Yên Bái: Chủ tịch tỉnh họp khẩn trong đêm giữa “điểm nóng” mưa lũ
Trước tình hình mưa lũ có diễn biến phức tạp, thiệt hại về người và của gia tăng từng giờ, ông Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã trực tiếp vào “điểm nóng” Văn Chấn, họp khẩn trong đêm với các sở, ban, ngành của tỉnh và cán bộ chủ chốt của huyện để tìm phương án đối phó với mưa lũ, giảm thiệt hại về người và của ở mức thấp nhất.
Ông Đỗ Đức Duy – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã trực tiếp vào “điểm nóng” Văn Chấn, họp khẩn trong đêm với các sở, ban, ngành của tỉnh và cán bộ chủ chốt của huyện để tìm phương án đối phó với mưa lũ.
Thông tin mới nhất phóng viên Dân Việt cập nhật được, đến tối ngày 20.7, tỉnh Yên Bái có 29 xã bị cô lập hoàn toàn, thuộc 5 huyện là Văn Chấn, Mù Căng Chải, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên. Tổng số người chết, mất tích và bị thương là 26 người.
Thiệt hại về nhà cửa là 3.024 nhà, trong đó có 79 nhà bị sập trôi hoàn toàn, nhà bị thiệt hại rất nặng (50 – 70%) là 97 nhà và 2.866 nhà bị ngạp nước, sạt lở taluy, tốc mái hư hỏng.
Ngoài ra, nhiều tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ bị ngập nước sâu, sạt lở giao thông gặp khó khăn. Đặc biệt, xã Âu Lâu (TP.Yên Bái) do nước suối Ngòi Lâu dâng cao nên đã gây ngập úng diện rộng, chia cắt nhiều thôn trên địa bàn xã, cầu treo tại thôn Trấn Thanh 1 bắc qua suối Ngòi Lâu đã bị sập do lũ cuốn khiến 2.500 hộ dân bị ảnh hưởng.
Bùn đất tràn đường gây chia cắt. (Ảnh: P.V)
Tổng diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại khoảng 1.114 ha (Văn Chấn: 122 ha; Trạm Tấu 3 ha; Thị xã Nghĩa Lộ: 5 ha; Trấn Yên 400 ha; Yên Bái 300 ha; Văn Yên 254 ha; Yên Bình 30 ha). Gia súc, gia cầm bị thiệt hại 4 con trâu tại huyện Văn Yên.
Video đang HOT
Theo ước tính sơ bộ, tổng số thiệt hại do mưa lũ gây ra đến thời điểm nầy khoảng 170 tỷ đồng.
Bước đầu, tỉnh Yên Bái đã quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng/người đối với hộ gia đình có người chết, mất tích; hỗ trợ 2,5 triệu đồng đối với người bị thương; hỗ trợ 25 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn; hỗ trợ 10 triệu đồng đối với gia đình có nhà bị hư hỏng nặng; hỗ trợ các gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian 2 tháng để người dân ổn định cuộc sống và sản xuất.
Tỉnh lộ 174 (Nghĩa Lộ đi Trạm Tấu) liên tục bị ách tắc do nước suối chảy và bùn tràn qua đường.
Tỉnh cũng đã bố trí nơi ăn, ở tạm thời và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống. Rà soát, tìm những địa điểm đất nền để dự kiến làm nơi ở mới cho các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn.
Chủ tịch tỉnh yêu cầu tiếp tục tổ chức lực lượng tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi hỗ trợ, động viên các gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương và mất nhà, tài sản, đẩy mạnh rà soát, di dời các hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toà, chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn cùng với nhân dân khẩn trương tìm quỹ đất xây dựng nhà mới cho số hộ dân bị mất nhà cửa, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, Chủ tịch tỉnh chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các công trình giao thông, thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền, vận động nhân dân không đi lại, xúc cá, vớt củi khi có mưa lũ.
Theo Danviet
Trận lũ quét lúc nửa đêm khiến nhiều người bị cuốn đi
Cơn lũ lớn chưa từng có bất ngờ ập đến trong đêm cuốn phăng căn nhà sàn và bốn người thân của anh Dũng tại Thanh Hoá.
Khoảng 22h ngày 19/7, hầu hết các gia đình ở bản Hắc (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, Thanh Hoá) đang say ngủ thì bất ngờ xuất hiện những tiếng động lạ. Lẫn trong tiếng nước đổ ầm ào là tiếng la hét thất thanh vang lên trong màn đêm. Dân bản vội túa ra ngoài tìm chỗ an toàn ẩn náu.
Dùng suối Hin Pun ngổn ngang cây cối và đá tảng sau trận lũ đêm 19/7. Ảnh: Lê Hoàng.
Lũ về quá nhanh khiến gia đình ông Vi Văn Thiên (50 tuổi) không kịp trở tay. Căn nhà sàn cùng bốn người đã bị cuốn trôi, gồm: ông Thiên, bà Lê Thị Tặm (85 tuổi, mẹ ông Thiên), chị Hà Thị Biển (28 tuổi, con dâu ông Thiên) và cháu Vi Thị Huyền Trân (5 tuổi, cháu nội ông Thiên).
Đến sáng nay, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể ông Thiên và bà Tặm cách nhà khoảng 50 m. Trận lũ đêm qua cũng cuốn trôi hai căn nhà khác dựng ven suối, khiến ba người bị thương. Những gia đình này đều là anh em, họ hàng.
Ít giờ sau, cơn lũ dữ đi qua để lại ở bản Hắc là cảnh tượng tan hoang. Hàng nghìn khối đất đá, cây cối nằm ngổn ngang dọc theo triền núi và ven dòng suối Hin Pun. Trên nền những ngôi nhà sàn bị cuốn trôi là la liệt bùn đất và những vật dụng sinh hoạt còn sót lại nằm vương vãi.
Anh Dũng cùng lúc mất bốn người thân. Ảnh: Lê Hoàng.
Thiệt hại lớn nhất là gia đình anh Vi Văn Dũng (28 tuổi). Trận lũ đã khiến người đàn ông trẻ này mất đi bà nội và bố, còn vợ cùng con gái đang mất tích. Anh Dũng kể, lúc lũ về anh đang ngồi trong nhà cùng bố. Nghe tiếng động lớn, anh chỉ nghĩ tiếng sấm, chưa kịp định thần thì thời khắc biệt ly ập đến.
"Tôi nghe những tiếng nổ lớn, rồi chỉ sau ít giây nước từ sườn đồi cứ thế ào đến khiến căn nhà rung lên bần bật và đổ sụp", anh Dũng nhớ lại. Anh bị dòng lũ cuốn trôi song may mắn ôm được cây cột nhà nên thoát nạn.
Anh Dũng nghe tiếng vợ con la hét, anh định lao theo dòng nước lũ cứu song có ai đó túm tay ngăn lại. "Tất cả người thân ra đi mà không nói với nhau một lời từ biệt...", anh Dũng nói trong nước mắt.
Sáng nay, các gia đình ở bản Hắc đều nghỉ việc để lo tang ma cho những người thiệt mạng. Lúc đưa tang, trời vẫn đổ mưa lớn. Người dân địa phương cho biết, trước khi lũ về, trời đã đổ mưa như trút nước trong nhiều giờ, không ai nghĩ trận lũ quét lại kinh hoàng như vậy.
Lực lượng chức năng huy động máy xúc lật những tảng đá lớn ven suối tìm nạn nhân mất tích. Ảnh: Lê Hoàng.
Gia đình cũng bị thiệt hại, ông Hà Văn Tằm (Chủ tịch UBND xã Trí Nang) cho hay: "Từ đời ông cha ở đây chưa khi nào có trận lũ quét lớn lịch sử như vậy cả".
Sáng 20/7, ông Phạm Đăng Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, thăm hỏi các gia đình bị nạn. Hàng trăm người gồm các lực lượng bộ đội, công an, dân quân tự vệ và dân bản đang được huy động men theo suối Hin Pun tìm những người mất tích. Hiện nước lũ ở Trí Nang đã rút.
Lê Hoàng
Theo VNE
Yên Bái: Mưa lớn tại Trấn Yên, một người bị vùi lấp, nhiều nơi cô lập Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa lớn kéo dài từ ngày 18 đến nay, làm 1 người bị vùi lấp và 4 người bị thương. Mưa lớn cũng gây sạt lở đất và ngập úng nhiều tuyến giao thông, làm ảnh hưởng đến đời sống của...