Y tế Thủ đô chuyển mình hội nhập – Bài 1: Thu hút ‘tinh hoa’ ngoại
Ghi nhận những đóng góp của Giáo sư Joel Leroy cho ngành Y tế Thủ đô, Chủ tịch nước đã quyết định trao Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng ông.
Phát huy nội lực, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng đến xây dựng hệ thống y tế thông minh, đạt chất lượng quốc tế là những giải pháp đang được ngành Y tế Thủ đô cũng như các bệnh viện lớn của Trung ương đóng trên địa bàn tích cực triển khai.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với Giáo sư Joel Leroy. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Vì sao bệnh nhân không chữa bệnh trong nước mà lại ra nước ngoài chữa với chi phí cao gấp 4 – 10 lần ở Việt Nam? Theo các chuyên gia y tế trong nước, thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân như: Thủ tục nhiêu khê khiến người bệnh phải chờ đợi quá lâu do quá tải; dịch vụ bệnh viện ở Việt Nam không bằng ở nước ngoài và trên hết là người dân vẫn chưa thực sự tin tưởng vào trình độ của các bác sỹ Việt… Thu hút các chuyên gia nước ngoài về chuyển giao các kỹ thuật cao cho các y, bác sỹ đang là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của nhiều bệnh viện ở Hà Nội.
Hợp tác của các chuyên gia quốc tế
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố luôn quan tâm đến vấn đề sức khỏe của người dân, không những nâng cao về chất lượng mà làm nhiều cách để giúp nhân dân khám chữa bệnh thuận tiện hơn. Trong các chuyến đi học tập, ký kết với các đối tác nước ngoài, lãnh đạo thành phố luôn ưu tiên cho lĩnh vực y tế, đặc biệt là chuyển giao công nghệ cao, thiết bị hiện đại của thế giới.
Là bệnh viện hạng I của thành phố Hà Nội, từ năm 2017 – 2019, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã đón tiếp và làm việc với 103 đoàn khách quốc tế, tổng số 263 lượt chuyên gia đến từ Pháp, Mỹ, Australia, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc… với mục đích nghiên cứu, trao đổi học thuật, giảng dạy, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, ký kết hợp tác và giao lưu văn hóa.
Đặc biệt, trong quá trình thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, nhận thấy tiềm năng phát triển của bệnh viện và ngành Y tế Thủ đô, Giáo sư Joel Leroy (chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật tiêu hóa), Giáo sư Bretagnol Frederic và các chuyên gia nổi tiếng thế giới đã tư vấn kỹ thuật, tư vấn chuyên môn.
Được sự giúp đỡ của các chuyên gia cùng với sự nỗ lực rất lớn của cá nhân, tập thể, Bệnh viện đã thành lập Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội vào tháng 11/2016. Đây là Trung tâm tiêu hóa đầu tiên của thành phố Hà Nội được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trung tâm là đơn vị đi đầu về tiếp nhận, triển khai các kỹ thuật y tế hiện đại, chuyên sâu, ứng dụng các công nghệ mới của thế giới trong lĩnh vực tiêu hóa của ngành Y tế Hà Nội.
Chia sẻ về hợp tác của các chuyên gia quốc tế đối với bệnh viện, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Nguyễn Đình Hưng cho biết, với sự giúp đỡ của Giáo sư Joel Leroy và các chuyên gia khác, nhiều kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới như: Phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu cắt đại – trực tràng trong điểu trị ung thư; kỹ thuật điều trị rò hậu môn bằng phương pháp nội soi lỗ rò; kỹ thuật TEM (Transanal endoscopy microsurgery) – phẫu thuật nội soi qua đường tự nhiên không để lại sẹo; phẫu thuật nội soi cắt u trực tràng (TEO) qua đường hậu môn; điều trị giảm đau cơ xương khớp và điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ozon; siêu âm 3D sàng lọc ung thư vú… đã được chuyển giao cho các bác sỹ của Bệnh viện. Việc áp dụng các kỹ thuật này đã rút ngắn thời gian phục hồi, điều trị của bệnh nhân, góp phần tiết kiệm rất lớn chi phí của người bệnh, giảm lượng bệnh nhân chuyển tuyến và điều trị bệnh tại nước ngoài; từ đó mang lại hiệu quả kinh tế, y tế to lớn cho người bệnh và cộng đồng.
Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội (thuộc Bệnh viên đa khoa Xanh Pôn) đã đưa vào sử dụng máy Pyrexar BSD-2000 tăng nhiệt và hệ thống máy chụp cộng hưởng từ vào hỗ trợ, điều trị ung thư. Đây là hệ thống máy giúp triển khai điều trị khối u bằng phương pháp tăng thân nhiệt sử dụng sóng cao tần không xâm lấn với công nghệ hiện đại, lần đầu được sử dụng ở Đông Nam Á. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Video đang HOT
Trong thời gian công tác tại Việt Nam, Giáo sư Joel Leroy vừa tư vấn, đào tạo nhân lực cho ngành Y tế vừa trực tiếp tham gia khám chữa bệnh, thực hiện nhiều ca phẫu thuật khó, đem lại cơ hội sống cho bệnh nhân. Giờ đây, hình ảnh Giáo sư Joel Leroy, chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật tiêu hóa trực tiếp khám chữa bệnh cho người dân hay “cầm tay chỉ việc” cho các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang… không còn xa lạ đối với người dân Thủ đô.
Ghi nhận những đóng góp của Giáo sư Joel Leroy cho ngành Y tế Thủ đô, Chủ tịch nước đã quyết định trao Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng ông.
Không chỉ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang mà trong xu thế hội nhập, các bệnh viện Trung ương, bệnh viện tư nhân đóng trên địa bàn thành phố như: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, Medlatec… cũng tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực như: Cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ, chuyển giao kỹ thuật, nghiên cứu khoa học phát triển những mũi nhọn kỹ thuật… Qua đó, chất lượng chuyên môn kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị được nâng cao. Đặc biệt là đã chuyển giao được những kỹ thuật y học tiên tiến đạt ngang tầm khu vực và thế giới, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, tạo uy tín, xây dựng thương hiệu cho bệnh viện.
Giấc mơ có thật
Giáo sư Joel Leroy. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Sau Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Giáo sư Joel Leroy lại tiếp tục đến chuyển giao công nghệ cho cac bac sỹ tai Bênh viên Đa khoa Đưc Giang, trực tiếp kham, phâu thuât cho bệnh nhân ở đây. Được chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật tiêu hóa trực tiếp khám và phẫu thuật ngay tại quê nhà là “giấc mơ có thật” đối với những bệnh nhân mang trong mình căn bệnh K ác tính.
Ca mổ đầu tiên của Giáo sư Joel Leroy tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang là nam bệnh nhân Nguyên H.T (76 tuổi, sống tại quận Long Biên, Ha Nôi). Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện đau bụng, chướng bụng và nôn. Sau khi được kham, với các kêt qua cận lâm sang, bệnh nhân đươc chân đoan ban tăc ruôt do K. Dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Joel Leroy, ca phẫu thuật lấy khối u trực tràng của bệnh nhân T keo dai trong hơn 1 tiêng đồng hồ. Toàn bộ hình ảnh của quá trình phẫu thuật trong phòng mổ được truyền trực tiếp ra phong họp cua Bênh viên đê cac bac sỹ tai bênh viên theo dõi.
Tại phòng mổ, Giáo sư Joel Leroy đã hướng dẫn các bác sỹ mổ nội soi mở, không chọc ổ bụng kiểu truyền thống, giảng giải cách mổ nội soi xâm lấn tối thiểu và tiến hành cắt khối u đại tràng. Giáo sư Joel Leroy lưu ý, khi lấy bệnh phẩm ra khỏi ổ bụng, cần bọc thành bụng lại, tránh phát tán tế bào ung thư trong quá trình đưa khối u ra khỏi cơ thể.
Ca mổ thứ hai cho bệnh nhân Phung T.L (46 tuôi) chỉ sau ca mổ thứ nhất gần 3 tiếng. Bệnh nhân được kham tai bệnh viện va đươc chân đoan la K đai trang. Giáo sư Joel Leroy đã thực hiện kỹ thuật mổ u trực tràng qua đường hậu môn, đây là kỹ thuật mới trong lĩnh vực phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Kỹ thuật này không để lại sẹo cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Giáo sư Joel Leroy đã dùng ống nội soi cứng đi đường trong lòng của trực tràng, chỉ trong vòng vài phút, polyp trực tràng đã được loại bỏ. Giáo sư Joel Leroy cho biết, kỹ thuật mổ từ hậu môn được chỉ định cho các trường hợp polyp trong trực tràng. Với trường hợp ung thư tại chỗ, bác sỹ sẽ phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị.
Theo Bệnh viện Đa khoa Đưc Giang, việc tiếp thu kỹ thuật mới giúp người bệnh được hưởng kỹ thuật hiện đại nhất mà không cần phải ra nước ngoài điều trị tốn kém, giảm chi phí cho bệnh nhân hàng chục nghìn EURO/ca. Với kỹ thuật này, sau mổ, bệnh nhân ít chảy máu, hồi phục nhanh, sớm ra viện và không để lại vết sẹo trên thành bụng. Với sự chuyển giao công nghệ của Giáo sư Joel Leroy, các bác sỹ của bệnh viện được nâng cao tay nghề, đồng thời tăng uy tín và chất lượng bệnh viện, đúng với chủ trương của UBND thành phố Hà Nội.
Hiện nay, Giáo sư Joel Leroy đang đào tạo, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, triển khai đề án đào tạo cán bộ chuyên sâu chuyên ngành phẫu thuật nội soi tiêu hóa cho ngành Y tế Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020; đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội.
“Những việc làm thiết thực của Giáo sư Joel Leroy đã đóng góp tích cực, hiệu quả cho ngành Y tế Thủ đô, góp phần tô đậm thêm mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp” – Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã khẳng định như vậy tại Lễ trao Huân chương Hữu nghị tặng Giáo sư Joel Leroy tổ chức vào ngày 17/3/2017.
Sự giúp đỡ, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nhân lực của các chuyên gia quốc tế đã mở ra những mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực y tế, góp phần nâng cao chất lượng ngành Y tế trong xu thế hội nhập quốc tế, giúp người dân được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại quê nhà.
Bài 2: Phát triển kỹ thuật cao thu hút bệnh nhân
Tuyết Mai – Văn Cảnh
Theo TTXVN
Ngành Y tế Thủ đô: Hơn 6 thập kỷ chuyển mình
Những năm qua, ngành Y tế Thủ đô đã có những bước đột phá, đem lại sự hài lòng cho người bệnh. Nếu như các bệnh viện tuyến dưới "thay da đổi thịt", thu hút ngày càng đông bệnh nhân, thì tuyến trên lại đi sâu vào việc triển khai nhiều kỹ thuật cao, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm quá tải, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao nhất ở mọi lúc, mọi nơi.
Nhiều điểm sáng được ghi nhận
65 năm sau giải phóng ngành Y tế Thủ đô ngày càng phát triển, đặc biệt là trong những năm gần đây. Điều đáng mừng là ngành Y tế Thủ đô có xây được một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện K Tân Triều, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội đạt tiêu chuẩn Châu Âu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.... Phần lớn các bệnh viện đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Cùng với việc ứng dụng và phát triển các kỹ thuật mới trong điều trị, việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, áp dụng các biện pháp cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm phiền hà cho người bệnh được ngành Y tế Thủ đô triển khai quyết liệt và hiệu quả.
Các bệnh viện của Hà Nội đang ứng dụng những công nghệ tốt nhất trong việc khám và điều trị bệnh
Đơn cử như việc nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, giúp nhiều người bệnh được hưởng lợi. Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, sau hơn 1 năm triển khai bệnh án điện tử bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực. Từ khi áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử, bệnh nhân không còn phải mang nhiều loại giấy tờ khi đi khám chữa bệnh; việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế minh bạch, không còn tình trạng trục lợi thẻ bảo hiểm y tế; khi ứng dụng thẻ từ thông minh để tiếp đón bệnh nhân rút ngắn thời gian tiếp đón từ khoảng 3 phút/1 bệnh nhân xuống còn từ 5-10 giây/1 bệnh nhân...
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Lê Anh Tuấn, hiện đối với số lượng bệnh nhân mãn tính, Bệnh viện đã có tất cả sổ y bạ điện tử. Khi bệnh nhân đến viện tái khám, chỉ cần quẹt thẻ hoặc ấn vân tay thì toàn bộ thông tin tiếp đón sẽ được thực hiện chỉ trong vòng 2 phút. Nhiều người bệnh không cần mang bất kỳ một loại giấy tờ gì vẫn có thể được tiếp đón đúng đối tượng.
Hiệu quả của mô hình hồ sơ bệnh án điện tử được đa phần bệnh nhân đánh giá tiện lợi, nhất là đối với những bệnh nhân cao tuổi phải thường xuyên tới khám và điều trị tại Bệnh viện. Chia sẻ về vấn đề này, bệnh nhân Trần Văn Vẻ (Gia Lâm - Hà Nội) cho biết: Tôi đến đây khám bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. Tôi đăng ký khám qua tổng đài, vì vậy cứ đến ngày, đến giờ là tôi đi khám. Từ khi Bệnh viện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, người bệnh như tôi không còn phải "tay xách nách mang" giấy tờ, nên rất nhanh và tiện lợi. Thời gian tiết kiệm được bác sĩ dùng để thăm khám, tư vấn và giải thích cho bệnh nhân kỹ càng hơn".
Không chỉ có lợi với bệnh nhân, mà việc áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử còn giúp các bác sĩ, nhân viên y tế giải tỏa được nhiều sức lao động không cần thiết trong việc khám chữa bệnh. Việc triển khai hồ sơ điện tử còn giúp truyền tải dữ liệu người bệnh giữa các khoa, phòng một cách nhanh chóng, nâng cao khả năng tương tác và truyền thông giữa các bên.
Tương tự, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã khẳng định vị thế quan trọng của mình trong công tác điều trị, khám chữa bệnh sản, phụ khoa. Trong nhiều năm qua, Bệnh viện đã tiến hành nhiều kỹ thuật mới nhằm đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đặc biệt, năm 2018, Bệnh viện đã tiến hành các kỹ thuật mới như: Phẫu thuật đặt mảnh ghép sinh học trong bệnh lý sàn chậu (điều trị són tiểu và sa sinh dục, phẫu thuật nam học); kỹ thuật xét nghiệm PLGF trong sàng lọc tiền sản giật sớm quý I thai kỳ; kỹ thuật đo chỉ số sung của động mạch tử cung sàng lọc tiền sản giật sớm thai kỳ; áp dụng kỹ thuật Lisa (kỹ thuật bơm surfactant ít xâm nhập) trong điều trị hội trứng suy hô hấp cho trẻ sơ sinh; phẫu thuật ung thư vú, ung thư phụ khoa; triển khai điều trị nội cho bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật...
Ngoài ra, Bệnh viện còn phát triển áp dụng một số kỹ thuật mới theo phát sinh của mô hình bệnh tật mới như: Xử trí thai tại sẹo mổ cũ, phẫu thuật sửa sẹo hở khuyết vết mổ...
Thầy thuốc Nhân dân, Phó Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện khẳng định: Ba mũi nhọn chuyên môn của Bệnh viện trong năm 2018 là sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, hỗ trợ sinh sản và sơ sinh. Trong đó, Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2018 đã triển khai hoạt động trả kết quả sàng lọc trước sinh sau 2 giờ lấy máu và trả kết quả kết quả sàng lọc sơ sinh qua website của Bệnh viện. Tại Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đã triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và quốc tế.
Đối với công tác chuyên môn, Sở Y tế Hà Nội luôn nỗ lực đẩy mạnh các biện pháp chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Hầu hết các loại dịch bệnh có số ca mắc giảm dần theo các năm và đặc biệt là hạn chế được ca bệnh tử vong; tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh trên địa bàn thành phố thường cao hơn so với chỉ tiêu của Quốc gia. Chất lượng công tác khám chữa bệnh được nâng cao, tập trung đổi mới phong cách, thái độ phục vụ bệnh nhân, phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị, nhiều kỹ thuật ngang tầm với các bệnh viện Trung ương.
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh y tế tuyến cơ sở
Không chỉ tuyến thành phố, ngay cả với bệnh viện tuyến huyện cũng đã có nhiều sự đổi thay đáng kể. Ông Nguyễn Danh Sơ (xã Minh Châu, huyện Ba Vì) là một trong những bệnh nhân thường xuyên của Trạm Y tế xã Minh Châu chia sẻ: "Tôi bị huyết áp cao nên tháng nào cũng lên Trạm y tế lấy thuốc, kiểm tra định kỳ. Còn vợ tôi bị tê tay chân do vôi hóa cột sống, nên ngày nào cũng ra Trạm y tế xã châm cứu, sức khỏe thấy tốt lên từng ngày. Tới đây khi Trạm y tế xã bổ sung thêm nhiều máy móc thì chẳng khác nào một "bệnh viện mini", người dân chẳng phải chuyển tuyến đi xa, bớt khó khăn, tốn kém" - ông Sơ vui vẻ nói.
Nếu như 20 năm trước, những bệnh nhân như vợ chồng ông Sơ sẽ phải chuyển lên tuyến trên điều trị, thì nay câu chuyện đã khác. Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua, ngành Y tế Thủ đô không chỉ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị mà còn thực hiện hiệu quả việc cử người hành nghề đi luân phiên hỗ trợ tuyến dưới, chuyển giao kỹ thuật. Hiện nay, 100% bệnh viện tuyến huyện đã thực hiện phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa, u nang buồng trứng... Ngoài ra, còn phát triển kỹ thuật cao trong các lĩnh vực: Sản phụ khoa, tim mạch, ung bướu... Chính vì nhiều bệnh viện tuyến huyện đã thực hiện được các kỹ thuật cao, giúp người dân tin tưởng, lựa chọn chăm sóc sức khỏe ngay tại địa phương.
Đây được xem là một trong những kết quả nổi bật sau khi ngành Y tế Thủ đô triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, cải cách hành chính, cải tiến quy trình từ khâu đón tiếp, khám bệnh, xét nghiệm, thanh toán... nhằm rút ngắn thời gian chờ làm các thủ tục khám, chữa bệnh, nâng cao mức độ hài lòng của bệnh nhân.
Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Với nỗ lực của toàn ngành Y tế, tỷ lệ giường bệnh/vạn dân năm 2018 đạt 23,3 và dự kiến đến 2020 đạt được 23,7, không đạt được mục tiêu đặt ra (26,5), bởi mặc dù có tăng số giường bệnh nhưng dân số Hà Nội tăng thêm 1 triệu người so với năm 2018. Về chỉ tiêu bác sĩ/vạn dân, dự kiến năm nay đạt 13,4 và năm 2020 sẽ đạt 13,5, hoàn thành mục tiêu đặt ra, nhờ các giải pháp mà ngành đang và sẽ triển khai liên quan đến tổ chức tuyển dụng viên chức, tiếp tục tăng giường bệnh cho các cơ sở y tế làm cơ sở để tuyển dụng bác sĩ, có chính sách thu hút nhân lực về làm việc tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố.
Đặc biệt, đối với tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, đến cuối năm 2018 có 581/584 (99,48%) xã, phường đạt tiêu chí này; hiện 3 xã thuộc huyện Mỹ Đức đã triển khai đầu tư xây dựng trạm y tế và dự kiến đến hết tháng 9/2019 đưa vào sử dụng.
Minh Khuê
Theo laodongthudo
In 3D xương nhựa để ghép cho bệnh nhân Những chiếc xương làm từ công nghệ in 3D và vật liệu PEEK là giải pháp mới, giúp các bệnh nhân ung thư xương đẩy lùi nguy cơ tàn phế, cắt cụt chi. Các chuyên gia về phẫu thuật chỉnh hình tại Hà Nội đều đánh giá cao công nghệ này tại hội thảo "Vật liệu y sinh PEEK và công nghệ 3D:...