
Theo ông Nguyễn Văn Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, sau 5 năm thực hiện Chương trình 135, tỉnh đã được đầu từ trên 900 tỷ đồng xây dựng 672 công trình cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung, điện sinh hoạt; duy tu bảo dưỡng trên 157 công trình; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo cho 48.649 lượt hộ nghèo.
Thực hiện Chương trình 30a tại hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải giai đoạn 2014-2019 với tổng số vốn hỗ trợ là 269.226 triệu đồng. Từ số tiền hỗ trợ này đã đầu tư xây dựng 35 công trình; duy tu, bảo dưỡng được 40 cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, xuống cấp; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số, từ năm 2016 đến nay đã có 21.845 hộ nghèo, 5.771 hộ cận nghèo, 1.790 hộ mới thoát nghèo được xét duyệt cho vay với số tiền giải ngân 1.098 tỷ đồng; mức vay bình quân đạt 37,3 triệu đồng/hộ.
Bên cạnh đó, các nguồn vốn khác tiếp tục được triển khai đồng bộ, đúng đối tượng quy định và phát huy hiệu quả tốt. Chương trình mở rộng vệ sinh và nước sạch nông thôn đã hỗ trợ cho 30.000 hộ gia đình nghèo, cận nghèo cải tạo, xây mới nhà tiêu hợp vệ sinh. Từ năm 2014 đến nay đã mở mới, mở rộng được 820,35 km đường giao thông; kiên cố trên 1.147 km mặt đường bê tông xi măng…
Theo ông Khánh, để đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc trong tỉnh ngày càng được nâng cao, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập chung chăm lo, đảm bảo mọi cơ chế, chính sách ban hành phải hướng về với đồng bào.
“Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục khơi dậy lòng tự tin, tự trọng, tự hào của đồng bào, lấy đồng bào làm chủ thể của việc giảm nghèo và xây dựng nông thông mới; tiếp tục ưu tiên xây dựng hạ tầng cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc. Đặc biệt là ngăn chặn tái trồng cây thuốc phiện ở vùng cao, chăm lo công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”, ông Khánh nhấn mạnh.
“Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2019 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”.
Theo Danviet
Gà lông trắng giá rẻ mạt, giá gà đen ở đây không dưới 150.000 đ/kg
Hiện giá gà lông trắng (gà công nghiệp) hơi rất rẻ mạt, chỉ khoảng 15.000 đồng/kg, tuy nhiên một số giống gà khác vẫn giữ mức cao nhờ chất lượng thơm ngon, trong đó có gà đen.
Nhờ chủ động ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi gà đen, nhiều người dân ở huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã có thu nhập cao, gà bán được giá.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Xà Hồ, huyện Trạm Tấu còn nhiều khó khăn, từ lâu anh Mùa A Dơ đã luôn nung nấu quyết tâm làm giàu ngay tại quê hương. Giữa năm 2018, sau khi được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do Trạm Khuyến nông huyện Trạm Tấu (Yên Bái) tổ chức, anh Mùa A Dơ mạnh dạn đầu tư nuôi gần 1.000 con gà đen bản địa.
Do lựa chọn loại gà đen bản địa có khả năng đề kháng cao cùng sự hướng dẫn kỹ thuật thường xuyên của đội ngũ cán bộ khuyến nông nên ngay trong lứa nuôi đầu tiên, anh Dơ đã thu về trên 100 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả từ việc nuôi gà đen bản địa, anh Mùa A Dơ đã tiếp tục mua thêm hơn 500 gà giống để nhân đàn.
Mô hình nuôi gà đen bản địa của anh Cháng A Vàng tại thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca.
Trao đổi với chúng tôi, anh Mùa A Dơ chia sẻ: Quá trình nuôi, gia đình tôi đã được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật nuôi úm gà, kỹ thuật tiêm vắc-xin, cách thức phòng trị bệnh cho gà... Nhờ vậy, đàn gà đen của gia đình tôi có sức đề kháng cao; gà sinh trưởng khá tốt, ít bị bệnh dịch.
Từ nhiều năm trước, bà Lò Thị Chài ở thôn Hát Lừu, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu đã phát triển hoạt động chăn nuôi nhưng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp nên hiệu quả kinh tế thu được không cao. Đầu năm 2018, bà Chài chính thức đầu tư thực hiện mô hình chăn nuôi giống gà đen bản địa với quy mô từ 500 - 1.000 con/lứa.
Với việc tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, nhất là chủ động phòng trừ dịch bệnh nên việc nuôi gà đen bản địa đã mang lại thu nhập ổn định, giúp gia đình bà Lò Thị Chài vươn lên thoát nghèo. Năm 2018, sau khi trừ chi phí các loại, hình chăn nuôi giống gà đen bản địa đã mang lại cho gia đình bà Chài số tiền hơn 80 triệu đồng.
Tìm hiểu được biết, anh Mùa A Dơ và bà Lò Thị Chài chỉ là hai trong số hàng chục hộ dân trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã thành công với mô hình chăn nuôi giống gà đen bản địa. Giống gà đen ở Trạm Tấu có đặc điểm xương đen, nhỏ và cứng; thịt đen, thơm, chắc, ngọt. Đặc biệt, đối với đồng bào Mông ở Trạm Tấu, gà đen không chỉ là món ăn mà còn là một loại thuốc quý. Hiện nay, giá bán loại gà đen dao động từ 150.000 - 180.000 đồng/kg nên việc chăn nuôi quy mô lớn đã mang lại giá trị kinh tế tương đối cao.
Đối với đồng bào Mông ở Trạm Tấu, gà đen không chỉ là món ăn mà còn là một loại thuốc quý, thịt thơm, chắc ngọt. Ảnh: T.L
Theo thống kê, số lượng gà đen bản địa của toàn huyện Trạm Tấu đã tăng từ khoảng 6.000 con (năm 2018) lên trên 18.000 con (năm 2019); trong đó có nhiều hộ nuôi quy mô lớn với số lượng từ 500 - 1.000 con/lứa.
Ông Hảng A Thào, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trạm Tấu (Yên Bái) cho biết, trong khi hoạt động chăn nuôi của người dân đang gặp nhiều khó khăn, nhất là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, việc phát triển chăn nuôi giống gà đen bản địa đã và đang giúp nhiều hộ nông dân có thêm thu nhập. Việc chăn nuôi giống gà đen bản địa không đòi hỏi yêu cầu quá cao, người dân có thể tận dụng hệ thống chuồng trại và nguồn thức ăn tại chỗ.
Tuy nhiên, đến nay hoạt động chăn nuôi gà đen bản địa ở Trạm Tấu cơ bản vẫn mang tính tự phát; thị trường tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào việc thu mua của thương lái nên tính ổn định chưa cao. Mong muốn chung của người dân địa phương là tiếp tục có sự hỗ trợ của cơ quan chức năng và chính quyền các cấp trong việc bảo đảm nguồn con giống; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh và xây dựng thương hiệu gà đen Trạm Tấu.
Với chu kỳ chăn nuôi ngắn, khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu vùng cao, việc tập trung chăn nuôi gà đen trên địa bàn huyện Trạm Tấu không chỉ giúp bảo tồn giống gà bản địa mà còn là hướng đi hiệu quả, giúp người dân địa phương phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu ngay tại quê hương.
Theo Danviet
3 người trong cùng một gia đình ở Yên Bái bị sét đánh tử vong Mưa lớn kèm theo sét đã làm 3 người trong một gia đình ở thôn Háng Tầu, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái tử vong. Khoảng 15h30 ngày 11/8, tại thôn Háng Tầu, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có mưa lớn kèm theo sét. Do đang làm nương nên bà Mùa Thị Sông (SN 1962) cùng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hải phòng một ngày xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong

Vụ chuyển nhầm 427 triệu đồng cho người nghi đã mất: Các bên phải làm gì?

"Tiktoker giang hồ" làm giám khảo: Không thể chấp nhận nổi!

Kè chống xói lở hơn 3 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng đã vỡ tan hoang

Giáo viên tiểu học bị đình chỉ công tác sau khi tát học sinh 9 lần

Khẩn cấp di dời nhiều hộ dân ở TP Lào Cai

Ô tô đỗ trên đường bất ngờ bốc cháy

Quân khu 9 tiêu hủy hơn 7 tấn bom mìn sót lại sau chiến tranh

Danh tính 3 người tử vong trong vụ cháy nhà ở TPHCM

Hậu quả khôn lường khi lan truyền thông tin sai sự thật về "bắt cóc trẻ em", "buôn người"

Hà Nội, TPHCM chịu được động đất tối đa bao nhiêu?

Kiểm tra đột xuất, CSGT phát hiện loạt xe máy độ, chế của học sinh
Có thể bạn quan tâm

Lấy "phi công" kém 34 tuổi, cụ bà 74 tuổi có cuộc sống bất ngờ
Lạ vui
16:05:58 02/04/2025
Malaysia nỗ lực khắc phục hậu quả vụ nổ đường ống dẫn khí
Thế giới
15:36:40 02/04/2025
Rapper Kanye West chọc giận, nói xấu gia đình vợ cũ Kim Kardashian
Sao âu mỹ
15:18:47 02/04/2025
Hot nhất phòng vé lúc này: 1 phim Việt chưa chiếu đã có doanh thu cao gấp 3 lần 24 đối thủ cộng lại
Phim việt
15:15:29 02/04/2025
Thu Trang vướng tin mang thai, Tiến Luật liền gây dậy sóng: "Có 2 con gái cũng vui"
Sao việt
15:12:33 02/04/2025
Giới chuyên môn nói về 'Địa đạo': Phim Việt có tầm vóc của một tác phẩm quốc tế
Hậu trường phim
15:08:42 02/04/2025
Nhóm người chặn xe, đe dọa gia đình khiến bé trai ở Đồng Nai bị chấn thương vùng đầu
Netizen
15:05:12 02/04/2025
Duy Mạnh và ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn lượn phố bằng xe máy, sở hữu tài sản bạc tỉ vẫn giản dị thế này!
Sao thể thao
14:59:02 02/04/2025
Seungri lên kế hoạch trở lại làng giải trí tại Trung Quốc
Sao châu á
14:57:08 02/04/2025
Hồng Nhung, Quang Dũng hòa giọng tưởng nhớ 24 năm ngày mất Trịnh Công Sơn
Nhạc việt
13:12:45 02/04/2025