Yamaha trình làng xe ga Acruzo giá 35 triệu tại Việt Nam
Acruzo là dòng xe tay ga thông minh, hướng tới khách hàng ở khu vực đô thị, với giá bán 34,99 và 36,49 triệu đồng dành cho hai phiên bản tiêu chuẩn và cao cấp.
Acruzo trang bị động cơ Blue Core dung tích 125cc, 4 thì, xy lanh đơn SOHC, 2 van, làm mát bằng không khí, phun xăng điện tử. Công suất cực đại 8,3 mã lực tại tua máy 6.500 vòng/phút cùng 9,7 Nm mô-men xoắn tại 5.000 vòng/phút.
Theo đại diện hãng, đây là loại động cơ tiết kiệm nhiên liệu nhất thế giới trong phân khúc 125 cc.
Yamaha Acruzo có 7 lựa chọn màu sắc. Ảnh: Minh Anh.
Điểm đáng chú ý trên chiếc xe này là cốp rộng tới 37 lít, có thể bỏ vừa 3 mũ bảo hiểm nửa đầu và những phụ kiện lặt vặt như áo chống nắng, máy tính xách tay hay túi xách…
Với phiên bản Deluxe, xe được bổ sung thêm tính năng định vị thông minh giúp tìm xe trong bãi dễ dàng chỉ với một nút bấm.
Ổ khóa đa chức năng tích hợp khóa điện, khóa cổ, khóa từ, mở yên xe và mở nắp bình xăng tương tự trên Yamaha Grande. Ngoài ra, khóa điện có trang bị nắp chống trộm và đèn LED phát sáng giúp tra chìa dễ dàng khi trời tối.
Cốp xe dung tích 37 lít. Ảnh: Yamaha.
Acruzo là dòng xe hướng tới khách hàng trẻ tuổi khu vực thành thị, đặc biệt là khách nữ.
Yamaha giới thiệu 7 màu sắc khác nhau như Matte Black, Premium White, Urban Blue trên phiên bản Deluxe. Phiên bản Standard với 4 màu: Latte Brown, Champagne Gold, Graceful Green và Candy Red.
Video đang HOT
Trọng lượng xe 99 kg, tương đương với Grande nhưng kích thước thực tế nhỏ hơn.
Theo_Zing News
Đánh thuế xe sang 150%, ôtô rùng mình lo tăng giá?
Ngoài phương án chỉ tăng nhẹ thuế tiêu thụ đặc biệt (70-75%) với ô tô sang do Bộ Tài chính đề xuất, Văn phòng Chính phủ đang tổ chức lấy ý kiến với phương án 2, tăng thuế tới 90-150% theo kiến nghị của Bộ Công Thương.
Thuế ôtô tăng đột biến 1,5 lần
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi chở xuống vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bộ ngành khi đưa vào sửa đổi ở dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các Luật về thuế. Dự thảo Luật này sẽ được trình ra kỳ họp Quốc hội tháng 10 tới.
Vì thế, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các thành viên Chính phủ cho ý kiến cuối cùng về việc lựa chọn 1 trong 2 phương án sửa đổi thuế ô tô.
Theo đó, đối với dòng xe ô tô sang, có dung tích từ 3.0 lít trở lên, đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là 60% có hai phương án khác biệt rất lớn.
Ở phương án 1, mọi loại xe dung tích trên 3.0 lít sẽ được áp dụng một mức thuế thống nhất theo lộ trình nhất định. Từ 1/7/2016, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng mức 75%, tăng 15% so với hiện hành. Từ ngày 1/1/2018, ô tô trên 3.0 lít chịu thuế 70%, giảm 5% so với khoảng thời gian 1,5 năm trước và tăng 10% so với hiện nay.
Đây là phương án do Bộ Tài chính đề xuất.
Ở phương án 2, các dòng xe này sẽ được chia nhỏ dung tích hơn nữa, với mỗi loại xe cách nhau 1.0 lít và áp dụng biểu thuế suất cao kỷ lục nhất từ trước tới nay.
Cụ thể, xe có dung tích từ 3.0 lít đến 4.0 lít, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng mức 90%, tăng 30% so với hiện hành.
Xe có dung tích từ 4.0 lít đến 5.0 lít sẽ chịu thuế suất là 110%, tăng 50% so với hiện hành.
Xe có dung tích từ 5.0 lít cho 6.0 lít chịu thuế suất là 130%, tăng 70% so với hiện hành.
Và với xe ô tô có dung tích từ 6.0 lít trở lên, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 150%, tăng 90% so với hiện nay, nghĩa là gấp 1,5 lần so với mức thuế hiện nay.
Thời gian áp dụng thống nhất là từ 1/7/2016, không thay đổi trong giai đoạn ngắn.
Phương án 2 chính là đề xuất của Bộ Công Thương.
Trong lịch sử thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô, mức thuế suất cao nhất được ghi nhận là 100% dành cho xe ô tô dưới 5 chỗ ngồi chở người, áp dụng từ năm 1999-2003 theo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt ban hành ngày 20/5/1998.
Tăng mạnh thuế xe sang để kích cầu dòng xe nhỏ
Như VietNamNet từng phản ánh, Bộ Công Thương khi soạn thảo dự thảo quyết định của Thủ tướng về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô đã từng nghiên cứu hướng điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt cực cao cho xe sang và giảm thuế cực thấp cho xe nhỏ.
Các loại xe sang trên 6.0 lít từng được đề nghị tăng thuế tới 195%, gấp 2,25 lần so với hiện hành và cao hơn tới 45% so với phương án 2 đang đề xuất.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã bác bỏ các kiến nghị của Bộ Công Thương về vấn đề này với lý do Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa mới sửa đổi và được Quốc hội thông qua cuối năm 2014.
Cuộc họp của thường trực Chính phủ vào đầu năm cũng thống nhất tạm thời không điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô trong 3 năm, nghĩa là tới năm 2018.
Tuy nhiên, mới đây, ngày 18/7, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 229 truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng về chính sách phát triển công nghiệp ô tô đã nêu rõ chủ trương "điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô theo nguyên tắc phân chia thành các nhóm nhỏ... " và "áp dụng mức thuế cao và đặc biệt cao đối với các dòng xe đến 9 chỗ ngồi có dung tích trên 3.0 lít".
Dù vây, Bộ Tài chính - đơn vị chủ trì soạn thảo dự án Luật trên vẫn bảo lưu quan điểm không chia nhỏ dung tích xe trên 3.0 lít và chỉ tăng thuế ở mức vừa phải, từ 10-15% so với hiện hành.
Thậm chí, khi lấy ý kiến công khai về dự án luật này trong tháng cuối tháng 8 vừa qua, phương án như Bộ Công Thương đề xuất đã không được Bộ Tài chính nhắc đến.
Các chuyên gia của Bộ Công Thương cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc về chủ quyền quốc gia, không bị chi phối bởi các cam kết hội nhập.
Để kích thích ngành công nghiệp ô tô phát triển đúng hướng, Bộ này cho rằng phải bắt đầu bằng việc định hướng tiêu dùng xe qua chính sách tăng thuế cực cao vào xe sang và giảm thuế cực thấp cho xe nhỏ, là dòng xe được ưu tiên phát triển.
Qua đó, thị trường xe sẽ có sự phân hoá rõ rệt, nhu cầu tiêu dùng xe nhỏ sẽ tăng cao nhờ giá rẻ, sản lượng tiêu thụ xe tăng là động lực để các doanh nghiệp ô tô trong nước đầu tư, phát triển dòng xe ưu tiên này. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ô tô không chịu nội địa hoá cũng vì chính lý do dung lượng thị trường không đủ lớn.
Hiện các loại xe sang trên 3.0 lít chỉ chiếm chưa đến 3% trên thị trường xe cá nhân nhưng giá trị lại rất lớn. Xe dưới 1,5 lít đã tăng thị phần nhanh chóng từ 26,6% năm 2011 lên 36% năm 2014. Xe từ 1,5-20 lít chiếm thị phần lớn nhất trong phân khúc xe cá nhân, giảm từ 49,3% năm 2011 xuống còn hơn 38,9% năm 2014.
Trong văn bản gửi Bộ Tài chính cũng như Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương bày tỏ sự trung thành với quan điểm: ủng hộ phương án 2, tăng đột biến thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô sang trên 3.0 lít từ 0,5 lần đến 1,5 lần. Bộ này tin rằng, việc điều tiết thuế như vậy sẽ góp phần bù hụt thu ngân sách khi giảm thuế nhập khẩu xe sắp tới.
Với ô tô dưới 1.5 lít, hiện đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là 45%, Văn phòng Chính phủ cũng đưa ra 2 phương án để yêu cầu các thành viên lựa chọn. Phương án 1, loại ô tô này được chia nhỏ thành 2 loại theo dung tích. Với xe 1.0 lít trở xuống, thuế giảm còn 25% áp dụng từ 1/7/2016 và từ 1/1/2018 sẽ giảm tiếp để còn mức thuế suất là 20%. Loại xe 1.0-1.5 lít, thuế giảm còn 30% kể từ 1/7/2016 và từ 1/1/2018, giảm tiếp chỉ còn 25%. Với phương án 2, tất cả các loại xe dưới 1.5 lít sẽ áp dụng chung một mức là 30%.
Phạm Huyền
Theo_VietNamNet
Chất hoài cổ trên Kawasaki Estrella 250 bản đặc biệt tại VN Với kiểu dáng không thay đổi từ hơn 20 năm nay, dòng xe tay côn hoài cổ Kawasaki Estrella 250 phiên bản đặc biệt vừa được nhập về Hà Nội Kawasaki Estrella là dòng xe côn tay 250 cc với thiết kế cổ điển, phục vụ chủ yếu cho thị trường Nhật và xuất hiện lần đầu vào năm 1992. Cũng giống như...