Yang Bay – Vẻ đẹp bình yên chốn đại ngàn
Với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ cùng vẻ đẹp bình yên chốn đại ngàn, Yang Bay (xã Khánh Phú – Khánh Vĩnh – Khánh Hòa) là địa điểm không thể bỏ qua của những tâm hồn yêu thiên nhiên và ưa khám phá.
Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo nhiều tác động bất lợi đối với sức khỏe con người như: Trầm cảm, lo âu, mất tập trung, đau nhức cơ thể… Để tìm liều thuốc “giải độc” cho cuộc sống đô thị bận rộn, người Nhật có hoạt động “shinrin-yoku” – chỉ việc “đắm mình vào không gian rừng” hay “tắm rừng” để đến với không gian trong lành, mát mẻ, mang lại cảm giác bình yên, thư thái.
Màu xanh “chữa lành” tâm hồn nơi núi rừng Yang Bay.
Nếu bạn muốn tự mình “tắm rừng” thì Công viên Du lịch Yang Bay sẽ là điểm đến hoàn hảo. Yang Bay cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 45km về phía Tây, tách biệt với thế giới bên ngoài bởi khung cảnh tĩnh lặng của một vùng sơn cước. Không tiếng còi xe ồn ã, không khói bụi mịt mù, đường vào Yang Bay tràn ngập cây xanh, chào đón du khách bằng màu xanh tươi mát của núi rừng.
Đến Yang Bay để kết nối với thiên nhiên bằng cả 5 giác quan: Hít hà mùi hương của rừng, tận hưởng không khí trong lành, đắm mình trong dòng nước mát lạnh, ngắm nhìn những vạt rừng xanh thăm thẳm, lắng nghe tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách, chạm vào những đóa hoa rực rỡ sắc màu và cảm nhận làn gió mơn man trên làn da.
Yang Bay được mẹ thiên nhiên ưu đãi khi sở hữu nhiều thác nước lớn nhỏ nằm ẩn mình giữa rừng xanh bất tận. Lớn nhất là thác Yang Bay dài 2.000m, độ cao 80m; hai thác nhỏ là Ho Cho và Yang Khang. Nhìn từ xa, thác Yang Bay như dải lụa trắng vắt qua rừng già, hòa mình vào dòng suối hiền hòa len lỏi qua những kẽ đá, tạo thành hồ nước trong vắt dưới chân thác. Tại đây, bạn sẽ tận hưởng cảm giác sảng khoái khi hòa mình vào dòng nước mát, xua tan những muộn phiền, mệt mỏi. Những ai muốn thử thách bản thân có thể men theo con đường mòn ngược lên đỉnh thác. Từ đây phóng tầm mắt ra xa để chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của núi rừng.
Băng qua cầu treo Kơ-nia, thác Ho Cho hiện ra giữa rừng già với hai mạch nguồn nóng – lạnh tạo nên nét độc đáo của dòng thác này. Tại chân thác có những mạch khoáng nóng tuôn ra từ khe nứt của các khối đá. Mạch nước nóng này kết hợp với dòng nước mát lạnh từ thác Ho Cho tạo nên những hồ nước khoáng nóng dưới chân thác.
Tắm khoáng nóng được khoa học chứng minh là liệu pháp hữu hiệu để thư giãn, giảm căng thẳng, chữa được một số bệnh nhờ vào nguồn khoáng chất dồi dào trong suối nước nóng. Còn gì tuyệt vời hơn khi ngâm mình trong dòng nước ấm, thả mình thư giãn và ngắm nhìn khung cảnh non nước thơ mộng xung quanh. Giữa không gian tĩnh lặng núi rừng, là tiếng thác chảy và tiếng chim rừng lẩn khuất lúc hiện lúc ẩn.
Ngoài thác nước mát lạnh, khoáng nóng êm dịu, miền hoang sơ Yang Bay còn có “đặc sản” tắm bùn – món quà được mẹ thiên nhiên ưu ái cho vùng đất Khánh Hòa. Giữa không gian bao la của núi rừng, được ngâm mình trong lớp bùn mềm mịn, bao âu lo, mệt mỏi dần tan biến.
Về với núi rừng Yang Bay là về với nơi xoa dịu tâm hồn, đắm mình giữa thiên nhiên để tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của tạo hóa. Màu xanh mát rượi của cây hòa cùng ánh nắng trong trẻo xuyên qua từng tán lá, tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách… là phương thuốc hữu hiệu sau những bộn bề, lo toan của cuộc sống hiện đại.
Bình yên ở ngôi làng cổ bên dòng sông Ô Lâu
Hòa mình vào không gian tràn ngập cây xanh với nhiều ngôi nhà rường cổ kính, vườn cây trĩu quả...
Video đang HOT
ở làng cổ Phước Tích, du khách cảm thấy thư thái tâm hồn, bình yên đến lạ.
Đến Huế du lịch, du khách có rất nhiều sự lựa chọn thú vị tùy vào sở thích du lịch của bản thân. Với những ai yêu thích thiên nhiên và những nơi bình an, làng cổ Phước Tích là một địa điểm phù hợp.
Ngôi làng thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nằm cách trung tâm TP Huế chừng 40 cây số về phía Bắc, làng cổ Phước Tích được đông đảo du khách tìm đến khám phá, trải nghiệm.
Ngôi làng này được nhiều người biết đến với làng trường thọ, làng nhà giáo, làng bánh... Nơi đây có nhiều cụ già dù tuổi cao nhưng rất khỏe mạnh, là nơi có nhiều giáo viên, là nơi nổi danh với nhiều loại bánh ngọt.
Trong đó, ngôi làng này nổi danh nhất với nghề làm gốm có tuổi đời hơn 500 năm.
Bao quanh làng có dòng sông Ô Lâu hiền hòa, với những chuyến đò ngang dọc, gợi cho du khách cảm giác yên bình.
Bên trong làng cổ Phước Tích có hệ thống nhà rường hàng trăm năm tuổi và không gian cây xanh yên bình...
Cấu trúc không gian của làng cổ này được xem là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung bộ. Đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn.
Đặt chân đến ngôi làng này, du khách cảm thấy bình yên, không còn vướng bận với sự đời trong âm thanh tĩnh lặng, không gian xanh mát...
Làng cổ này còn có cây di sản Việt Nam là cây thị được xác định có tuổi đời hơn 500 năm.
Đến Phước Tích nếu chưa tìm hiểu về nghề gốm là một thiếu sót. Trước đây, cả làng có 13 lò quanh năm đỏ lửa, cung cấp nguồn gốm khắp các tỉnh, thành lân cận. Phước Tích còn được biết đến là làng làm ra chiếc Om để nấu cơm cho vua Nguyễn ngày xưa, gọi là Om ngự.
Thời gian trôi qua, nghề làm gốm nổi tiếng một thời dần mai một. Cả làng chỉ có lò gốm của anh Lương Thanh Hiền vẫn còn đỏ lửa.
Đến đây, ngoài tìm hiểu về lịch sử của làng gốm, du khách được trải nghiệm, làm ra sản phẩm gốm độc đáo.
Du khách có thể tham quan bộ sưu tập đồ gồm Phước Tích trong ngôi nhà của ông Lê Trọng Diễn (người có hơn 60 năm gắn bó với nghề gốm Phước Tích) với nhiều hình dáng, kiểu loại. Nếu yêu thích, du khách có thể mua sản phẩm gốm Phước Tích về làm quà lưu niệm.
Những năm qua, làng cổ Phước Tích được các cấp ngành quan tâm, đầu tư, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Đến nay, Phước Tích có 12 dịch vụ tham quan trải nghiệm như tham quan nhà rường, dịch vụ xe đạp, dịch vụ ẩm thực, dịch vụ quảng diễn bánh truyền thống, chèo SUP trên sông Ô Lâu...
Có dịp đến ngôi làng cổ này, bạn cảm thấy tinh thần thoải mái và muốn thời gian chầm chậm trôi để cảm nhận rõ nét vẻ đẹp của cuộc sống bình yên bên ngôi làng này.
Thung thăng miền xanh đại ngàn Văn hóa Tây Nguyên là văn hóa rừng. Bởi thế, khôi phục rừng để phát triển bền vững Tây Nguyên, là khôi phục một không gian văn hóa ngàn đời được cư dân đại ngàn sáng tạo, bồi đắp và trao truyền. Rừng với Tây Nguyên là thế. Song, để những người nương náu đại ngàn sống được với rừng, để rừng không...