Yeah1 dung túng kênh YouTube ‘bẩn’ kiếm tiền?
Thu nạp kênh có nội dung chất lượng thấp vào mạng lưới để qua mặt YouTube rồi ‘đá’ đi, Yeah1 được cho đang tiếp tay cho hàng nghìn kênh YouTube kiếm tiền bất chính.
Ngày 3/3, Công ty CPTĐ Yeah1 gửi đi thông báo về việc YouTube sẽ ngừng thỏa thuận lưu trữ nội dung với đơn vị này từ sau ngày 31/3.
Theo Tập đoàn Cổ phần Yeah1 (YGC), sự việc bắt đầu khi YouTube cho rằng SpringMe – công ty có trụ sở tại Thái Lan mà YGC có 16,5% cổ phần hoạt động tuyển lựa kênh trái với quy định của YouTube.
Việc này khiến Yeah1 Network chịu ảnh hưởng liên đới.
Sau khi thông tin trên được công bố, cộng đồng những người làm YouTube tại Việt Nam không lấy làm bất ngờ. Họ cho rằng đây là hậu quả của một loại dịch vụ “ngoài luồng” mà lâu nay YGC âm thầm thực hiện. Đó là dịch vụ “bật kiếm tiền” cho các kênh YouTube mới thành lập, muốn đi lên nhanh bằng nội dung kém chất lượng hoặc giật gân.
Dịch vụ “qua mặt” YouTube giá 60 triệu đồng
“Dịch vụ bật kiếm tiền cũng cả nửa năm nay rồi”, tài khoản Facebook Biên Thanh bình luận và cho rằng đây là hậu quả xứng đáng cho việc kiểm duyệt kênh lỏng lẻo.
Nói với Zing.vn, Quốc Bằng, người làm kênh YouTube lâu năm tại TP.HCM, một kênh YouTube đủ 1.000 người đăng ký, 4.000 giờ xem video và nội dung phù hợp sẽ được bật kiếm tiền từ quảng cáo Google Adsense.
Các “YouTuber” cho rằng dịch vụ bật kiếm tiền đã dẫn đến việc YouTube ngừng hợp tác với Yeah1.
Video đang HOT
Tuy vậy, với những người làm nội dung YouTube “bẩn” (nội dung nhảm, độc hại), không đủ điều kiện thường sẽ không được xét duyệt bật kiếm tiền từ YouTube. Chính vì vậy, “dịch vụ bật kiếm tiền” ra đời.
“Các kênh không đủ điều kiện nội dung sẽ được cho vào network. Điều này giúp kênh có uy tín với YouTube và dễ dàng được YouTube xét duyệt kiếm tiền hơn”, Bằng nói.
Sau khi đã bật kiếm tiền, network sẽ ngừng liên kết với kênh (đá kênh). Lúc này, network sẽ không chịu trách nhiệm quản lý nội dung của kênh nữa. Đồng thời, kênh đã được kích hoạt khả năng kiếm tiền sẽ tiếp tục “ăn nên làm ra” dù nội dung tệ hại, miễn là có đông người xem.
“Giá cho dịch vụ này từ 10-60 triệu đồng/kênh tùy quy mô và mức độ vi phạm nội dung của kênh”, Bằng nói thêm.
YouTube phó thác kiểm duyệt cho network kiểu Yeah1
Trên thực tế, network sinh ra với nhiệm vụ thay YouTube kiểm duyệt nội dung, quản lý hoạt động của các kênh. Chính vì vậy, kênh khi vào network sẽ được YouTube tín nhiệm, bật kiếm tiền dễ dàng hơn.
Với những chủ kênh YouTube, network như Yeah1 có vai trò như một người bảo vệ, nâng đỡ, giải quyết các khiếu nại về bản quyền, được hỗ trợ phân phối trên nhiều nền tảng, sử dụng kho bản quyền chung… Đổi lại, cái giá mà chủ kênh phải trả cho network là 10-40% lợi nhuận.
Nếu không đạt được thỏa thuận với YouTube sau ngày 31/1, Yeah1 Network sẽ không thể hoạt động quản lý kênh nữa.
Theo rất nhiều chủ kênh trong một nhóm kín chuyên kiếm tiền từ YouTube, từ ngày 4/3, hàng loạt kênh YouTube bật kiếm tiền qua dịch vụ đã bị YouTube truy quét dẫn tới mất kênh.
“Tối qua đến nay đã mất 5 kênh bật kiếm tiền qua dịch vụ. YouTube đang quét như vậy chứng tỏ họ biết Yeah1 đang làm gì”, Tài Hoàng, người làm YouTube từng sử dụng dịch vụ bật kiếm tiền để vào network của Yeah1 cho biết.
Rất nhiều trong số đó thuộc network SpringMe, một công ty con thuộc Tập đoàn Cổ phần Yeah1.
“Trước kia bật kiếm tiền qua network SpringMe. Hóa ra nó là của trùm cuối Yeah1″, tài khoản Facebook Đặng Đông bình luận. Nhiều người cho rằng không đơn giản vì sai phạm của một công ty con khiến toàn bộ ba network lớn của Yeah1 chịu thiệt hại.
Hiện phía Yeah1 chưa có câu trả lời chính thức cho cái gọi là “dịch vụ bật kiếm tiền” trên. Những lời tố cáo Yeah1 chủ yếu đến từ những chủ kênh YouTube tại Việt Nam.
Trong phiên giao dịch đầu tiên sau khi thông báo được gửi đi, cổ phiếu YGC với mã YEG giảm 6,89% so với ngày 1/3. Đà giảm kịch biên độ của YEG cũng khiến vốn hóa của Yeah1 giảm hơn 500 tỷ đồng. Hiện tại, với 31,28 triệu cổ phiếu đang niêm yết (tương đương vốn điều lệ gần 312,8 tỷ đồng), định giá thị trường của Yeah1 đang vào khoảng 7.500 tỷ.
Nếu YouTube không giải quyết việc này, Yeah1 Network sẽ không thể quản lý toàn bộ các kênh YouTube đang liên kết với công ty.
Zing.vn đang liên hệ với YouTube để có câu trả lời về trường hợp của Yeah1 Network cũng như cách mà nền tảng này xử lý network nếu có dấu hiệu sai phạm về mặt nội dung.
Theo zing
Youtube phủ nhận xuất hiện video liên quan đến "trò chơi tự sát" Momo
Trước thông tin và những lời cảnh báo về việc "trò chơi tự sát" Momo nhằm vào trẻ em được "ngụy trang" tinh vi trong những video được chia sẻ lên Youtube, đại diện của trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới đã phủ nhận điều này.
Thử thách Momo (Momo Challenge) là một "trò chơi tự sát" được phát tán và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội toàn cầu từ giữa năm 2018, bao gồm WhatsApp và Facebook, mà đối tượng nhắm đến là trẻ em và trẻ vị thành niên, sẽ yêu cầu những đứa trẻ thực hiện các hành động nguy hiểm hoặc tự gây hại cho bản thân mình mà không để cho cha mẹ được biết.
Sau một thời gian tạm lắng, mới đây đã xuất hiện những thông tin về việc thử thách Momo bắt đầu "bùng phát" trở lại, nhưng không chỉ xuất hiện trên WhatsApp hay Facebook như trước đây mà Momo còn len lỏi vào những đoạn video trên Youtube và được "ngụy trang" một cách rất tinh vi dưới dạng những video dành cho trẻ em. Điều này khiến cho Momo có thể tiếp cận được với trẻ em mà phụ huynh của chúng không hề hay biết.
Youtube phủ nhận việc dịch vụ này đang được lợi dụng để phát tán "trò chơi tự sát" Momo
Trước thông tin này, nhiều trường học tại Anh và thậm chí cảnh sát tại Bắc Ireland đã phải đưa ra lời cảnh báo đến các bậc phụ huynh về nguy cơ con em của họ bị ảnh hưởng bởi "trò chơi tự sát" Momo và cần phải giám sát kỹ hơn đến các hoạt động trên môi trường trực tuyến, đặc biệt cảnh báo nguy cơ trẻ em có thể tiếp cận với Momo thông qua các video trên Youtube.
Trước thực trạng bị xem là nguồn phát tán các nội dung liên quan đến Momo, đại diện Youtube đã lên tiếng phủ nhận, đồng thời khẳng định rằng hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy có các video liên quan đến Momo xuất hiện trên Youtube và nếu có thì sẽ lập tức bị xóa bỏ.
"Chúng tôi muốn làm rõ vài điều liên quan đến thử thách Momo: Chúng tôi không nhận thấy bằng chứng nào cho thấy có những video giới thiệu về thử thách Momo trên Youtube", đại diện Youtube khẳng định. "Những video khích lệ các hành động có hại và thử thách nguy hiểm là vi phạm chính sách của chúng tôi".
Đại diện của Youtube cũng kêu gọi bất kỳ ai nhìn thấy những video với nội dung gây hại và thử thách nguy hiểm trên Youtube hãy lập tức sử dụng công cụ báo báo để gửi thông báo về Youtube để các video này lập tức bị xóa bỏ.
Hiện vẫn chưa thể xác định được nguồn gốc thực sự của thử thách Momo và nó được ra đời với mục đích gì, nhưng theo nhiều chuyên gia công nghệ, Momo đang được các hacker lợi dụng để lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên, lứa tuổi vẫn còn phải đối mặt với nhiều cạm bẫy trên môi trường trực tuyến.
Thông qua câu chuyện về thử thách Momo đang được truyền thông đăng tải, các chuyên gia công nghệ một lần nữa nhấn mạnh với các bậc phụ huynh về việc giám sát kỹ con em của mình khi tham gia mạng xã hội và sử dụng Internet, đặc biệt cần cho trẻ biết rõ tầm quan trọng của thông tin cá nhân và tuyệt đối không được giao những thông tin này cho bất kỳ ai trên Internet.
Theo Dan Tri
YouTube đang xoá bỏ tất cả các video về yêu quái Momo Cuối cùng công ty cũng lên tiếng về trò bịp bợm đang nổi như cồn trên trang chia sẻ video lớn nhất hành tinh thời gian qua. YouTube sẽ không chấp nhận chạy quảng cáo trong các video về trò lừa bịp mang tên "Thử thách Momo" (Momo Challenge) mới nổi lên gần đây, ngay cả khi đó là quảng cáo từ các...