Y tế cơ sở thu hẹp khoảng cách trong chăm sóc y tế
Để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe ngay tại tuyến cơ sở, ngành y tế đã, đang triển khai nhiều giải pháp để giảm tải bệnh viện tuyến trên, giúp giảm chi phí khi không vượt tuyến.
Anh Vi Văn Hội, quê huyện Bình Gia, Lạng Sơn đã được cấp cứu kịp thời và mổ nội soi ruột thừa. Sau hơn 12 tiếng bệnh nhân gần như phục hồi hoàn toàn mà không cần phải chuyển lên tuyến trên.
Đây là thành quả của Đề án đào tạo bác sĩ trẻ của ngành y tế. Bác sĩ Bàng Văn Chiến là 1 trong 6 bác sĩ được Trung tâm y tế huyện Bình Gia cử đi học theo Đề án này. Anh đã lựa chọn học chuyên sâu về phẫu thuật nội soi trong 2 năm. Sau khi trở về bác sĩ Chiến đã thực hiện được hơn 200 ca phẫu thuật nội soi và tham gia hơn 500 ca phẫu thuật.
Trước khi cử bác sĩ đi học, Trung tâm Y tế huyện Bình Gia đã nghiên cứu lựa chọn những chuyên khoa theo mô hình bệnh tật của người dân cũng như khả năng đầu tư.
Video đang HOT
Siêu âm cho người dân tại trạm y tế
Bác sĩ Hoàng Thị Hữu, Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Y tế Huyện Bình Gia cho biết: “trước đây chưa có máy siêu âm thế hệ mới, những bệnh nhân có bệnh lý phần mềm ống tiêu hóa, tuyến giáp… thì đơn vị hầu như chưa làm được”.
Với những bác sĩ trẻ được đào tạo chuyên sâu như anh Chiến và thiết bị y tế mới, “diện mạo” y tế huyện Bình Gia đã có nhiều thay đổi tích cực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, khiến người dân thấy an tâm hơn.
Sáu năm qua, Đề án đào tạo bác sĩ trẻ của ngành y tế đã giúp gần 350 bác sĩ trẻ được đào tạo tại các bệnh viện và trung tâm y tế huyện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Bác sĩ trẻ với tài năng và nhiệt huyết cùng tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” đã trở thành cầu nối giúp thu hẹp dần khoảng cách trong chăm sóc y tế.
Đến nay, Bộ Y tế đã tích cực triển khai và nhân rộng mô hình 26 trạm y tế xã điểm theo nguyên lý y học gia đình nhằm đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ. Các công nghệ y tế, kỹ thuật cao liên tục được cập nhật và chuyển giao từ Trung ương đến địa phương và tới cấp thấp hơn để hoàn thành ngày một tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
TP Hồ Chí Minh thực hiện liên thông dữ liệu quản lý sức khỏe các trạm y tế
Ngành y tế TP Hồ Chí Minh đang triển khai thực hiện phần mềm kết nối dữ liệu liên thông các Trạm y tế (gọi tắt là V20) để giảm bớt thủ tục và tạo nguồn thông tin dữ liệu lớn cho ngành.
Theo ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, một Trạm y tế hiện nay phải có hơn 80 quyển sổ ghi chép lại tất cả các hoạt động của trạm, nhưng khi thực hiện phần mềm kết nối dữ liệu liên thông, các trạm y tế đã giảm bớt sổ sách, tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời tạo nguồn thông tin dữ liệu lớn cho ngành.
Kể từ khi triển khai ứng dụng phần mềm kết nối dữ liệu, các bác sĩ tại Trạm y tế phường 15 (quận Tân Bình) không phải mất nhiều thời gian ghi chép sổ sách như trước đây.
Bác sĩ Châu Quang Khải, Trưởng Trạm y tế phường 15 (quận Tân Bình), cho biết: "Trước đây, một bác sĩ phải làm rất nhiều báo cáo với hàng chục cuốn sổ lưu trữ. Sau đó, trạm cũng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuy sổ sách có giảm nhưng lại có nhiều phần mềm mà những phần mềm này lại không liên thông với nhau. Chẳng hạn như bệnh nhân đến khám bệnh, bác sĩ phải mở phần mềm bệnh không lây nhiễm, mở phần mềm tiêm chủng, tham gia bảo hiểm y tế... Khi thực hiện một phần mềm thống nhất dữ liệu như V20, bác sĩ chỉ cần nhập tên bệnh nhân thì tất cả những thông tin về sức khỏe bệnh nhân sẽ hiện lên, từ đó bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị chính xác và có lời khuyên phù hợp hơn".
Ông Tăng Chí Thượng cũng cho biết, hiện nay, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có hơn 100 Trạm y tế sử dụng phần mềm kết nối dữ liệu liên thông V20. "Hơn một năm thực hiện thí điểm phần mềm này đã mang lại hiệu quả rất lớn, như giảm bớt sổ sách cho trạm y tế, tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời tạo nguồn dữ liệu lớn cho ngành. Bên cạnh đó, người dân được quản lý sức khỏe tốt hơn và tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh", ông Tăng Chí Thượng cho biết.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, phầm mềm liên thông V20 không chỉ hỗ trợ tốt cho người bệnh, mà cơ quan quản lý cũng quản lý tốt hơn. "Chẳng hạn ở lĩnh vực tiêm chủng, nếu như trước đây, để thống kê được tỷ lệ tiêm chủng của thành phố, Sở phải chờ đợi từ các nơi khác gửi báo cáo về cộng lại và tính ra tỷ lệ nên mất nhiều thời gian, thậm chí không chính xác. Còn khi thực hiện phần mềm liên thông dữ liệu, chỉ cần gõ vào là có thể biết được tỷ lệ tiêm chủng của thành phố là bao nhiêu rất nhanh và chính xác", ông Tăng Chí Thượng cho biết thêm.
Ông Hà Anh Đức, Chánh văn phòng Bộ Y tế, cho biết hiện nay cả nước có khoảng 11.500 Trạm y tế phường, xã. Khoảng 10 năm trước đây, một trạm y tế phải quản lý và sử dụng hàng chục quyển sổ sách, về sau này tuy có sự cải thiện và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhưng lại có rất nhiều phần mềm nhưng những dữ liệu phần mềm này không liên thông với nhau khiến công tác quản lý cũng gặp khó khăn. Trước những bất cập đó, Bộ Y tế đã làm việc với các đơn vị như Viettel, VNPT để xây dựng chuẩn hóa một phần mềm tại các Trạm y tế. Theo đó, mỗi một Trạm y tế chỉ sử dụng một phần mềm duy nhất, tất cả thông tin của trạm y tế sẽ được liên thông qua một nền tảng quản lý y tế cơ sở với tên gọi V20.
"Tất cả dữ liệu được phân cấp theo đơn vị quản lý hành chính qua chức năng quản lý ngành dọc. Chẳng hạn như Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sẽ nắm được thông tin toàn bộ Trạm y tế phường, xã; còn y tế tuyến huyện sẽ nắm được thông tin toàn bộ Trạm y tế xã trên địa bàn quận", ông Hà Anh Đức thông tin.
Người bệnh hưởng lợi và thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước Việc công khai giá thầu, giá niêm yết của các thiết bị y tế, vật tư y tế và sinh phẩm hóa chất... trên Cổng công khai y tế - Bộ Y tế không chỉ mang lại lợi ích cho người bệnh mà còn thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển... Cổng Công khai Y tế sẽ là kênh chính thống của...