Yên Bái: Để Nghĩa Lộ trở thành trung tâm du lịch
Những năm qua, phát triển du lịch, đặc biệt là các dịch vụ du lịch được thị xã Nghĩa Lộ quan tâm chú trọng, hạ tầng du lịch được khuyến khích đầu tư phát triển theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng.
Hiện, thị xã đã có trên 40 cơ sở lưu trú với 540 phòng nghỉ, hiệu suất khai thác bình quân đạt 48%/năm; có 35 cơ sở homestay phục vụ khách du lịch, nhiều hộ làm du lịch có thu nhập từ 400 – 500 triệu đồng/năm.
Hệ thống các cửa hàng được phát triển mạnh; chợ Mường Lò tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản, thủ công mỹ nghệ và cung ứng đầy đủ, đa dạng các mặt hàng phục vụ nhu cầu của người dân và du khách. Các loại hình dịch vụ phát triển khá phong phú, như: vận tải hàng hóa, hành khách, văn hóa giải trí, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông, tín dụng… tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.
Xác định phát triển du lịch gắn với khai thác, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, nhiều nét độc đáo trong văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc thiểu số được phục dựng và trở thành những lễ hội truyền thống.
Đặc biệt, với việc tổ chức thành công Tuần Văn hóa Du lịch Mường Lò hàng năm; khôi phục, bảo tồn Xòe Thái, Hội Hạn khuống; truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái, các món ăn dân tộc đặc sắc, các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian; khôi phục và lưu giữ các sản phẩm nghề dệt thổ cẩm, trang phục dân tộc; khuyến khích nhân dân sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc mình; sử dụng ngôn ngữ bản địa trong giao tiếp; làm nhà ở theo kiến trúc truyền thống, phong tục đón khách, bố trí chỗ ngồi trên nhà sàn, phong tục buộc chỉ cổ tay, tục “Tằng cẩu”… đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với Nghĩa Lộ để được trải nghiệm, khám phá.
Thị xã cũng đã sưu tầm, khôi phục các di tích lịch sử, khai thác hiệu quả các công trình văn hóa như: Khu Di tích lịch sử Căng – Đồn Nghĩa Lộ, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tâm Văn hóa thị xã… Năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 225 tỷ đồng, trong đó khách quốc tế chiếm 23,6%, doanh thu từ du lịch đạt 96 tỷ đồng.
Trở thành trung tâm du lịch – thương mại – dịch vụ khu vực phía Tây của tỉnh, cơ bản đạt đô thị loại III vào năm 2025 là chương trình trọng điểm mà thị xã Nghĩa Lộ đã, đang và tiếp tục xây dựng. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, tới đây, thị xã sẽ xây dựng chợ Mường Lò thành trung tâm thương mại miền Tây, chợ C – Chợ Mường Lò thành chợ đầu mối nông, lâm sản phía Tây của tỉnh phục vụ cho tiêu thụ nông sản gắn với phát triển du lịch.
Đồng thời, xây dựng các tuyến phố dịch vụ thương mại theo ngành hàng, đảm bảo văn minh đô thị, đặc biệt là tuyến phố ẩm thực, tuyến phố kinh doanh sản phẩm đặc sản, sản phẩm thủ công phục vụ du khách; nghiên cứu triển khai dự án mạng wifi tại một số điểm công cộng; khuyến khích xây dựng mới các siêu thị, cửa hàng tự chọn tại các khu đô thị mới.
Việc phát triển du lịch tiếp tục được định hướng đổi mới, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có của vùng Mường Lò, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm, khám phá lịch sử, bản sắc văn hóa, điệu múa dân gian các dân tộc; chú trọng sản xuất các sản phẩm, đồ lưu niệm đặc trưng phục vụ khách du lịch, nhất là các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, các sản phẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái; khai thác các thiết chế văn hóa lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh hiện có phục vụ phát triển du lịch; hình thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, khu văn hóa bản địa đặc trưng…
Bên cạnh đó, quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nguồn lực đầu tư phát triển dịch vụ du lịch trọng điểm, độc đáo như: Khu sinh thái nghỉ dưỡng Dragonfly Pú Lo; Dự án tổ hợp khách sạn 4 sao, thương mại dịch vụ Apec Mandala Nghĩa Lộ; Khu nghỉ dưỡng cao cấp suối nước nóng Bản Bon… Thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu đến năm 2025 đạt 470.000 lượt khách du lịch, tăng 25% mỗi năm; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt trên 900 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 420 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tháng 11 lên Tà Chì Nhù ngắm hoa chi pâu nở trong mây
Tây Bắc được mẹ thiên nhiên ưu ái cho những mùa hoa thật đẹp, trong đó phải kể đến mùa hoa chi pâu trên đỉnh Tà Chì Nhù, Yên Bái. Loài hoa gieo thương nhớ, tím lịm cả khoảng đồi, say lòng lữ hành mỗi dịp cuối thu.
Nằm sâu trong các dãy núi thuộc khối Phú Lương (Pú Luông), dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình phức tạp với nhiều dốc cao, một số đoạn gần như dựng đứng, khí hậu khắc nghiệt, nhưng Tà Chì Nhù lại thu hút bởi vẻ đẹp của mây ngàn, gió núi.
Loài hoa lạ rất đẹp trên đỉnh Tà Chì Nhù này chưa được đặt một cái tên chính thức, mà được người Mông đặt là chi pâu, theo tiếng Mông có nghĩa là không biết, không hiểu, đúng như nguồn gốc của loài hoa tím lịm này. Không biết tên gọi, không biết nguồn gốc, chỉ biết rằng cuối thu, trên Tà Chì Nhù có thảm hoa tím biếc, rực cả góc trời, trở thành địa điểm được nhiều người săn đón bởi trông đẹp mắt, lãng mạn.
Điểm nhấn đặc biệt nhất tại đây có lẽ là cánh đồng hoa tím rạng rỡ dưới màn mây. Thời gian cuối thu, khoảng đầu tháng 11, những bông hoa tím ẩn mình trong mảnh đồi trọc tại Tà Chì Nhù bắt đầu nở rộ, nơi đây trở thành ngọn đồi trải sắc tím, chẳng khác gì cánh đồng hoa lavender ở châu Âu.
Ở Việt Nam, loài hoa này có mặt khá nhiều ở vùng núi phía Bắc. Tại Tà Chì Nhù, do mọc nhiều, vào mùa hoa nở tạo nên một thảm thực vật màu tím vô cùng đẹp mắt nên đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người.
Hoa Chi Pâu có những nụ nhỏ, màu tím pha trắng đẹp mắt, thường nở rộ trong khoảng thời gian cuối thu, đầu đông. Hoa thường mọc thành dải, phủ kín bạt ngàn các triền đồi. Tầm tháng 10, 11 hàng năm, khi tiết trời đổ lạnh là lúc loài hoa này bung nở giữa núi rừng, tạo nên cảnh sắc ngoạn mục nửa thực nửa mơ.
Chi pâu xuất hiện trên mạng xã hội cách đây 2 năm. Nó được biết đến là một thảm tím trải dài bất tận, mênh mông và hút mắt chẳng thua kém gì những cánh đồng hoa oải hương ở Pháp. Chỉ mới xem qua ảnh hoặc clip thôi nhưng đã thấy thu hút bởi những hình ảnh quá đỗi tím lịm khiến ta khoác ba lô đi đến một vùng quê châu Âu ngay tại Yên Bái.
Sự tích hoa chi pâu giống như cây thì là, khi nói chuyện với đồng bào người Mông, hỏi rằng loài hoa đó có tên là gì thì nhận được câu trả lời: "Chi pâu".
Sắc tím của hoa chi pâu Tây Bắc không đậm như hoa oải hương mà pha thêm chút màu trắng mong manh, dễ vỡ như người con gái tuổi xuân thì. Mùa đông tới cũng là lúc hoa chi pâu kết bông thành những chùm nhỏ li ti phủ kín các triền núi. Nhìn từ phía xa, tấm thảm tím khổng lồ lơ lửng giữa những tầng mây trắng của hoa chi pâu đủ mê hoặc bất kỳ ánh mắt những người khó tính nhất.
Nếu bạn "yêu màu tím, thích thủy chung" thì hãy lên ngay kế hoạch chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, còn gì thú vị hơn cảm giác chìm đắm giữa mây trời lồng lộng, trên đồi hoa chi pâu đẹp ngất ngây như thế?
Mùa vàng La Pán Tẩn Mới đây, Big 7 Travel công bố 50 địa điểm đẹp nhất thế giới năm 2020 dựa trên bảng khảo sát trên 1,5 triệu người dùng Pinterest, Instagram; trong đó, hình ảnh Mù Cang Chải (Yên Bái, Việt Nam) xếp thứ 21. Đồi Mâm xôi. Lên hết đèo Khau Phạ, đi qua những cung đường đẹp, bên này là vách núi, bên kia...