Yemen: Đua nhau lấy vợ vì… bất mãn chính quyền
Báo chí Arab cho hay, tỉ lệ kết hôn của thanh niên Yemen đang tăng đột biến trong bối cảnh chiến loạn trong nước không ngừng leo thang.
Tình hình bạo lực liên tiếp gia tăng ở Yemen không những không làm giảm tỉ lệ kết hôn của các đôi bạn trẻ, trái lại, tỉ lệ kết hôn của thanh niên nước này đang tăng cao hơn so với trước kia. Ở thủ đô Sana’a, hầu như ngày nào cũng thấy những chiếc xe cưới hạng sang lướt trên phố, đây đã trở thành cảnh tượng độc đáo trong bối cảnh chiến sự hỗn loạn đang tiếp diễn ở đất nước này.
Tuy bạo loạn đã khiến 35% người Yemen thất nghiệp, nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì làm ăn thua lỗ; nhưng trên đường phố Sana’a, những cửa hàng cung cấp dịch vụ cưới như váy cưới, hoa cưới và cả cho thuê xe cưới… lại làm ăn rất khấm khá, trong đó, cửa hàng cung cấp dịch vụ xe cưới là phát đạt nhất.
Một báo cáo phân tích thấy, có hai nguyên nhân dẫn tới tình trạng này: thứ nhất, tuy tình hình bất ổn, nhưng cuộc sống không chờ đợi ai và vẫn diễn ra như thường, hơn nữa, nhiều người lại càng không muốn trì hoãn thời gian kết hôn; thứ hai, nhiều thanh niên đã dùng cách kết hôn này để thể hiện sự bất mãn đối với chiến loạn đang diễn ra trên đất nước mình.
Một chú rể có tên Mansoure nói với các phóng viên, anh muốn cùng vợ tương lai sinh thật nhiều con, để chúng có thể xuống đường biểu tình cho đến khi đất nước yên ổn trở lại như họ muốn.
Video đang HOT
Ở một diễn biến liên quan, hôm qua (8/10), trên Đài truyền hình quốc gia Yemen, Tổng thống Ali Abdullah Saleh một lần nữa tuyên bố sẽ từ bỏ quyền lực trong một vài ngày tới; đồng thời nhắc nhở người ủng hộ chuẩn bị ứng phó với những thách thức có thể xuất hiện. Ông cũng đồng thời nhấn mạnh sẽ không trao quyền cho phe đối lập, bởi “chỉ có những người trung thực – bất luận là binh sĩ hay thường dân – mới có khả năng quản lí quốc gia”.
Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh
Từ cuối tháng 1 năm nay, khắp nơi tại Yemen liên tục nổ ra các cuộc biểu tình chống chính phủ. Hồi tháng 4, Hội đồng hợp tác các nước Ả rập vùng vịnh (Gulf Cooperation Council – GCC) đề xuất thỏa thuận nhằm giải quyết khủng hoảng trong nước Yemen, nội dung chủ yếu của thỏa thuận này bao gồm việc ông Saleh chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống, tuyên bố từ chức trong vòng 30 ngày, thành lập chính phủ liên hợp do phe đối lập lãnh đạo, hơn nữa tổ chức bầu cử Tổng thống.
Ông Saleh từng 3 lần đồng ý kí thỏa thuận nhưng sau đó đều không thực hiện.
Tháng 6 năm nay, sau khi bị thương trong vụ phủ Tổng thống bị đánh bom, ông Saleh đã đến Saudi Arabia chữa trị. Từ khi ông về nước vào tháng 9, tình hình trong nước Yemen tiếp tục bất ổn, đàm phán giữa đảng cầm quyền và liên minh đảng đối lập về vấn đề Tổng thống chuyển giao quyền lực lâm vào bế tắc.
Hôm 1/10, phát ngôn viên chính phủ Yemen Nadi Gu tuyên bố, tính đến ngày 25/9, đã có ít nhất 1480 người thiệt mạng trong cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ Yemen và người biểu tình chống chính phủ.
Theo VTC
Tổng thống Yemen 'sẽ từ chức'
Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh hôm qua tuyên bố ông sẽ từ bỏ quyền lực trong vài ngày tới.
Ông Ali Abdullah Saleh. Ảnh: EPA.
BBC cho biết, ông Saleh công bố ý định từ chức trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm qua. "Tôi không thèm khát quyền lực. Tôi cự tuyệt quyền lực và tôi sẽ từ bỏ nó trong những ngày tới", ông tuyên bố.
Bài phát biểu của ông Saleh không đề cập tới thỏa thuận chuyển giao quyền lực do các quốc gia vùng vịnh bảo trợ và thời gian cụ thể cho việc từ chức của tổng thống.
Làn sóng biểu tình chống Tổng thống Saleh bắt đầu từ ngày 27/1, khi người dân đổ ra các đường phố tại thủ đô Sanaa và các thành phố ở phía nam để kêu gọi ông từ chức. Các nước vùng Vịnh đã soạn thảo một thỏa thuận chuyển giao quyền lực cho Saleh, theo đó ông trao quyền cho phó tổng thống để đổi lấy quyền miễn tố.
Ông Saleh từng thể hiện ý định từ chức nhiều lần, song cuối cùng ông đều rút khỏi các thỏa thuận bàn giao quyền lực. Tháng trước ông đột ngột trở về từ Ảrập Xêút, nơi ông điều trị vết thương do một vụ nã đạn pháo vào dinh tổng thống hồi tháng 6.
Trong buổi trả lời phỏng vấn đầu tiên kể từ khi trở về Yemen hồi tháng 9, Tổng thống Saleh khẳng định ông sẽ không từ chức nếu những đối thủ chính trị của ông được phép tranh cử tổng thống.
Tawakkul Karman, một trong những người lãnh đạo làn sóng biểu tình chống chính phủ Yemen và được trao giải Nobel Hòa bình năm nay, nhận định người dân không nên tin tuyên bố từ chức của ông Saleh và nên tiếp tục biểu tình. "Chúng tôi không tin nếu người đàn ông này nói ông ta muốn từ bỏ quyền lực", Karrman phát biểu trên kênh truyền hình al-Jazeera.
Yemen đang đối mặt với nhiều thách thức an ninh do tình trạng đấu đá lẫn nhau giữa các phe nhóm chính trị và tình trạng bạo lực do phiến quân gây nên ở miền nam. Giới phân tích lo ngại những nhóm phiến quân Hồi giáo có mối quan hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda ở miền nam đang tận dụng sự bất ổn của Yemen để đẩy mạnh các cuộc tấn công quân đội chính phủ.
Theo VNExpress
Tổng thống Yemen Saleh đặt điều kiện từ chức Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh ngày 29/9 cho biết, sẽ không từ chức nếu các đối thủ chính trị (từng là đồng minh của ông) được phép tham gia các cuộc bầu cử. Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh. (Nguồn: topnews.in) Trả lời phỏng vấn các tờ Thời báo và Bưu điện Washington của Mỹ, ông Saleh khẳng định sẽ thực thi...