Y tá Philippines xộ khám vì đòi lật đổ chính quyền Singapore
Một tòa án Singapore ngày 21.9 tuyên án 4 tháng tù giam đối với một nam y tá người Philippines sau khi người này đăng những bình luận có tính chất kích động trên Facebook, phỉ báng người dân Singapore và kêu gọi lật đổ chính quyền nước này.
Y tá Ello Ed Mundsel Bello ra hầu tòa ở Singapore vào ngày 21.9 – Ảnh: AFP
Ello Ed Mundsel Bello (29 tuổi), y tá của bệnh viện công Tan Tock Seng (Singapore), đã đăng tải những bình luận phỉ báng người dân Singapore và kêu gọi lật đổ chính quyền Singapore, theo AFP.
Thẩm phán Siva Shanmugam tuyên án ba tháng tù giam đối với Bello về tội xúi giục nổi loạn thông qua những bình luận trên Facebook và một tháng tù giam về tội nói dối khi cảnh sát điều tra, thẩm vấn Bello.
“Ở một quốc gia mà nguồn tài nguyên duy nhất là nhân dân, chúng tôi không chấp nhận bất kỳ hành động nào đe dọa ổn định và an ninh xã hội”, thẩm phán Shanmugam nói.
Trước đó, các công tố viên Singapore đã đề nghị mức án 5 tháng tù giam. Luật sư của Bello cho hay thân chủ của ông không kháng cáo và hy vọng có thể trở về Philippines sau khi mãn hạn tù.
Trên Facebook ngày 2.2, Bello từng viết: “Người Singapore là những kẻ thua cuộc ở chính đất nước của họ, chúng tôi sẽ giành lấy công ăn việc làm của họ, tương lai của họ, những người phụ nữ của họ và chúng tôi sẽ sớm tống cổ tất cả người Singapore ra khỏi đất nước của họ hahaha”.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ đá văng tất cả người Singapore và Singapore sẽ sớm trở thành một quốc gia mới của người Philippines”, Bello viết trên Facebook.
Sau khi bị người dân Singapore lên án và báo cảnh sát, Bello đã gỡ những bình luận trên và nói dối với cảnh sát rằng tài khoản Facebook của anh ta bị tin tặc tấn công. Nhưng sau đó, Bello thú nhận đã đăng tải những bình luận trên.
Theo đúng luật Singapore, Bello lẽ ra lãnh án ba năm tù về tội xúi giục nổi loạn và một năm tù vì tội nói dối cảnh sát, nhưng thẩm phán Shanmugam cho hay vì đây là lần đầu tiên Bello phạm tội và thể hiện sự ăn năn hối lỗi nên được xem xét giảm án.
Khoảng 40% dân số Singapore (5,5 triệu người) là người nước ngoài. Cộng đồng người Philippines ở Singapore ước tính khoảng 170.000 người, theo AFP.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nữ y tá khỏe mạnh 'chết êm ái' để 'phủ đầu tuổi già'
Suốt một đời chăm sóc những người già yếu, nữ y tá về hưu Gill Pharoah quyết định sang Thụy Sĩ - nơi cho phép 'quyền được chết' để kết liễu cuộc đời 'một cách êm ái' dù bà đang hoàn toàn khỏe mạnh và sống năng động.
Bà Pharoah trông trẻ hơn rất nhiều so với cái tuổi 75, vẫn đang sống khỏe mạnh và năng động. Trong ảnh là bà cùng với người bạn đời đã chung sống 25 năm - Ảnh chụp màn hình báo Washington Post
Dù đã ở tuổi 75, bà Pharoah - cư dân Anh, không mắc một căn bệnh nan y nào, cũng không trong tình trạng yếu đau bệnh tật. Bà chỉ quyết định lặn lội sang tận Thụy Sĩ để "đánh phủ đầu" những viễn cảnh như thế, loại trừ khả năng một ngày nào đó mình không thể "chết êm ái" vì không đủ sức để đi.
Báo London Times hôm 3.8 đưa tin bà Pharoah đã được tiêm một liều thuốc độc trợ tử tại bệnh viện tư Lifecircle ở Basel, Thụy Sĩ. Ngay trước khi chết, bà vẫn vui vẻ để đùa giỡn với bác sĩ.
Đưa bà Pharoah tới Thụy Sĩ có ông John Southall, 70 tuổi, người đã chung sống lâu năm với bà. Ông Southall nói rằng người bạn đời của mình lẽ ra đã chọn sống lâu hơn nếu nước Anh cho phép "quyền được chết", nếu bà có thể viết sẵn di chúc và an tâm rằng mình sẽ được trợ tử trong trường hợp không đủ sức khỏe để tự tử.
Bà Pharoah đã trả tiền để được tiêm một liều thuốc độc giúp bà chết. Việc bác sĩ đổi thành vai giết người là điều gây nhiều tranh cãi khắp thế giới trong việc cho phép quyền được chết - Ảnh: Shutterstock
Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với báo Sunday Times ngay trước hành trình đi tìm cái chết, chính bà Pharoah nói: "Suốt đời, tôi đã chăm sóc nhiều người già. Tôi tự nhủ mình sẽ không để mình già yếu. Tôi không nghĩ già chẳng có gì vui. Tôi biết tôi đã đi quá đỉnh đồi và mọi chuyện sẽ không trở nên tốt đẹp hơn. Tôi không muốn mọi người nhớ đến tôi với ký ức về một bà già lê bước trên đường với cái khung đẩy cồng kềnh".
Bà bảo bà có nhiều bạn bè đang phải sống chung với bạn đời là gánh nặng cho họ, bà "kinh hãi" trước những viễn cảnh như bị vỡ xương hông chẳng đi lại tự do được. Còn ông Southall thì cho biết bà Pharoah cũng rất lo sợ viễn cảnh đột quỵ vì một người bạn thân của bà đã bị như thế và phải nằm liệt giường suốt 10 năm qua, cuộc sống rất khổ sở trong khi người bạn này đã đăng ký làm hội viên của Exit (tổ chức chết êm ái). Căn bệnh đã tước đi cơ hội được "chết êm ái" của ông ta vì không thể tự mình ra nước ngoài làm điều này được nữa.
Hợp pháp hóa quyền được chết có thể đè áp lực lên người già yếu, người khuyết tật phải chết - Ảnh: Shutterstock
Trước khi chết, bà Pharoah cũng nói với báo Sunday Times rằng 2 con của bà ủng hộ quyết định của mẹ dù họ không muốn bà chết.
Ba tuần trước khi sang Thụy Sĩ, bà Pharoah đã tổ chức tiệc chia tay với bạn bè tại nhà riêng, cười đùa vui vẻ với họ.
Cái chết của bà Pharoah lại một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh cãi về quyền được chết - vốn đã gay gắt - ở xứ sở sương mù. Những người ủng hộ cho rằng quyền được chết là quyền tự do cá nhân của con người và trong nhiều trường hợp, như của bà Pharoah, nó thực ra giúp người ta sống lâu hơn. Còn những người chống đối lại bảo nới lỏng quyền được chết sẽ khiến nhiều người lạm dụng chết khi chưa "cần phải chết", có khi lại gây áp lực nặng nề lên những người khuyết tật, người mắc bệnh nặng cần được chăm sóc phải chết dù bản thân họ không muốn...
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Phỉ báng đạo Hồi, một blogger bị đánh 1.000 roi Hôm 7/6 vừa qua, Tòa án Tối cao Arập Xêút đã tuyên bố giữ nguyên bản án 10 năm tù và hình phạt đánh 1.000 roi đối với blogger Raif Badawi vì tội phỉ báng đạo Hồi. Phán quyết cuối cùng được công bố bất chấp sự chỉ trích và phản đối quyết liệt từ Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Canada và nhiều quốc...