Y tế huyện cứu sống bệnh nhân loạn nhịp tim nguy hiểm
BS Vũ Hoàng Toàn xin ý kiến trưởng khoa quyết định mời hội chẩn cấp cứu toàn viện để có phác đồ tốt nhất cứu người bệnh, đồng thời cho bệnh nhân dùng thuốc chống loạn nhịp đường tĩnh mạch.
Anh Bàn Văn Thắng, 39 tuổi, huyện Yên Bình được người nhà đưa đên Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm y tế huyện Yên Bình, Yên Bái trong tình trạng choáng, da xanh, huyết áp tụt kẹt, điện tim và trên monitoring có biểu hiện tình trạng loạn nhịp tim rất phức tạp (ngoại tâm thu thất nhịp đôi).
Các thầy thuốc trong khoa nhanh chóng xử trí các thuốc loạn nhịp tuy nhiên sau 1 giờ tình trạng bệnh không đáp ứng với thuốc. BS Vũ Hoàng Toàn xin ý kiến trưởng khoa quyết định mời hội chẩn cấp cứu toàn viện để có phác đồ tốt nhất cứu người bệnh, đồng thời cho bệnh nhân dùng thuốc chống loạn nhịp đường tĩnh mạch.
Hội chẩn xin ý kiến các chuyên gia về loạn nhịp và dụng cụ cấp cứu như máy thở, máy sốc điện chuyển nhịp đã sẵn sàng.
Sau khoảng 2 giờ, bệnh nhân bắt đầu cải thiện, vui vẻ huyết áp ổn định, trên màn hình theo dõi tim đều hơn. Sau 24h bệnh nhân ăn uống bình thường, da niêm mạch hồng hào.
Video đang HOT
TS. BS Nguyễn Song Hào tặng hoa chúc mừng bệnh nhân được ra viện
Theo BS Vũ Hoàng Toàn, loạn nhịp tim sẽ nguy hiểm nếu như không được xử lý cấp cứu kịp thời dẫn đến suy tim, hình thành cục máu đông trong buồng tim và có thể di chuyển lên não gây đột quỵ não, đến phổi gây nhồi máu phổi có thể dẫn đến tử vong.
Cấp cứu tim mạch thường là khó khăn về chuyên môn cũng như thuốc và trang thiết bị đối với các trung tâm y tế tuyến huyện nói chung.
Đây là lần đầu tiên bệnh được cấp cứu thành công mà trước đây đều phải chuyển tuyến trên và có thể bệnh nhân diễn biến không tốt trên đường vận chuyển. Sau khi người bệnh ổn chúng tôi sẽ hội chẩn với các chuyên gia tim mạch của trung ương và tỉnh để xem xét chuyển tuyến để tìm nguyên nhân điều trị cho người bệnh.
TS.BS Nguyễn Song Hào, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết: Được sự quan tâm của các cấp các ngành, trung tâm y tế được đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
Cùng với các dự án hợp tác giữa UBND tỉnh với các bệnh viện trung ương, trung tâm đã cử nhiều lượt cán bộ đến các bệnh viện trung ương cũng như bệnh viện đa khoa tỉnh học tập, chuyển giao kỹ thuật với mong muốn trong thời gian tới nhiều kỹ thuật mới sẽ được triển khai tại bệnh viện, giảm tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trên.
2 cụ bà trên 100 tuổi được điều trị thành công nhồi máu cơ tim
Vừa qua, các bác sĩ khoa Nội tim mạch, BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã cấp cứu và điều trị thành công cho hai cụ bà tuổi cao, hơn 100 tuổi cùng bị nhồi máu cơ tim. Đây là 2 trường hợp người bệnh lớn tuổi nhất được tiếp nhận điều trị tại khoa.
Đó là cụ bà Đỗ Thị Kh. 103 tuổi, địa chỉ tại Xã Thái Thịnh, Huyện Kinh Môn, Hải Dương. Trước khi vào viện 2 ngày, cụ bà xuất hiện đau ngực, khó thở, mệt mỏi. Do tình trạng đau ngực, khó thở tăng, kèm cơn vã mồ hôi, người bệnh đã được đưa đến cấp cứu tại BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
Qua thăm khám, người bệnh được xác định có cơn nhanh thất và rung nhĩ, tụt huyết áp 90/60 mmHg. Kết quả siêu âm tim cho thấy: buồng tim giãn, thiếu máu nhiều vùng ở cơ tim, chức năng tim giảm. Người bệnh được chẩn đoán suy tim cấp do nhồi máu cơ tim cấp, đã được điều trị tích cực với thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống suy tim, vận mạch nâng huyết áp...
Trường hợp tiếp theo là cụ bà Nguyễn Thị Đ. 111 tuổi, địa chỉ tại Xã Hồng Thái Tây, Thị xã Đông Triều, Quảng Ninh có tiền sử tăng huyết áp. Cách vào viện 30 phút xuất hiện đau ngực nhiều, khó thở.
Qua thăm khám, cụ bà được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, kèm tăng huyết áp, viêm phổi. Cụ bà đã được điều trị nội khoa tích cực bằng thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu, ổn định mảng xơ vữa, hạ huyết áp...
Với ê-kip cấp cứu được triển khai nhanh chóng cùng sự cân nhắc kỹ lưỡng về phương án chữa trị, sau hơn 1 tuần theo dõi, điều trị tại bệnh viện, sức khoẻ hai cụ bà đều ổn định. Hai cụ bà đã được xuất viện trong sự vui mừng của gia đình và đội ngũ nhân viên y tế.
Cụ bà 111 tuổi được điều trị khỏe mạnh và cảm ơn bác sỹ trước ngày ra viện (ảnh: BVCC)
ThS-bác sỹ Hoàng Minh Quang, Trưởng khoa Nội tim mạch, BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết, thông thường với các trường hợp nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi nếu đủ điều kiện thì phương pháp điều trị bằng can thiệp đặt stent mạch vành là phương án tối ưu nhất.
Tuy nhiên trường hợp 2 cụ bà trên đây do tuổi cao nên sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nếu chọn phương pháp này. Rất may mắn cả hai cụ bà đều được đưa đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng sớm của nhồi máu cơ tim nên đều đáp ứng điều trị tốt.
Với việc triển khai đa dạng các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim như can thiệp mạch vành, điều trị nội khoa, tiêu sợi huyết... khoa Nội tim mạch, BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận cấp cứu và điều trị thành công cho nhiều trường hợp người bệnh lớn tuổi.
Trong đó, 2 cụ bà là trường hợp người bệnh cao tuổi nhất đã được cấp cứu và điều trị thành công bằng phương pháp nội khoa, mang lại cơ hội sống cho người bệnh.
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Do ở nhóm tuổi này mạch máu trở nên cứng, kém đàn hồi, kèm các mảng xơ vữa lan toả gây hẹp lòng mạch, khiến cho tim co bóp bơm máu vào động mạch luôn gặp sức cản nên phải hoạt động nhiều hơn.
Về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả là tim dày lên. Tim càng dày thì càng cần có nhiều máu đến nuôi dưỡng, trong khi các mạch máu bị hẹp lại, dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, với biến chứng nặng nề nhất là suy tim, sốc tim khiến tim không thể thực hiện chức năng co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể, người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào nếu không được cấp cứu kịp thời.
Thường xuyên bị ngất có phải do bệnh tim: Bác sĩ chỉ ra 3 "thủ phạm" Có khá nhiều người đã từng bị ngất, có người ngất xảy ra liên tục và họ rất lo sợ cũng như không biết phải làm thế nào để phòng và điều trị ngất. Thế nào gọi là ngất? Ngất là một hội chứng bao gồm nhược cơ toàn thân kèm theo mất trương lực tư thế không có khả năng đứng thẳng...