Ý tê liệt vì tổng bãi công trên toàn quốc
Giao thông tại 25 thành phố lớn của Ý đã bị tê liệt hoàn toàn trong “ngày thứ sáu đen tối” khi hàng vạn người xuống đường trên cả nước để phản đối chương trình cải cách lao động của chính phủ.
Các đường phố Ý tràn ngập người biểu tình trong ngày làm việc cuối tuần.
Cuộc tổng bãi công được tổ chức theo lời kêu gọi của các nghiệp đoàn lao động lớn nhất cả nước và đã thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp lao động trong xã hội.
Hàng trăm nghìn người, gồm nhân viên ngành giao thông, thợ thủ công, giáo viên và sinh viên … đã đồng loạt xuống đường ở các thành phố Rome, Milan, Turin, Padova, Genoa, Florence , Bologna, Naples, Caserta, Bari, Palermo… để phản đối kế hoạch cải cách lao động và chính sách kinh tế của chính phủ.
Các cuộc biểu tình và bãi công đã khiến giao thông ở trung tâm nhiều thành phố tắc nghẽn.
22 chuyến bay đã bị hoãn ở sân bay quốc tế Fiumicino do các nhân viên hàng không nghỉ làm.
Thậm chí tại một số điểm đã xảy ra xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình.
Tại thủ đô Rome, một số người quá khích đã ném trứng, đá và pháo hoa vào trụ sở Bộ kinh tế, Đại sứ quán Đức và một số cơ quan khác. Trụ sở của hãng Acea cũng bị tấn công do trước đó đã thực hiện chính sách tư hữu hóa và giảm nhân công.
Video đang HOT
Tại Milan, thành phố lớn thứ hai của Ý, ít nhất 5 người đã bị thương khi cảnh sát giải tán một cuộc tuần hành quy mô lớn của người biểu tình.
Trong khi đó, tại Naples, các tuyến đường vành đai tắc nghẽn do có hàng chục nghìn người tràn ra đường, ngăn cản các dòng xe vào thành phố.
Ở Bologna, Genoa và Padova, xô xát đã nổ ra giữa cảnh sát và người biểu tình.
Theo báo chí Ý, đây chỉ là đợt đầu trong một chiến dịch biểu tình lớn mang tính toàn quốc của các nghiệp đoàn nhằm chống lại các cải cách của chính phủ, đặc biệt là cải cách về lao động và dự luật ngân sách 2015 sẽ được trình Quốc hội vào đầu tháng tới.
Dự luật cải cách lao động, với các điều khoản cho phép doanh nghiệp dễ dàng sa thải người lao động, là nguyên nhân chính gây ra mâu thuẫn nghiêm trọng hiện nay giữa chính phủ Ý với các nghiệp đoàn cũng như các đảng nhỏ cánh tả.
Các nghiệp đoàn khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động và buộc chính phủ phải hủy điều 18 sửa đổi trong Đạo luật việc làm (Jobs Act).
“CGIL sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình và tổng đình công trên cả nước trong thời gian tới”, người đứng đầu nghiệp đoàn Susanna Camusso tuyên bố.
Theo kế hoạch, dự luật sẽ được trình Quốc hội phê duyệt vào đầu tháng tới. Dự luật này được Liên minh châu Âu (EU) và nhiều tổ chức kinh tế – tài chính đánh giá cao vì tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thuê nhân công mới và thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào Ý trong thời điểm kinh tế đang suy giảm.
Vũ Anh
Theo Continent.time
Chính phủ Mỹ có nguy cơ tê liệt
Các thành viên Cộng hòa ở Quốc hội Mỹ tuyên bố sẽ chống lại kế hoạch của Tổng thống Barack Obama định thực thi những thay đổi về nhập cư, thông qua hành động hành pháp.
Tuy nhiên, phe Cộng hòa hiện đang phải chật vật tìm ra cách thức làm sao có được thành công mà không đẩy chính phủ vào trạng thái tệ liệt một lần nữa.
Chủ tịch Hạ viện John Boehner và Tổng thống Barack Obama
Sắp tới đây, Nhà Trắng và Thượng viện cần phải thông qua được một biện pháp trong phiên họp "quá độ" nhằm rót tiền cho các cơ quan liên bang vốn sẽ cạn kiệt ngân sách vào giữa tháng 12.
Theo hãng tin CNN, những người bảo thủ ở Hạ viện đang thúc ép Chủ tịch John Boehner đưa ngôn từ vào dự luật chi tiêu mà sẽ vô hiệu hóa bất kỳ ngân khoản nào, để các cơ quan liên bang cấp thị thực hay thẻ xanh.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Đặc trách chi tiêu của Hạ viện, ông Hal Rogers (thành viên Cộng hòa, Kentucky) cảnh báo rằng, một nỗ lực như vậy có thể sẽ dẫn tới tình trạng tê liệt và khẳng định không ai muốn đi theo con đường đó.
"Không một ai mạnh hơn tôi trong việc phản đối một hành động đơn phương của Tổng thống về chủ đề này, tuy nó đã được nhắc tới trước kia - đừng dại bắt cóc con tin mà bạn không thể bắn", ông Rogers ví von với các phóng viên sau một cuộc họp với toàn bộ thành viên Cộng hòa tại Hạ viện hôm 13/11.
Cuộc tranh luận về cách thức phản đối ông Obama đang đặt ra một thách thức cho các lãnh đạo Cộng hòa vốn vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ.
Một ngày sau cuộc bầu cử, Mitch McConnell - người sẽ trở thành lãnh đạo đa số tại Thượng viện vào tháng 1 tới - khẳng định, đảng Cộng hòa sẽ theo đuổi các quan điểm mà Tổng thống Obama không thích, nhưng cam kết sẽ không để cho chính phủ phải đóng cửa.
Obama, người đang ở thăm Myanmar, tuyên bố ông vẫn quyết tâm dùng quyền hành pháp của mình, để giải quyết vấn đề nhập cư vào cuối năm nay song không nêu thời gian cụ thể. Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest mô tả với các phóng viên ở Myanmar rằng, Obama "đang tiến gần tới một quyết định cuối cùng".
Theo một số thành viên Cộng hòa, tại cuộc họp ngày 13/11, Boehner nêu rõ một trong những ưu tiên hàng đầu của ông là dùng mọi công cụ sẵn có để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của Tổng thống nhằm "qua mặt" Quốc hội về vấn đề nhập cư.
Ông cũng cảnh báo các thành viên Cộng hòa rằng, họ cần tìm ra một cách thức thông minh để phản ứng trước khi tiến tới một cuộc bỏ phiếu.
Tại một cuộc họp báo diễn ra vào buổi chiều cùng ngày, Boehner tuyên bố sẽ "phản đối Tổng thống đến cùng nếu ông nhất quyết đi theo con đường đó".
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Nhật Bản diễn tập ứng phó thảm họa trên phạm vi toàn quốc Ngày 1/9, Chính phủ Nhật Bản tổ chức diễn tập chống thảm họa trên toàn quốc. Cuộc kiểm nghiệm khả năng ứng phó khẩn cấp này đã thu hút khoảng 2,35 triệu người tham gia. Trong chương trình diễn tập, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cùng các bộ trưởng xem xét các biện pháp cần áp dụng tại những thời điểm...