Y tá Mỹ thứ hai xuất viện, Obama tin Ebola sẽ bị đánh bại
Y tá Mỹ thứ hai bị nhiễm Ebola vừa xuất viện sau một thời gian điều trị. Tổng thống Barack Obama ca ngợi đây là dấu hiệu cho thấy loại virus chết người này “sẽ bị đánh bại”.
Y tá Vinson ôm hôn các bác sĩ chăm sóc cho mình trước khi rời bệnh viện Emory ở Atlanta, Georgia hôm nay. Ảnh: Reuters
“Tôi rất biết ơn khi mình đã khỏe mạnh”, y tá Amber Vinson, 29 tuổi, nói tại bệnh viện ở bang Georgia. “Tình yêu của Chúa đã thực sự giúp tôi và gia đình vượt qua quãng thời gian khó khăn này”.
Vinson bị nhiễm virus trong quá trình chăm sóc cho một bệnh nhân Ebola người Liberia. Cô được xác định dương tính với virus ngay sau khi đi máy bay cùng hơn 100 người khác. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng dịch Ebola có thể sớm bùng phát ở Mỹ.
Tuy nhiên, cả Vinson và y tá Mỹ đầu tiên bị nhiễm Ebola Nina Phạm đều đã được chữa trị thành công tại các bệnh viện chuyên khoa.
Theo Telegraph, Tổng thống Barack Obama đã nói chuyện với Vinson ngay sau khi cô ra viện và nói với các phóng viên rằng cô “khỏe”. Ông Obama xem trường hợp của y tá này là một cơ hội để trấn an người dân Mỹ về khả năng đối phó với dịch bệnh của chính phủ.
“Trong 7 người Mỹ được chữa trị Ebola cho đến nay, tất cả đều sống sót”, ông Obama nói.
Craig Spencer, một bác sĩ New York bị nhiễm virus trong khi chăm sóc cho các bệnh nhân Ebola ở Guinea, hiện là người Mỹ duy nhất mắc bệnh. Tình trạng của anh khá nghiêm trọng nhưng đã ổn định.
Video đang HOT
“Dịch bệnh này có thể khống chế được”, Obama nói. “Nó sẽ bị đánh bại. Tiến bộ này là có thể, nhưng chúng ta sẽ phải thận trọng và chúng ta phải đảm bảo hợp tác cùng nhau”.
Tổng thống cũng khiển trách các thống đốc bang New York, New Jersey và Illinois vì đã áp đặt lệnh cách ly 21 ngày với các nhân viên y tế từ Tây Phi trở về. Các bang khẳng định rằng biện pháp này là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus ở Mỹ, tuy nhiên Nhà Trắng cảnh báo điều đó có thể làm nhụt chí các tình nguyện viên đến châu Phi để chiến đấu với dịch bệnh này.
Ông Obama mô tả các tình nguyện viên của Mỹ đang làm “công việc của Chúa”. “Chúng tôi không muốn các nhân viên y tế của chúng ta nản lòng khi tiến ra chiến trường”, ông nói. “Nếu họ thành công thì chúng ta sẽ không phải lo lắng về Ebola ở đây”.
Anh Ngọc
Theo VNE
Mỹ: Nữ y tá tố cáo bị đối xử tệ bạc vì Ebola
Một nữ y tá trở về Mỹ sau thời gian làm việc tại Sierra Leone để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm Ebola đã lên tiếng chỉ trích cách cô bị đối xử tại sân bay Newark, ở New York, Mỹ.
Kaci Hickox cho biết, cô đã có một trải nghiệm đáng sợ và điều đó có thể cản trở những nhân viên y tế khác tới Tây Phi để giúp đỡ người dân nơi đây đối phó với virus Ebola.
Cô Hickox, một nhân viên y tế thuộc tổ chức từ thiện Bác sĩ Không Biên giới đã mô tả những gì mà mình nhìn thấy tại sân bay Newark, Mỹ khi vừa trở về từ Sierra Leone vào ngày 25/10 vừa qua là "sự điên cuồng vô tổ chức, lo lắng, sợ hãi nhất".
Những quy định nghiêm ngặt được thực biện sau khi một bác sĩ có kết quả dương tính với virus Ebola khi trở vể Mỹ từ Tây Phi
Trong một bài viết trên tờ The Dallas Morning News, cô lo lắng những nhân viên y tế khác như cô liệu có phải đối mặt với cảm giác bị đối xử "giống như những tên tội phạm hay tù nhân" khi trở về sân bay của Mỹ hay không.
Cô cho biết ngay khi đặt chân tới sân bay, cô đã bị cách ly tại đây trong vòng 7 giờ đồng hồ và chỉ được đưa một thanh ngũ cốc để ăn. Hickox cho biết mình không hề bị sốt, mà chỉ cảm thấy khó chịu vì cách bị đối xử ở sân bay.
Mặc dù xét nghiệm ban đầu cho thấy cô Hickox âm tính với virus Ebola, tuy nhiên cô vẫn sẽ bị cách ly trong vòng 3 tuần và tiếp tục bị giám sát bởi các nhân viên y tế.
Các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt được áp dụng tại New York và New Jersey sau khi bác sĩ Craig Spencer có kết quả dương tính với Ebola sau khi trở về từ Guinea vào tuần trước. Vị bác sĩ này hiện đang được cách ly và điều trị ở Bệnh viện Bellevue tại New York.
WHO cảnh báo số ca nhiễm Ebola có thể cao hơn ghi nhận
Illinois cũng đã trở thành bang thứ 3 sau New York và New Jersey áp dụng các quy định chặt chẽ về kiểm dịch. Theo các biện pháp mới này, bất cứ ai từng tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Ebola tại Tây Phi sẽ phải trải qua quãng thời gian cách ly bắt buộc kéo dài 21 ngày.
Trong khi đó Nhà Trắng đã bày tỏ lo ngại rằng những biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt tại 3 bang trên có thể ngăn các nhân viên y tế tới Tây Phi để giúp các quốc gia này giảm nhẹ gánh nặng từ cuộc khủng hoảng mang tên Ebola. Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó đã gửi thông điệp tới người dân Mỹ rằng họ phải "được hướng dẫn cụ thể chứ không phải sợ hãi", đồng thời lặp lại rằng mọi người sẽ không thể nhiễm Ebola nếu như họ không tiếp xúc trực tiếp với chất dịch của người bệnh.
Trong ngày hôm nay 26/10, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power đến Guinea và sau đó đến Liberia, Sierra Leone, ba quốc gia Tây Phi đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch bệnh Ebola.
Bà Samantha Power nói: "Đối với tôi việc có kinh nghiệm trực tiếp về những gì đang xảy ra quan trọng hơn nhiều so với mối nguy cơ bị lây nhiễm gần như không tồn tại".
Các nhân viên y tế trên mặt trận chống Ebola đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi loại virus chết người này
Bà Power kỳ vọng chuyến đi của bà "gây sự chú ý cho cộng động quốc tế nhằm kêu gọi các nước tăng cường hỗ trợ".
Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)) hiện đã có hơn 10.000 người nhiễm virus Ebola với gần 5.000 ca tử vong. Trong đó chỉ có 27 trường hợp là xảy ra bên ngoài Sierra Leone, Liberia và Guinea.
WHO cũng cảnh báo, số người nhiễm Ebola tại Tây Phi có thể sẽ cao hơn ghi nhận, do có nhiều gia đình giữ người thân của mình ở nhà thay vì đưa họ tới trung tâm điều trị.
Theo Nguyễn Nhung (Khám Phá/BBC)
Nữ y tá Mỹ gốc Việt nhiễm Ebola đã khỏi bệnh Nữ y tá Mỹ gốc Việt Nina Pham, người bị nhiễm Ebola trong khi chăm sóc cho một bệnh nhân Liberia tại Texas, đã được tuyên bố khỏi bệnh và sẽ xuất viện vào hôm nay 24/10. Nữ y tá Mỹ gốc Việt Nina Pham. Viện y tế quốc gia (NIH) tại Bethesda, bang Maryland sẽ tổ chức một cuộc họp báo để...