Ý tưởng mới cho việc chống hack trong game online
Nếu áp dụng phương án này thì NPH sẽ có được rất nhiều điểm lợi.
Không thể phủ nhận VTC là một trong những NPH game lớn nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại, có thể dễ dàng kể tên một loạt GO hấp dẫn mà họ đang phát hành như: Fifa online, Đột Kích… hay gần đây là Tank Ranger. Thế nhưng, nếu hỏi VTC có thực sự làm hài lòng cộng đồng hay không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Vậy, tại sao một NPH lớn với hàng loạt tựa game hay lại không làm hài lòng cộng đồng? Nguyên nhân là do họ đã để hacker lộng hành quá nhiều trong các tựa game của mình. Không phải NPH không biết, cộng đồng cũng đã kêu than quá nhiều về vấn đề này nhưng hacker vẫn ngang nhiên tồn tại. Một câu hỏi được đặt ra là phải chăng VTC đã bất lực trước hack?
Tank Ranger là một tựa game rất hấp dẫn.
Không kể những tựa game đã quá tai tiếng do vấn nạn hack như Đột Kích, ngay cả đến tựa game mới như Tank Ranger cũng nhanh chóng bị hacker tấn công. Và mặc dù là một game vô cùng hấp dẫn, thu hút được một lượng lớn người tham gia ngay sau khi mở cửa ít ngày, thế nhưng Tank Ranger giờ đây đang đứng trước nguy cơ “chảy máu hàng loạt”. Người chơi rục rịch chuyển sang chơi game của các NPH để không bị ức chế vì gặp phải hacker.
Căn cứ vào tình hình thực tế, có lẽ VTC sẽ khó có thể tìm ra cách nào để hạn chế hack ngoài việc block account. Thế nhưng nếu chỉ giải quyết một cách thụ động như vậy thì sớm muộn người chơi cũng sẽ cảm thấy chán nản và quyết định nghỉ chơi. Vậy, làm cách nào để hạn chế tình trạng này? Một game thủ tâm huyết nickname Keyezaite đã nghĩ ra một phương pháp khá hay và đáng để quan tâm.
NPH VTC bị kêu ca rất nhiều do để hacker lộng hành.
Theo đó, việc đầu tiên mà VTC cần làm chính là áp dụng hình thức thu phí khi kích hoạt tài khoản, mỗi người khi chơi lập 1 account trên ebank. Sau đó, để chơi một game nào đó của NPH sẽ phải tốn một khoản phí nho nhỏ (khoảng 200 Vcoin hay 20.000 đồng). Khi phát hiện hacker VTC lập tức khóa tài khoản này nhưng không phải vĩnh viễn mà cho phép người chơi “nộp phạt” để lấy lại.
Lần đầu giá sẽ là 400 Vcoin, tái phạm thì số tiền phạt sẽ nhân đôi lên và cứ thế áp dụng cho những lần sau nữa. Dĩ nhiên, vì tâm lý tiếc thành quả “trước khi hack” mà hầu hết hacker sẽ sẵn sàng nộp phạt. Nhưng hãy tưởng tượng xem, cứ cấp số nhân số tiền đó lên thì vài lần thôi thì chắc chắn gamer sẽ phải cân nhắc xem liệu có nên hack tiếp hay không.
Video đang HOT
Tiếp theo đó, NPH cần áp dụng việc phân chia server theo kiểu tân binh và cao cấp (server tân binh sẽ bị hạn chế một số quyền lợi nhất định). Khi đó tất cả sẽ không phải lo lắng về vấn đề hacker sau khi bị block tài khoản sẽ lập một tài khoản mới để tiếp tục “hành nghề”.
Nếu xét tổng thể thì cách này ban đầu sẽ chắc chắn gây ra cho người chơi vô số sự khó chịu, tuy nhiên về lâu dài thì nó sẽ là cách chống hack hiệu quả nhất và đây mới là điều mà NPH nên hướng tới. Ngoài ra, còn có một cách cũng khá hay nữa, đó là đăng ký tài khoản game cần phải có chứng minh thư (CMT), mỗi CMT sẽ chỉ được phép đăng ký một tài khoản duy nhất.
Trên thực tế, Trung Quốc đã áp dụng chính sách này và thu về khá nhiều thành công. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó thì cần phải qua rất nhiều công đoạn phức tạp và không phù hợp với thực trạng nước ta hiện tại.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vì sao làng game Việt ngập chìm trong hack?
Bài viết này đi sâu về vấn đề vì sao chúng ta luôn đứng trước vấn nạn hack.
Game online ở Việt Nam chưa bao giờ thoát khỏi vấn nạn hack. Dù có trốn tránh thế nào, chống chọi thế nào, thì hầu như tất cả các game đã và đang phát hành đều phải cực kì vất vả phòng chống hack. Một số game thì may mắn không có "hacker" để mắt tới (nói đúng hơn là không đáng để quan tâm), còn số khác thì không cách gì thoát ra, đành chấp nhận "sống chung với lũ".
Đã nhiều lần chúng ta tự hỏi, vì đâu mà game online nước nhà luôn phải sống chung với vấn nạn hack một cách khốn khổ như hiện tại? Đó là bài toán khó tìm ra lời giải và hầu hết những người trong cuộc đều chấp nhận bằng lòng với ý nghĩ: Game nào mà chả có hack. Thế nhưng, nhìn ra khu vực và thế giới, chúng ta mới hiểu được sự khác biệt.
Nhiều game hay đã ra đi vì tình trạng hack không thể kiểm soát.
Bài viết này nhằm làm rõ hơn về vấn nạn lớn nhất của làng game Việt.
Thế giới đối chọi với hack ra sao?
Mỗi khi nhắc đến người chơi Việt, game thủ nước ngoài thường khá kì thị khi buông ra những lời chỉ trích nặng nề và luôn tránh xa, đòi cách ly ra khỏi các server của họ. Đây là một hệ lụy đã diễn ra từ nhiều năm trước mà chúng ta đang dần quen và chấp nhận điều đó.
Lý do đơn giản bởi vì những game thủ nước ngoài hầu như không phải sống chung với nạn hack. Đó là một vấn đề thuộc về ý thức của người chơi. Họ thường có ý niệm rằng game đơn giản là giải trí, không việc gì phải sử dụng những mánh như vậy. Và cho dù với những game tính gây nghiện cao, họ vẫn hiểu rằng làm như thế là không nên. Những vấn đề nhận thức như thế cần một thời gian dài để trở thành thói quen.
Tại Hàn Quốc, thiên đường của game online, gần như game thủ không có ý niệm hack và cũng hầu như không có cơ hội để làm chuyện đó. Khi tạo một tài khoản, họ phải khai báo đầy đủ về độ tuổi, tên thật, số an sinh xã hội (CMTND), địa chỉ liên hệ... Sau khi xác minh được những thông tin như thế, mã kích hoạt tài khoản mới được gửi trực tiếp đến điện thoại của họ.
Việc quản lý chặt chẽ đã giúp game online Hàn Quốc thoát nạn hack.
Chính bởi việc quản lý chặt chẽ như vậy, game thủ phải có trách nhiệm cao với tài khoản của mình khi chơi game. Nếu như họ sử dụng những phần mềm trái phép, NPH có thể điều tra và trừng phạt đích đáng. Đây là chính sách cứng rắn nhưng hợp lý mà chính phủ Hàn Quốc đã đề ra để quản lý ngành game online nước nhà.
Tuy nhiên, nhìn qua Trung Quốc, chúng ta lại thấy một thực trạng khác hơn nhiều. Thị trường phát triển ồ ạt trong thời gian ngắn, cùng với mong muốn thâu tóm được hoàn toàn thị trường nội địa, những đơn vị chủ quản game đã đơn giản hóa tối đa các khâu tiếp cận trò chơi của game thủ, bỏ qua những bước yêu cầu khắt khe như Hàn Quốc.
Hậu quả là game thủ xứ Bắc cũng hack nhiều không kém gì Việt Nam. Họ không ngần ngại sử dụng tất cả mọi cách để vươn lên đầu. Từ tâm lý đó, vô số game online của Trung Quốc cũng chịu cảnh ngập chìm trong hack.
CF Trung Quốc cũng nhiều hack chỉ kém... Việt Nam.
Những bất cập ở thị trường Việt Nam
Có thể thấy một điều là trên các server quốc tế, game thủ Trung Quốc và Việt Nam đều bị kì thị y như nhau. Họ đều bị xem là những kẻ ham hơn thua, thích chém giết những người chơi khác, thích nổi trội. Mà muốn nổi trội thì con đường ngắn nhất là sử dụng các phần mềm bất hợp pháp.
Nhìn một cách toàn diện, chúng ta đều nhận ra rằng hầu hết các game của Hàn Quốc đang phát hành tại nước nhà đều là những game bị hack rất nhiều mà rất khó khắc phục, dẫn đến hậu quả là chúng thường khiến game thủ cam chịu chơi cùng hack. Độc Bá Giang Hồ, Đột Kích, Audition...là những minh chứng sống động nhất.
Nhưng những game Trung Quốc thì khác hơn nhiều. Dù vẫn xuất hiện hack, nhưng chúng được xử lý khá sớm, và cũng không để lại những hậu quả quá nổi cộm. Phải chăng đây là một điều phi lý?
Thật sự, các NSX game tại Hàn Quốc thường ít để tâm đến vấn nạn hack bởi họ không gặp chúng thường xuyên. Mục tiêu của họ nhắm đến là các thị trường ổn định và "lành" như các nước phương Tây. Thế nên khi có yêu cầu hỗ trợ gửi đến từ các NPH game Việt Nam, họ không mấy mặn mà trong việc giúp vá lỗi và khắc phục.
Còn những game Trung Quốc thì ngược lại. Vốn nhận ra sớm muộn gì game cũng sẽ phải hứng chịu hack, các NSX Trung Quốc luôn chuẩn bị tinh thần và sửa lỗi rất mau mỗi khi có vấn đề. Có thể nói, sự tương đồng giữa thị trường Việt và Trung Quốc đã giúp cho hai bên có được tiếng nói chung như vậy.
Thêm nữa, với truyền thống "chất lượng cao", các NSX game Hàn hầu như không bao giờ bán trọn bộ game của mình cho đối tác Việt Nam, nghĩa là không hề giao các "Admin tool" của game mà chỉ trao quyền phát hành trong vài năm để tiện việc rút game về khi cần thiết để giữ danh tiếng. Còn với những game đến từ xứ Bắc, có một số game các NPH Việt được giao hẳn "từ A đến Z" để dễ xử lý mỗi khi có chuyện.
Game Hàn khốn đốn vì hack hơn game Tàu.
Thế nên mới có chuyện VTC Game luôn phải vật lộn với vấn nạn kinh niên của làng game Việt, hay Asiasoft được xem là NPH sát game nhất thị trường nước nhà.
Sự thay đổi - Bao giờ?
Sẽ rất khó khăn khi tuyên chiến với hack trong làng game Việt. Cho dù không ai muốn điều đó xảy ra, nhưng khi một game mới ra đời tại nước nhà, có lẽ chẳng sớm thì muộn, nó sẽ bị hack!
Đặc thù của thị trường Việt đã là như thế. Với bản tính ham thể hiện, thích nổi trội, game thủ nước nhà luôn mày mò đến những con đường "đen" để "thành công" sớm. Vậy nên, muốn thay đổi, phải thay đổi từ chính nhận thức của họ.
Chúng ta đang đòi hỏi thay đổi ngay từ nhận thức.
Tuy vậy, để họ tự thay đổi còn khó hơn đi lên mặt trăng! Chỉ có thể xiết chặt hơn trong khâu quản lý, mà bước đầu chính là việc yêu cầu người chơi phải có trách nhiệm hơn với tài khoản của mình cũng như trước pháp luật.
Dẫu rằng việc xiết chặt quản lý sẽ gây khó khăn cho việc kinh doanh của các đơn vị phát hành game ở nước ta, nhưng nó là cách cần thiết để game thủ nói riêng và ngành game nói chung đi vào nề nếp, quy củ.
Sẽ mất bao lâu ư? Đây là câu hỏi quá khó để trả lời, chúng ta chỉ có thể kỳ vọng nó diễn ra trong một ngày gần nhất mà thôi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đến lượt Diablo III mạnh tay trong cuộc chiến chống hack Mếu muốn thưởng thức Diablo III, người chơi chắc chắn sẽ phải mua một tài khoản Battle.net và chơi online. Diablo III một cái tên đã khá quen thuộc nhưng cũng còn quá xa lạ với cộng đồng người chơi. Được công bố chính thức kể từ giữa năm 2008, tính đến nay quá trình "hâm nóng" sản phẩm của Blizzard đã kéo...