Ý tưởng miễn học phí đại học từ đại dịch Covid-19
Các chuyên gia cho rằng việc miễn học phí đại học là đầu tư cho tương lai và có hiệu quả lâu dài hơn các biện pháp hỗ trợ kinh tế trong đại dịch Covid-19.
Biểu tình phản đối nợ sinh viên tại Mỹ – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNBC
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu và dẫn đến mức nghèo và thất nghiệp chưa từng có tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, kèm theo dự báo suy thoái còn hơn cả đại suy thoái cách đây gần 1 thế kỷ.
Theo tờ Al Jazeera, trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia cho rằng chính phủ Mỹ nên có biện pháp cứu trợ mang tính ưu tiên con người chứ không phải lợi nhuận. Một trong những biện pháp khuyến nghị này là nên xóa bỏ 1.560 tỉ tiền nợ sinh viên, vốn có thể giúp hàng triệu người có thể hồi phục sau khi hết khoản trợ cấp trong đại dịch.
Các chuyên gia Mỹ gồm Philip V. McHarris tại Đại học Yale và Zellie Imani thuộc tổ chức Black Liberation Collective cho rằng việc miễn học phí các trường đại học, cao đẳng công lập cũng sẽ giúp những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thông qua việc giúp họ tái xây dựng cho tương lai và ngăn việc gánh thêm khoản nợ mới.
Video đang HOT
Trong 15 năm qua, nợ sinh viên tại Mỹ tăng gấp 4 lần, từ 345 tỉ USD vào năm 2004 lên 1.560 tỉ vào năm 2020 – cao gấp rưỡi mức dư nợ tín dụng tại nước này.
Cả nước có 69% sinh viên vay nợ để trả tiền học phí và các chi phí khác trong thời gian đi học. Trung bình mỗi sinh viên trong nhóm này nợ gần 30.000 USD khi tốt nghiệp.
Vòng luẩn quẩn
Về giới tính, nữ sinh chiếm 56% số sinh viên tốt nghiệp, nhưng lại chiếm 2/3 khoản nợ. Do đó, thay vì giúp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giáo dục đại học tại Mỹ bị cho là tạo nên bất bình đẳng khi gia tăng nợ nần của các cộng đồng có thu nhập bấp bênh.
Điều này còn tạo nên vòng luẩn quẩn khi cha mẹ còn nợ thời sinh viên ít có khả năng chi trả tiền học cho con cái của họ.
Tại Mỹ, một số biện pháp hỗ trợ sinh viên đã được áp dụng. Vào ngày 19.3, các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đề xuất kế hoạch xóa 10.000 USD nợ/người cho tất cả sinh viên. Đề xuất này được ứng viên tranh cử ghế đại diện cho đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng là ông Joe Biden ủng hộ.
Đến ngày 23.3, phe dân chủ tại Hạ viện đề xuất Đạo luật cứu trợ khẩn cấp nợ sinh viên, đề xuất xóa đến 30.000 USD và buộc Bộ Giáo dục trả phần nợ còn lại. Hai đề xuất trên đây vẫn đang chờ bỏ phiếu.
Vào ngày 27.3, Quốc hội thông qua Đạo luật CARES tạm ngưng buộc sinh viên trả nợ và lãi suất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần có thêm biện pháp khác vì đạo luật này không áp dụng đối với sinh viên vay nợ tư nhân, với tổng dư nợ hiện là 124 tỉ USD, và từ một số công ty vẫn đang kiện đòi sinh viên trả nợ ngay trong đại dịch.
Các chuyên gia cho rằng bên cạnh việc xóa nợ, chính phủ cần miễn học phí đại học tại các trường công. Tại California, sinh viên tại bang từng được miễn học phí vào khoảng năm 1970. Trong những năm gần đây một số tiểu bang cũng thử nghiệm miễn học phí nhưng điều kiện còn khá gắt gao.
Khánh An
Giảng viên đại học Anh mất việc vì Covid-19
Giảng viên, nhà nghiên cứu, nhân viên hợp đồng ngắn hạn tại các trường đại học Anh đang bị sa thải vì trường cắt giảm chi phí trong giai đoạn dịch bệnh.
Khi Covid-19 bùng phát, du học sinh đến từ Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh không thể quay lại Anh học tập hoặc hủy bỏ dự định du học. Vì vậy, các trường học đối mặt nguy cơ thiếu hụt hàng trăm triệu bảng Anh tiền học phí, không thể kéo dài hợp đồng ngắn hạn với giảng viên, nhân viên.
Cuối tháng 3, Đại học Bristol đã sa thải 84 lao động hợp đồng ngắn hạn. Đại học Newcastle và Đại học Sussex cũng đang cân nhắc phương án trên. Tình trạng này gây nên nỗi hoang mang cho giảng viên, nhân viên đại học trên khắp nước Anh.
Đại học Bristol, nơi sa thải 84 nhân viên ký hợp đồng lao động ngắn hạn vì Covid-19. Ảnh: University of Bristol.
Theo khảo sát của Liên hiệp các trường đại học và cao đẳng Anh (UCU), 50% giảng viên tại các đại học làm việc theo dạng hợp đồng ngắn hạn. Roger Seifert, giáo sư ngành Quản lý nhân lực và Quan hệ công nghiệp tại Đại học Kinh doanh Wolverhampton, cho biết trường hợp hợp đồng chấm dứt trước khi dịch bệnh xảy ra, người lao động sẽ không được hưởng chế độ hỗ trợ thất nghiệp vì Covid-19 của chính phủ. Họ phải chuyển sang tìm kiếm trợ cấp thất nghiệp.
UCU thông tin sẽ gửi thư đến Gavin Williamson, Bộ trưởng Giáo dục Anh để đề nghị chính phủ chi trả 80% lương cho tất cả nhân viên, kể cả lao động hợp đồng ngắn hạn.
Jo Grady, Tổng thư ký UCU, nhận xét Covid-19 đã làm bộc lộ yếu kém trong tuyển dụng nhân lực tại đại học Anh. Vốn thiên về tính linh hoạt, ngắn hạn, cách tuyển dụng của các trường đã hạn chế khả năng xây dựng môi trường làm việc an toàn, lâu dài cho người lao động. "Chúng tôi muốn tất cả nhân viên đang làm việc sẽ tiếp tục được tuyển dụng và trả lương", Jo Grady nói.
Đến ngày 5/4, Covid-19 đã lan ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 1,3 triệu người nhiễm bệnh, hơn 69.000 người chết. Anh ghi nhận 47.806 người nhiễm, trong đó 4.934 người tử vong.
Tú Anh
Sinh viên Hàn từ chối học online, đòi hoàn trả học phí vì dịch Nhiều sinh viên cho rằng lớp học trực tuyến không thể thay thế việc nghe giảng trực tiếp và họ nên được trả một phần học phí vì không được hưởng chất lượng dạy tốt nhất. Nhiều sinh viên đại học ở Hàn Quốc bày tỏ mối lo ngại về tính hiệu quả của các lớp học trực tuyến do trường tổ chức...