Ya Suy bị bà con buôn làng chê… xấu
Tranh thủ ngày nghỉ để về thăm gia đình và bà con buôn làng, thí sinh của Vietnam Idol 2012 Ya Suy nhận được rất nhiều lời động viên nhưng cũng có không ít câu hỏi… “cắc cớ”. Có người hỏi anh sao trên TV đẹp vậy mà ngoài đời… xấu thế?
Tranh thủ được ít ngày nghỉ ngơi, ngay sau đêm thi của Gala 5 Ya Suy đã bắt xe trở về huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng để thăm gia đình và quê hương của mình sau gần 3 tháng lên TPHCM tham dự Vietnam Idol 2012.
Ya Suy tranh thủ về thăm nhà sau thời gian bận rộn với cuộc thi Vietnam Idol 2012
Khi về tới xã Tà Hine, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Ya Suy tranh thủ thời gian đi thăm bạn bè, hàng xóm, đến đâu chàng trai này cũng được mọi người hỏi chuyện về cuộc sống của anh trong những ngày tham dự Vietnam Idol 2012. Anh kể lại một kỷ niệm vui trong chuyến về thăm này: “Mọi người xem mình trên tivi lúc nào cũng thấy mình ăn mặc đẹp nên hỏi rằng sao ở ngoài mình xấu thế? (cười to)
Ya Suy là vậy, chàng trai này luôn khiến những người đối diện anh yêu mến và tin tưởng. Chàng trai người dân tộc Chu Ru này luôn giữ được vẻ chân thành, nhẹ nhàng và rất thật thà thường thấy ở những đồng bào dân tộc. Anh cũng chọn câu trả lời rất mộc mạc cho câu hỏi rất thẳng thắn đó.
“Mình trả lời là tại lên tivi có người trang điểm, lo trang phục nên mới lộng lẫy như vậy chứ Ya Suy ở ngoài đời vẫn vậy mà. Mà nhờ vậy mới biết được cứ mỗi thứ 6 hằng tuần, mọi người đều sum họp lại với nhau để chờ đón phần trình diễn của mình trên sân khấu. Lúc hát tốt thì ai cũng vui nhưng những lúc bị giám khảo chê thì họ đều buồn và lo lắng cho mình”, anh kể.
Là một trong những thí sinh thiếu ổn định nhất cuộc thi, Ya Suy luôn khiến cho các fan cũng như các vì giám khảo Vietnam Idol cảm thấy hồi hộp bởi không ai biết trước được phần thi của anh sẽ thành công hay thất bại. Chàng trai này luôn hát rất bản năng và dựa nhiều vào cảm xúc, bởi vậy khi thăng hoa anh khiến người nghe ngây ngất nhưng khi không có được cảm xúc cần thiết, phần thi của Ya Suy dễ trở thành… thảm hoạ. Ya Suy hoàn toàn nhận ra điều đó và anh cho biết mình đã nỗ lực hết mình.
Video đang HOT
“Trước khi lên lại Sài Gòn, mọi người cũng động viên mình rất nhiều. Mình cảm ơn quê hương, gia đình đã luôn theo sát và ủng hộ mình trong suốt hành trình vừa qua. Mình hứa sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để mọi người luôn tự hào về người con huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng này”.
Tuy bị bà con chê nhưng Ya Suy không hề tỏ ra buồn, anh cho biết: “Được gặp lại gia đình, bạn bè, người thân, mình cảm thấy rất vui. Mình về đột xuất và không báo trước cho ai nên mọi người đều bất ngờ, khi biết tin mọi người đều kéo đến chơi và hỏi thăm làm mình cảm thấy rất xúc động”.
Ya Suy chụp hình lưu niệm với bà con
Theo Tiin
Truy bắt kẻ đào trộm mồ mả... làm tỷ phú
Không lâu sau, những chú chó săn cừ nhất của buôn làng đánh hơi được người lạ đã sủa vang cả núi rừng, lao vào tấn công kẻ trộm. Lần đầu tiên trong xã, 3 đối tượng đào trộm mồ mả đã bị dân làng bắt gọn.
Đối với các dân tộc bản địa đang cư trú ở Tây Nguyên, nhà mồ là nơi hội tụ của sự linh thiêng, huyền bí và không thể tách rời với đời sống tín ngưỡng đa thần. Người chết không mất đi mà biến thành "con ma", về thế giới bên kia, con ma này lại tiếp tục lao động sản xuất, đón nhận cuộc sống mới giống như ở trần gian với cộng đồng thổ dân và tình cảm nguyên thủy.
Chính vì vậy, khi chôn người chết, một số dân tộc bản địa của Tây Nguyên thường lấp đất rất nông (cạn), chỉ lấp khoảng 40 - 50cm đất lên quan tài và gần như chôn nổi lên mặt đất.
Trồng bắp cho người chết tại một khu nhà mồ ở xã An Thành, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai
Người ta cắm một ống nứa từ miệng người chết thông lên mặt đất với quan niệm người chết vẫn có thể ăn uống bình thường. Mỗi ngày hai lần, dù nắng hay mưa, gia đình có người chết phải đem cơm, canh, nước uống lên cho "con ma" giống như chăm sóc người bị ốm đau đang nằm một nơi. Họ làm như vậy ít nhất trong vòng hai năm, khi nào có tiền làm lễ bỏ mả thì không phải đem đồ ăn cho "ma" nữa. Sau lễ bỏ mả, "con ma" hoàn toàn phải sống tự lập.
Biết được phong tục chôn nhiều đồ quý cho người chết, trong đó có cả những báu vật mà rất hiếm ai được nhìn thấy như đồng đen, quan tài bằng gỗ sưa, hay đó là đồ trang sức bằng vàng, bạc, những ghè rượu cổ, nồi đồng... nên nhiều đối tượng từ những vùng miền, hay ngay chính người đang cư trú ở địa phương đã tìm cách đào trộm mồ mả, bật tung quan tài, tàn nhẫn đến nỗi làm hài cốt của người chết vương vãi khắp nơi.
Trước nạn đào tung nhà mồ để trộm đồ của người chết về làm giàu của những kẻ bất lương, rất nhiều buôn làng đã phải cắt cử người dựng lều thay nhau canh gác những ngôi mộ vừa chôn.
Người dân tập trung phản ánh tình trạng đào trộm nhà mồ để trộm tài sản người chết
Già làng Đinh H'Mưng, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cho biết, vấn nạn đào mồ mả để trộm cắp tài sản không phải bây giờ mới xuất hiện. Tệ nạn này đã manh nha từ sau những năm 90 của thế kỷ trước nhưng nó thật sự bùng phát thành "dịch" từ sau năm 2000. Từ đó đến nay, khắp các buôn làng ở các tỉnh Tây Nguyên, đâu đâu cũng nghe người dân bàn tán hôm nay làng này bị đào trộm mấy ngôi mộ cổ, hôm trước làng kia bị đào tới mười mấy mộ trong đêm, xương người chết bị hất tung lên mặt đất, của cải quý hiếm trong mộ đều bị lấy trộm.
Hàng trăm ngôi mộ bị đào bới tung tóe nhưng từ trước tới nay cả xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai mới chỉ duy nhất bắt được một nhóm 3 đối tượng đào phá mộ mả trộm cắp tài sản.
Đó là vào khoảng giữa năm 2011, một người dân đi làm rẫy phát hiện 2 chiếc xe gắn máy để gần khu vực nhà mồ, nghi ngờ đây là xe của bọn đào trộm nhà mồ nên đã chạy về báo cho buôn làng biết. Khoảng 30 thanh niên trai tráng dưới sự chỉ đạo của già làng, trưởng làng, tiến hành bao vây toàn khu nhà mồ rộng lớn.
Phát hiện có người, 2 đối tượng canh gác ở ngoài liền báo hiệu cho kẻ đang đào mộ rồi cùng nhau bỏ chạy ra xe nhằm trốn thoát. Khi bị truy đuổi, 3 đối tượng này hung hãn đánh trả rồi chạy vào rẫy mía trộng hàng trăm hecta khiến dân làng tưởng chừng bất lực.
Cổ vật và tài sản có giá trị trôn dưới mồ đã khiến nhiều người nổi lòng tham
Sau ít phút cùng nhau hội ý, tìm cách bắt trộm, cả làng đã thống nhất huy động toàn bộ số chó săn (khoảng 15 con) đi tìm kiếm dấu tích của bọn trộm ẩn náu. Không lâu sau, những chú chó săn cừ nhất của buôn làng đánh hơi được người lạ đã sủa vang cả núi rừng, lao vào tấn công kẻ trộm. Lần đầu tiên trong xã, 3 đối tượng đào trộm mồ mả đã bị dân làng bắt gọn.
Điều đặc biệt, trước sự căm phẫn tột cùng vì hàng trăm ngôi mộ bị đào bới tung tóe, trộm hết đồ vật nhưng khi bắt được trộm, dân làng không ai "xuống cẳng tay, hạ cẳng chân" mà chỉ trói những đối tượng này đem lên bàn giao cho UBND xã để đưa lên công an huyện xử lý.
Dân làng yêu cầu kẻ trộm phải nộp một con trâu, một con heo và một con gà để buôn làng làm lễ cúng ma, lấp lại nhà mồ mà chúng đã đào theo phong tục của cư dân địa phương.
Một nhà mồ vừa bị đào trộm
Trao đổi với PV, Trung tá Trần Thành Thưởng, phó Trưởng công an huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai cho biết, nạn đào trộm nhà mồ đã xuất hiện từ rất lâu nhưng rất khó bắt được các đối tượng này bởi địa bàn rừng núi quá rộng, chỉ nghe tiếng động kẻ trộm chạy ngay vào nương rẫy rồi lẩn lên rừng là mất dấu tích.
Theo Trung tá Thưởng, huyện cũng đã khởi tố, bắt giam một số đối tượng có hành vi xâm phạm mồ mả người chết, đồng thời rà soát những đối tượng có liên quan đến việc đào trộm mồ mả nhưng chưa đến mức khởi tố hình sự để cảnh báo cho người dân theo dõi.
Ngày nay, hàng nghìn nhà mồ ở các tỉnh Tây Nguyên bị đào bới tanh bành, nhiều giá trị văn hóa, lịch sử mà những nhà mồ để bị mai một chỉ vì lòng tham của những kẻ bất lương muốn làm giàu từ việc làm phi pháp, vô nhân đạo và trái với đạo đức xã hội.
Theo 24h
Hoa hậu Trái đất 'ăn gạch' vì xấu Lộ đôi gò bồng đào chảy xệ, da chân bị rạn, vòng eo ngấn mỡ, hoa hậu Philippines, Bỉ, Đan Mạch, bị "ăn gạch" tới tấp vì sở hữu thân hình không được "nuột nà". Trong bất cứ cuộc thi nhan sắc nào phần thi áo tắm cũng luôn được quan tâm nhất. Trong trang phục bikini, những đường cong gợi cảm đến...