Yangyang NCT bị fan ‘dạy đời’ sau khi NCT U dính phốt xúc phạm văn hóa Ấn Độ
Sự việc tưởng nhỏ mà hóa to này đã làm dấy lên cuộc tranh cãi nảy lửa giữa fan Hàn và fan quốc tế.
Sau khi NCT U dính phải phốt xúc phạm văn hóa Ấn Độ, khiến fan Ấn “sôi máu” gửi thư yêu cầu nhóm xin lỗi tới tận SM, các fan NCT nói chung có vẻ khá nhạy cảm với những động thái liên quan tới nhóm.
Đó là lý do mà trong sự kiện video call mang tên YES24 vừa qua của NCT, một fan đã dành một vài phút cuối cùng trong cuộc gọi với thành viên Yangyang để nhắc nhở nam idol về những lo ngại đang tồn tại trong cộng đồng fan NCT quốc tế.
“Mình hi vọng rằng bạn có thể để tâm đến các fan quốc tế từ khắp các nền văn hóa khác nhau bởi chỉ một hành động nhỏ thôi cũng đủ gây ra ảnh hưởng lớn tới chúng tôi”.
Khi được chia sẻ trên Twitter, mặc dù nhiều fan quốc tế hoàn toàn đồng tình với hành động này khi có thể đánh tiếng để nhóm không phạm phải những sai lầm như vừa qua thêm lần nữa, nhưng các fan Hàn lại cho rằng điều này đã đi quá giới hạn.
“Những cuộc gọi này có ý nghĩa giúp các fan kết nối và giao lưu với NCT, chứ không phải khiến họ phải cảm thấy xấu hổ hay không thoải mái.
Video đang HOT
Nếu như bạn muốn nêu ý kiến về bất kỳ vấn đề nào đó thì gửi mội tin nhắn sẽ là lựa chọn đúng đắn hơn nhiều. Nếu thực sự quan tâm đến các thành viên và muốn ‘góp ý’ để họ làm tốt hơn thì bạn nên chỉnh đốn lại cách xử lý của bạn trước đã”.
Các NCTzens tại Hàn cũng chỉ trích hành động này khi đưa Yangyang vào tình huống khó dù nam idol không hề liên quan đến phốt xúc phạm văn hóa Ấn.
“Tại sao lại lôi Yangyang vào vụ này? Vì cậu ấy có thể nói tiếng Anh à? Và điều quan trọng là tại sao lại đưa chuyện này vào fan meeting?
Làm ơn đi, nếu muốn nói điều gì đó về Idol Hàn thì hãy tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa Hàn trước, tự giáo dục bản thân cho tốt rồi đưa ra lý luận nào đó hợp lý. Có chuyện gì xảy ra với con người quốc tế nghĩ mình là thần thánh trên hành tinh này thế?”.
Hiện nay những tranh luận giữa cộng đồng fan quốc tế và fan Hàn của NCT vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn ngày càng gay gắt hơn.
“Tại sao mấy người NCTzens Hàn lại gây áp lực cho fan quốc tế, người đã lên tiếng nhắc nhở Yangyang về fans đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau và khuyên họ nên cẩn thận hơn? Bạn ấy đã làm đúng vì chúng tôi không muốn có bất kỳ vấn đề nào xảy ra với NCT thêm nữa”.
Bạn nghĩ sao về cuộc đụng độ lần này giữa “Korea NCTzens” và “International NCTzens”.
Ứng dụng 'kỳ thị' app Trung Quốc bị Google gỡ bỏ
Ứng dụng Remove China Apps đã đạt hơn 5 triệu lượt tải về chỉ riêng tại thị trường Ấn Độ.
Trước bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đang biến chuyển căng thẳng, sự ra đời của Remove China Apps được đánh giá là một sản phẩm "đổ thêm dầu vào lửa".
Remove China App cho phép người dùng nhận biết và xóa các ứng dụng của Trung Quốc.
Theo nhà phát triển OneTouch AppLabs có trụ sở tại Jaipur, Remove China Apps là một sản phẩm giúp phát hiện và xóa bỏ những phần mềm có nguồn gốc từ Trung Quốc trên điện thoại người dùng. Ứng dụng mới ra đời này đang tạo nên cơn sốt tại Ấn Độ khi đạt hơn 5 triệu lượt tải về kể từ ngày ra mắt.
Tuy nhiên vào ngày 2/6, Google đã có động thái loại bỏ ứng dụng này ra khỏi Cửa hàng Google Play. Thông báo trên Twitter sáng ngày 3/6, chủ sở hữu của Remove China Apps cũng chia sẻ rằng ứng dụng đã bị loại khỏi cửa hàng Google nhưng không giải thích rõ lý do.
Hai quốc gia đông dân nhất thế giới Ấn Độ và Trung Quốc chia sẻ đường biên giới dài 3.500 km và có vài khu vực tranh chấp trên đường biên giới này. Một cuộc chiến đã diễn ra vào năm 1962 và kể từ đó tới nay binh sĩ hai nước đã nhiều lần đụng độ, mặc dù lần cuối súng nổ trên biên giới đã là từ thập niên 1970.
Phía Ấn Độ đồng thời cũng bày tỏ mối lo ngại về sự xâm nhập của các công ty Trung Quốc vào nền kinh tế trong nước. Tháng 4, chính quyền Ấn Độ đã có các biện pháp thắt chặt khả năng đầu tư từ quốc gia láng giềng này.
Google đã xóa ứng dụng ra khỏi Cửa hàng Google Play.
Không những thế, làn sóng phản đối Trung Quốc nói chung và các sản phẩm của quốc gia này nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều cộng đồng người Ấn Độ, trong đó có các ngôi sao trong giới Bollywood, nổi tiếng nhất là dòng hashtag bài trừ sản phẩm Trung Quốc #BoyscottChineseProduct trên Twitter.
Với Google, công ty công nghệ này có chính sách nghiêm cấm các ứng dụng có hành vi "cố gắng đánh lừa người dùng hoặc kích hoạt các hành vi không trung thực". Google cũng cấm các ứng dụng khuyến khích người dùng xóa hoặc vô hiệu hóa các ứng dụng của bên thứ ba trừ khi đó là một phần của dịch vụ bảo mật được kiểm chứng.
Đồng thời, Google cũng cấm các sản phẩm hoạt động trong cửa hàng Google Play thay đổi cài đặt hoặc tính năng của thiết bị bên ngoài ứng dụng mà không có sự cho phép của người dùng.
Theo TechCrunch, Remove China App không hẳn cho kết quả chính xác, sản phẩm này đôi khi không phân biệt được nguồn gốc của các ứng dụng có trong điện thoại người dùng, ví dụ như ứng dụng họp trực tuyến Zoom của Mỹ.
Đại diện của Remove China Apps đã từ chối trách nhiệm liên quan đến ứng dụng này, ngoài ra tuyên bố rằng ứng dụng này được phát triển nhằm mục đích cung cấp thông tin chứ không buộc mọi người gỡ cài đặt bất kỳ ứng dụng nào.
Người trẻ Hàn Quốc đang ngập đầu trong nợ nần Nhiều gia đình Hàn Quốc đang ngập đầu trong nợ nần vì nhiều lý do khác nhau, từ bội chi thẻ tín dụng cho tới thất nghiệp, thua lỗ cờ bạc. Thu nhập của Koo Young-gyu là 620.000 won/ tháng (gần 12 triệu đồng) nhưng vì có 4 chiếc thẻ tín dụng nên anh được phép chi tiêu gấp 60 lần số tiền...