Y tá Mỹ gốc Việt nhiễm Ebola
Nữ y tá gốc Việt Nina Phạm là người đầu tiên nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ và hiện trong tình trạng ‘ổn định’.
Nina Pham, bệnh nhân Ebola người Mỹ gốc Việt.
Theo ABC News, nữ nhân viên y tá ở thành phố Dallas, người bị nhiễm virus Ebola khi đang điều trị cho một người đàn ông Liberia, vừa được xác định tên là Nina Phạm.
Nina Pham cuối tuần qua cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus, khiến cô trở thành người Việt đầu tiên nhiễm Ebola trên đất Mỹ. Các thành viên gia đình đã xác nhận danh tính nữ y tá với đài truyền hình WFAA, thuộc ABC News.
Nina Phạm thuộc đội ngũ y tế đã điều trị cho Thomas Eric Duncan, người Liberia mang virus Ebolađến Mỹ và qua đời tại Bệnh viện Presbyterian Dallas tuần trước. Các bác sĩ cho biết cô hiện trong tình trạng “ổn định lâm sàng”. Giới điều tra đang tìm hiểu cách thức nữ y tá nhiễm bệnh, bởi cô mặc quần áo bảo hộ trong suốt thời gian điều trị cho Duncan.
Nina là một trong 50 người được bệnh viện đề nghị tham gia việc chăm sóc rất khó khăn và tỉ mỉ cho bệnh nhân Duncan. Hôm qua, các nhân viên phòng dịch đã tới căn hộ của cô để thực hiện các biện pháp cần thiết.
Gia đình Nina Phạm bị sốc khi biết tin cô nhiễm Ebola. “Bà mẹ khóc suốt, bà rất buồn”, một người bạn của Nina Phạm cho biết. “Gia đình họ sùng đạo và tận tâm”.
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Thomas Frieden, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Pham được cho là đã tiếp xúc với “một và chỉ một” người trong khoảng thời gian cô “có khả năng” bị lây nhiễm. Người này đang được theo dõi nhưng chưa có triệu chứng của virus.
Giới chức cho biết họ sẽ cách ly con chó của cô chứ không thực hiện cái chết nhân đạo. Trước đó, các quan chức Tây Ban Nha từng tiêu hủy chó nuôi của một y tá nhiễm Ebola ở nước này.
Theo Telegraph, cô gái 26 tuổi là con của những người nhập cư Việt Nam. Cô bắt đầu làm y tá năm 2010, sau khi tốt nghiệp đại học Thiên chúa giáo Texas.
Nguồn Vnexpress.net
Cái chết đau đớn của những người nhiễm Ebola
"Máu và phân vương vãi khắp nơi. Một người đàn ông chết khi bò tới cửa, những người khác rơi khỏi giường và cơ thể uốn về phía sau", một y tá trong trung tâm điều trị Ebola kể.
Các nhân viên y tế chiến đấu với dịch Ebola tại bệnh viện ở Kenema, Sierra Leone. Ảnh: AP
Là những người đem lại chút hy vọng nhỏ nhoi cho các nạn nhân khi mà tỉ lệ tử vong lên tới 90%, các bác sĩ ở Tây Phi đang phải làm việc suốt 14 giờ/ngày, 7 ngày/tuần để giúp các bệnh nhân chống chọi virus Ebola. Trong những khu cách ly nóng nực mà người ta dựng lên bằng bùn và đất, họ luôn phải mặc quần áo bảo hộ cồng kềnh, kín mít từ đầu đến chân và chứng kiến cái chết đau đớn của các bệnh nhân hằng ngày.
Monia Sayah, một y tá làm việc tại tâm dịch, cho biết, nhiệt độ tăng trong mỗi lều tạm dành cho bệnh nhân Ebola cao tới mức các bác sĩ không thể làm việc liên tục trong suốt một giờ. Vì thế họ phải tiến hành mọi thứ thật nhanh và chính xác. Mỗi người đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng. Nếu một người đang xét nghiệm máu cho bệnh nhân, những người khác sẽ mang thực phẩm và đồ uống cho họ.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều ủng hộ nỗ lực của các nhân viên y tế. Nhiều tin đồn tràn lan cho rằng, chính các nhân viên cứu trợ phương Tây mang Ebola tới nơi đây, đánh cắp các thi thể và lây nhiễm virus cho người khác. Bởi vậy, các bác sĩ còn đối mặt với một khó khăn khác là giành sự tin tưởng từ người dân.
"Chúng tôi muốn chia sẻ với họ rất nhiều bởi họ đang phải chịu đựng những đau đớn tột cùng do căn bệnh quái ác hành hạ. Nhưng đôi mắt và trang phục bảo hộ là những thứ họ thấy khi tiếp xúc với chúng tôi", Sayah nói.
Dịch bệnh bùng phát ở 3 quốc gia nghèo nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng y tế thiếu thốn, thiếu nhân lực và thiết bị y tế trầm trọng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Liberia, một bác sĩ phải đảm bảo sức khỏe cho khoảng 100.000 người. Ở Sierra Leone, con số đó là 2 và WHO chưa biết con số cụ thể dành cho Guinea. Trong khi đó, nếu ở Mỹ, khoảng 245 bác sĩ sẽ chăm sóc sức khỏe cho số lượng người như vậy.
Những bệnh nhân chờ đợi trong vô vọng ở trung tâm điều trị bệnh Ebola. Ảnh: Getty Images
"Hầu hết các bệnh nhân đều tuyệt vọng, kiệt sức và mất nước trầm trọng. Trong hoàn cảnh như thế, các bác sĩ phải làm việc từ sớm và về nhà lúc khuya", Robert Fowler, một bác sĩ đang hoạt động tại Guinea và Sierra Leone, kể.
Fowler đến từ bệnh viện Sunnybrook ở Toronto, Canada. Ông từng gặp một bé gái khoảng 6 tuổi nhiễm Ebola ở giai đoạn cuối. Em chống chọi với hiện tượng xuất huyết ở ruột, mất nước nghiêm trọng và hôn mê. Toàn bộ người thân trong gia đình em đã thiệt mạng bởi bệnh. Vì vậy, em tỏ ra khá e dè và chỉ muốn tránh xa mọi người. Fowler đã mất vài ngày để động viên, an ủi cô bé. Cuối cùng, em cũng hiểu rằng những người mặc bộ đồ kín mít đang cố gắng giúp đỡ em khỏi bệnh".
Một hôm, ông mang mang cho bé món ăn yêu thích là dưa chuột và chanh. Đứa trẻ ăn ngon lành. Đó là dấu hiệu bệnh nhân hồi phục. Theo Fowler, đây là một trường hợp may mắn bởi tỷ lệ tử vong của dịch bệnh vẫn rất cao.
Kent Brantly, bác sĩ người Mỹ đầu tiên nhiễm virus Ebola tại Liberia hồi tháng 7, kể: "Tôi nắm tay của các bệnh nhân khi căn bệnh kinh khủng cướp mạng sống của họ. Tôi luôn phải chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp đó và nhớ rất rõ khuôn mặt, tên của từng người".
Brantly hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Atlanta và sức khỏe của anh đã cải thiện dần.
Nhân viên y tế làm việc trong một trung tâm điều trị sốt xuất huyết Ebola tại thủ đô Monrovia của Liberia hôm 18/8. Ảnh: AP
Mỗi khi một bệnh nhân không qua khỏi, cảm xúc của tất cả mọi người đều trở nên nặng nề bởi các bác sĩ là hy vọng cuối cùng của họ.
"Một bệnh nhân sức khỏe đang tiến triển khá tốt nhưng đột nhiên tình hình trở nên tồi tệ. 40 phút sau anh ấy tử vong. Mỗi lần như thế, không chỉ các bác sĩ mà những công nhân vệ sinh, người giặt là, y tá đều cảm thấy đau lòng. Một ngày, tôi bước vào một căn phòng. 4 thi thể bệnh nhân Ebola trong đó nằm với các tư thế khác nhau. Máu và phân vương vãi khắp nơi. Một người đàn ông chết khi bò tới cửa, những người khác rơi khỏi giường và cơ thể uốn cong về phía sau", y tá Sayah kể.
Van der Velde, một nhân viên y tế từ Anh, cho biết, nếu không chiến đấu với dịch bệnh Ebola, cô sẽ dành cả ngày ở Yorkshire, Anh, để chăm sóc những đứa cháu và khu vườn của cô. Hiện nay, nhu cầu chăm sóc y tế tại tâm dịch rất cao. Số bệnh nhân nhiễm bệnh và tử vong ngày càng nhiều. Điều đó khiến nhiều bác sĩ địa phương sợ hãi, đình công hoặc thôi việc.
Theo Zing
Hàng nghìn dân thường khốn đốn vì chiến sự ở miền đông Ukraine Liên Hợp Quốc đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình hiện tại ở miền đông Ukraine và số lượng người tị nạn, khi có khoảng 118.000 người đã mất nhà cửa và tổng cộng 740.000 người phải di cư sang Nga để tránh chiến tranh. "Điều chúng tôi sợ là cách chiến dịch quân sự đang được tiến hành. Điều...