Ý tưởng và tầm nhìn kết nối Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương
Trong buổi gặp gỡ, nói chuyện trước khoảng 300 chính khách, giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả và sinh viên Ấn Độ tại Bảo tàng tưởng niệm Nehru ở thủ đô New Delhi ngày 4.3, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang nhận định, trong 2 thập niên đầu thế kỷ 21, thế giới trải qua những biến chuyển nhanh chóng, sâu sắc và toàn diện và sự trỗi dậy của Châu Á là “sự chuyển dịch mạnh mẽ nhất, khơi dậy nhiều cảm hứng nhất”.
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang thăm, nói chuyện với các học giả và sinh viên Ấn Độ. Ảnh: TTXVN
Châu Á vươn lên mạnh mẽ, trở thành trung tâm chiến lược cả về chính trị, kinh tế, văn hóa của thế giới và được dự báo: Thế kỷ này sẽ là thế kỷ của Châu Á.
Không gian an ninh, phát triển mới
Chỉ trong vài thập niên, thế giới liên tục chứng kiến những kỳ tích mà Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN… lập nên. Điều trùng hợp lý thú là trung tâm của các kỳ tích đó đều nằm ở khu vực Ấn Độ Dương và Châu Á – Thái Bình Dương. Tại khu vực này xuất hiện hàng loạt các ý tưởng, sáng kiến, chiến lược hợp tác dài hạn mang tầm liên khu vực và toàn cầu như: Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực của ASEAN và 6 nước đối tác; chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ hay Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương…
“Tất cả các nhân tố trên đang gia tăng vị thế và sức hấp dẫn của khu vực chúng ta lên 1 tầm mức mới, chưa từng có trong lịch sử. Nếu những ý tưởng, sáng kiến và chiến lược nêu trên trở thành hiện thực như tuyên bố của những người sáng lập, chúng ta sẽ chứng kiến sự hình thành 1 không gian an ninh và phát triển mới: không gian Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương. Và sự kết nối ngày càng chặt chẽ hơn cả về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa Châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương sẽ tạo dựng 1 động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy xu hướng đưa thế kỷ của Châu Á trở thành thế kỷ của Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương”- Chủ tịch Nước Trần Đại Quang nói.
Xây dựng Việt Nam giàu mạnh, Ấn Độ hùng cường
Video đang HOT
Trong bài nói chuyện, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang cho rằng, khát vọng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương “phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và ý chí cùng quyết tâm hợp tác của các nước trong khu vực, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và ASEAN”.
Nói về mối quan hệ Việt Nam – Ấn Độ, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang khẳng định, đối với Việt Nam, trong chính sách đối ngoại của mình, Ấn Độ luôn là một trong những đối tác ưu tiên quan trọng nhất. Trong khi Thủ tướng Narendra Modi từng nhấn mạnh: “Việt Nam là ưu tiên cao nhất trong nỗ lực tăng cường quan hệ của Ấn Độ với châu Á – Thái Bình Dương”.
“Mục tiêu của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước chúng ta không có gì khác hơn là một Việt Nam giàu mạnh, phát triển bền vững, một Ấn Độ hùng cường có uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, cùng đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực cũng như thế giới”- Chủ tịch Nước Trần Đại Quang nói.
Chủ tịch Nước cho rằng, để hiện thực hóa mục tiêu, trong thời gian sắp tới, Việt Nam – Ấn Độ cần tăng cường hơn nữa sự kết nối về kinh tế – thương mại, coi đây là trọng tâm và động lực phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Thúc đẩy kết nối hợp tác về biển, coi đây là lĩnh vực then chốt không chỉ trong quan hệ hai nước mà còn đối với môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương. Đẩy mạnh kết nối trong thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững ở 2 nước. Tiếp tục hợp tác chặt chẽ, cùng nhau xây dựng cấu trúc khu vực mới cởi mở, mang tính bao trùm và cùng chia sẻ giá trị, lợi ích của hòa bình cũng như phối hợp hành động chặt chẽ hơn nữa tại các diễn đàn đa phương.
Sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa Châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương sẽ tạo dựng động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy xu hướng đưa thế kỷ của Châu Á trở thành thế kỷ của Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương.
HẢI ANH
Theo Laodong
Châu Á tìm đến "an táng xanh"
Sự quá tải của các nghĩa trang, chi phí đắt đỏ và dân số già đi buộc người dân khắp châu Á thay đổi cách an táng, tưởng nhớ người thân quá cố
Các nghi thức an táng truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở nhiều nước châu Á giờ đây không còn thích hợp do thiếu đất chôn, chi phí mai táng tăng và quy mô gia đình nhỏ đi.
Hỏa táng ngày một phổ biến
Khoảng 60% người lớn tuổi trên thế giới hiện sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến năm 2050, hơn 10% dân số này sẽ từ 80 tuổi trở lên và tập trung ở Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan - theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc.
Một gia đình rải tro người thân đã khuất xuống biển ở vịnh Tokyo - Nhật Bản Ảnh: NIKKEI ASIAN REVIEW
Ở Singapore, nơi dân số đang già đi và đề tài mai táng vẫn còn là điều cấm kỵ, tổ chức từ thiện Nam Hong Welfare Service Society phục vụ mai táng miễn phí cho những người lớn tuổi không có họ hàng hoặc không thể kham nổi chi phí. Còn ở Philippines, hỏa táng ngày một phổ biến, một phần do các quan niệm thay đổi và một phần do ít tốn kém hơn chôn cất truyền thống. Trong khi đó, tình trạng quá tải của các nghĩa trang ở Hàn Quốc buộc nhiều người dân tìm đến phương án hỏa táng, trong lúc chính phủ xúc tiến hình thức an táng "tự nhiên" như một lựa chọn thay thế.
Theo Tạp chí Nikkei Asian Review, Trung Quốc đại lục cũng đang thay đổi từ an táng truyền thống sang hỏa táng, với thời gian cho thuê chỗ để lưu trữ tro hỏa táng trong 20 năm. Ngoài ra, các hình thức "an táng xanh", tức tro hỏa táng có thể được rải tại khu vườn tưởng nhớ bên trong nghĩa trang hoặc ngoài biển, được lựa chọn nhiều.
Ở Hồng Kông, công việc kinh doanh và các truyền thống liên quan đến tang lễ có nhiều thay đổi trong những năm qua. Ở thành phố với giá đất vào hạng cao nhất thế giới, người ta dành nhiều quan tâm vào chi phí chôn cất leo thang và tình trạng khan hiếm chỗ cho người chết hoặc bình tro cốt. Thách thức không nhỏ lúc này là tình trạng thiếu nơi lưu giữ bình tro cốt, khiến người ta có thể chờ đợi nhiều năm mới có chỗ.
Chính quyền đặc khu ngoài nỗ lực tăng nguồn cung còn đẩy mạnh hình thức "an táng xanh" và lập một website để thân nhân, bạn bè người quá cố có thể tạo ra những trang riêng với hình ảnh, video, tiểu sử và sổ lưu niệm để mọi người viết lời chia buồn.
Bà Betsy Ma, điều hành một công ty dịch vụ mai táng ở Hồng Kông, cho biết khi bà bắt đầu công việc vào năm 2011, chỉ 10% khách hàng chọn "an táng xanh" cho người thân. Còn nay, con số này vào khoảng 60%-70%. Chi phí cho hình thức an táng này chỉ 9.800 HKD, bao gồm làm giấy khai tử, hỏa táng và các dịch vụ cơ bản khác. Để so sánh, một lễ an táng truyền thống có thể tốn 55.800 HKD.
Rải tro xuống biển
Cũng như Hồng Kông, đa số người quá cố ở Nhật được hỏa thiêu và tro hỏa táng lưu giữ trong một cái hũ đặt tại nghĩa trang gia đình và được người thân chăm sóc. Thế nhưng, nhiều người giờ đây cho rằng những nghi thức phức tạp như thế không thực tế ở một xã hội đang có dân số ngày càng ít và già đi trong lúc "những cái chết đơn độc" trở thành mối lo ngại toàn quốc. Theo Công ty Nghiên cứu an táng Kamakura Shinsho, số lễ tang truyền thống ở Nhật trong năm 2015 chiếm 59% và đã giảm còn 52,8% trong năm 2017.
Ngày nay, do khó tìm được một huyệt mộ thích hợp cũng như chi phí tổ chức lễ tang truyền thống không rẻ, người Nhật đã thực hiện những nghi thức mới để an táng người quá cố. Rải tro cốt ngoài biển dường như là giải pháp cho vấn đề này, cũng như giúp người Nhật không phải tốn thời gian vào công việc chăm sóc phần mộ người thân. Nhiều doanh nghiệp Nhật đã cung cấp dịch vụ thay thế các nghi thức an táng truyền thống, thu hút nhiều người sử dụng hơn trong 10 năm trở lại đây. Công ty Blue Ocean Ceremony mỗi năm tổ chức 300 lễ tang trên tàu để rải tro hỏa táng xuống biển, với chi phí thấp nhất là 50.000 yen.
Đi xa hơn là ý tưởng tổ chức buổi tiệc giã biệt dành cho người cao tuổi biết họ có thể không còn sống bao lâu nữa. Cô Mari Matsui, người nảy ra ý tưởng trên, cho rằng đây được xem là cơ hội tốt để người cao tuổi giao tiếp với người thân và bạn bè trước lúc đi xa. Cô cho biết đang tìm kiếm sự đầu tư để khởi nghiệp trong lĩnh vực mới lạ này.
Theo Ngô Sinh
Người lao động
Khoảnh khắc sóng thần cao 10m "nuốt chửng" tàu chiến New Zealand Một ngọn sóng khổng lồ cao ước tính 10m, tương đương một ngôi nhà 3 tầng, đã dậy lên, ôm trọn một tàu hải quân của New Zealand ở Nam Cực. Tàu chiến New Zealand chống chọi với những con sóng dữ. (Ảnh: Dailymail) Đoạn video được đăng tải trên Instagram hôm 17/12/2017 thu hút hàng chục nghìn lượt xem cho thấy khoảnh...