Ý tưởng khởi nghiệp: Cùng học và chơi nhạc acoustic, tại sao không?
Với mong muốn tất cả sinh viên đều có thể trải nghiệm âm nhạc theo cách lan tỏa và kết nối, giúp cho cuộc sống đẹp hơn, ‘chất’ hơn và tiết kiệm hơn, ý tưởng khởi nghiệp Muzzy đã ra đời.
Trần Ngọc Thảo Vy (trái) và Lê Văn Nhất – NVCC
Giành được giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp CiC 2019 do ĐH Quốc TP.HCM gia tổ chức mới đây, dự án Muzzy do Lê Văn Nhất (sinh viên năm 4, ngành khoa học máy tính, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) và Trần Ngọc Thảo Vy (sinh viên năm 4, ngành kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) xây dựng đã nhận được 50 triệu đồng tiền mặt và được một đơn vị tư nhân đầu tư 1 tỉ đồng.
Trải nghiệm âm nhạc trong một không gian đầy chất trẻ
Đều là những thành viên của các ban nhạc acoustic (chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng các nhạc cụ mộc hoặc cổ điển), nên Nhất và Vy hiểu rõ nhu cầu âm nhạc của người trẻ, trong đó phần lớn là sinh viên. Cứ vào cuối tuần, Nhất và Vy lại cùng bạn bè tập trung lại, cùng chơi nhạc và hát với nhau.
Nhất chia sẻ: “Âm nhạc chính là sở thích và cũng là thứ gắn kết người trẻ. Sinh viên tụi em đều rất thích nhạc acoustic nên hầu như trường ĐH nào cũng có các CLB âm nhạc. Không chỉ thích nghe mà nhiều người còn muốn trải nghiệm, muốn học nhạc cụ để chính mình chơi, giao lưu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mình có năng khiếu và sở thích thực sự ở nhạc cụ nào, và không phải ai cũng có điều kiện để đến các trung tâm dạy nhạc để học một cách bài bản. Vì thế, Muzzy ra đời để đáp ứng nhu cầu của các bạn, giúp các bạn được trải nghiệm âm nhạc mà ít tốn kém chi phí nhất, lại có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau trong một không gian âm nhạc mở”.
Video đang HOT
Nhất và Vy (áo cam ở giữa) nhận giải thưởng – NVCC
Sau khi khảo sát sinh viên ở 2 trường: ĐH Bách khoa TP.HCM và Kinh tế TP.HCM, Nhất và Vy thu được kết quả: Có khoảng 73% sinh viên có nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm về âm nhạc. Có khoảng 1.000 trung tâm âm nhạc trên địa bàn thành phố và 300 quán cà phê acoustic gần như không hoạt động vào ban ngày. Tuy nhiên, chỉ có 12% sinh viên có điều kiện theo học nhạc tại các trung tâm do chi phí mua nhạc cụ và học phí khá cao.
Bên cạnh đó, Vy cho biết có sinh viên đầu tư mua một cây đàn guitar kha khá tiền và đi học. Nhưng sau đó phát hiện ra mình không thực sự thích guitar mà là thích… chơi trống hơn. “Tương tự, nhiều bạn muốn trải nghiệm nhưng chưa biết mình có thể chơi tốt nhạc cụ gì. Dự án này mong muốn giúp các bạn trải nghiệm trước để có cái nhìn rõ hơn về loại nhạc cụ mình muốn, biết được mình có hợp hay không rồi mới quyết định có nên đầu tư vào nó. Việc học sẽ diễn ra tại các quán cà phê acoustic, do những bạn có kinh nghiệm và chuyên môn trong một số loại nhạc cụ, hoặc là những giáo viên tại các trung tâm âm nhạc hướng dẫn. Chi phí chắc chắn sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc đến trung tâm học. Không những thế, không gian mang tính giao lưu sẽ thú vị hơn, đầy chất trẻ”, Vy nhận định.
Doanh thu ước tính hơn 200 triệu đồng/tháng
Theo Nhất, hiện tại nhóm có thêm đội ngũ nhân sự gồm Nguyễn Vương Phương, Nguyễn Lê Chí Bảo, Thái Hoàng Nguyên (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) và Lâm Thị Thu Ngân (Tường ĐH Kinh tế TP.HCM) để cùng phát triển dự án. “Tụi em đang bắt đầu xây dựng trang web để tháng 11 tới có thể ra mắt”.
Dự án cũng sẽ xây dựng ứng dụng Muzzy để giúp tìm kiếm các quán cà phê acoustic còn trống, các giáo viên nhạc đang rảnh rỗi và các khóa học nhạc cụ. Mục tiêu trong giai đoạn 1 của nhóm là sẽ thu hút được 20.000 người dùng ứng dụng, 300 quán cà phê acoustic, 1.000 người hướng dẫn âm nhạc, 100 trung tâm, lớp dạy nhạc. Giai đoạn 2 số người dùng sẽ tăng lên 100.000 người và người hướng dẫn nhạc là 2.000″, Nhất cho hay.
Đối tượng mà Muzzy hướng đến là người trẻ từ 18-30 tuổi muốn khám phá trải nghiệm các sản phẩm âm nhạc khác nhau, nhưng doanh thu của dự án Muzzy lại đến từ các quán cà phê và những người đăng ký giới thiệu khóa học. Theo đó, mỗi quán cà phê tham gia sẽ mất 20% phí và người hướng dẫn, trung tâm âm nhạc sẽ mất 15% phí đăng ký lớp. Từ ý tưởng khởi nghiệp này, tổng doanh thu mà Nhất và Vy ước tính là 200-250.000.000 triệu đồng/tháng.
Theo Thanh niên
Nông thôn mới Quảng Nam: Quế An "thay da, đổi thịt"
Về xã Quế An (Quế Sơn, Quảng Nam), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự "thay da, đổi thịt" của vùng quê này. Những con đường nắng bụi, mưa lầy trước đây đã được thay bằng những con đường nhựa hoặc bêtông trải dài, những ngôi nhà ngói đỏ được xây dựng kiên cố mọc lên san sát hai bên đường.
Làng quê ngày càng đổi thay
Ông Lương Văn Phước - Chủ tịch UBND xã Quế An cho biết, xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là cơ hội thuận lợi làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cũng như nâng cao chất lượng đời sống của người dân, những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã đoàn kết, thống nhất, chủ động triển khai nhiều giải pháp hiệu quả nhằm thực hiện các tiêu chí NTM.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ưu tiên thực hiện đó là huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Giai đoạn 2016 - 2018 toàn xã đã huy động 2.204.978 triệu đồng để thực hiện xây dựng các tiêu chí NTM.
Quế An có thế mạnh về ươm cây keo và phát triển kinh tế rừng đã giúp nhiều hộ ở xã vươn lên làm giàu. Ảnh: T.H
Cũng nhờ nguồn vốn xây dựng NTM, địa phương đã triển khai bê tông hóa các tuyến đường trục xã, đường thôn, đường ngõ xóm, đường giao thông nội đồng trên địa bàn xã được 38,54km. Về thủy lợi, đến nay, địa phương đã tổ chức thi công kiên cố hóa 2,36km kênh mương nội đồng.
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động là 190,25ha. Hệ thống công trình thủy lợi bảo đảm đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu, sản xuất của người dân. Các tiêu chí khác về điện, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, trạm y tế xã... được quan tâm đầu tư đúng mức, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ dân sinh.
Trong sản xuất nông nghiệp, Quế An đã tập trung khuyến khích người dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi. Những năm qua, địa phương đã xây dựng được nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, bước đầu đem lại hiệu quả cao. Nhờ đó, trên địa bàn không còn hộ đói, hộ có nhà ở dột nát; đời sống nhân dân được nâng lên, tăng hộ khá, hộ giàu, giảm hộ nghèo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Khá giả nhờ kinh tế rừng
Theo ông Phước, là xã có thế mạnh về trồng rừng, toàn xã có hơn 450ha trồng keo, với khoảng 70% số hộ trong xã có rừng. Xác định keo nguyên liệu là cây sản xuất chủ lực, là cây phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu của Quế An để góp phần giảm nghèo bền vững. Vì vậy, địa phương khuyến khích bà con nhân dân đẩy mạnh trồng rừng và mở rộng diện tích. Nhờ đó, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
"Điển hình trong phát triển kinh tế của xã phải kể đến mô hình trồng rừng của hộ ông Trương Văn Chè (ở thôn Thắng Tây) trồng 2,5ha keo; hộ ông Lê Văn Nhật (ở thôn Thắng Đông 2) trồng gần 2ha; mô hình vườn ươm cây keo giống của hộ ông Nguyễn Hùng Dũng (ở thôn Thắng Đông 1), Nguyễn Ngọc Vui (ở thôn Thắng Tây); hay mô hình nuôi bò, heo kết hợp của hộ bà Triệu Thị Phi Yến (ở thôn Đông Sơn), Nguyễn Văn Dũng (ở thôn Châu Sơn)... Các hộ tiêu biểu thu nhập bình quân hàng năm đạt từ 120-150 triệu đồng/hộ/năm" - ông Phước cho biết.
Những năm qua, nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi; khuyến khích người dân phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, nhiều hộ dân đã chủ động đổi mới tư duy, năng động hơn trong phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 29 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,38%.
"Đến nay, xã Quế An đã đạt 11/19 tiêu chí NTM. Năm 2019 xã dự kiến hoàn thành thêm 2 tiêu chí gồm: Giao thông và văn hóa, nhằm nâng tổng số tiêu chí đạt được lên 13/19 tiêu chí vào cuối năm nay. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực để đầu tư, xây dựng các tiêu chí còn lại" - ông Phước nhấn mạnh.
Theo Danviet
Đưa ống hút tre Việt Nam ra thế giới, 8X kiếm hàng tỉ đồng mỗi tháng Ở tuổi 32, nhờ xuất khẩu các sản phẩm ống hút từ tự nhiên như tre, trúc, cỏ sang thị trường châu Âu và Đài Loan (Trung Quốc), Nguyễn Văn Mão đã có thu nhập hàng tỉ đồng mỗi tháng nhờ ý tưởng này. Anh Nguyễn Văn Mão giới thiệu ống hút tre tại Đài Loan (Trung Quốc) tháng 3/2019. Hành trình khởi...