Y tá gốc Việt nhiễm Ebola: ‘Tôi vẫn khỏe’
Nữ y tá người Mỹ gốc Việt Nina Phạm, người đầu tiên nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, hôm qua cho biết cô vẫn khỏe và muốn cảm ơn mọi người vì đã gửi những lời chúc và cầu nguyện cho cô.
Nina Phạm đang được điều trị tại Bệnh viện Presbyterian Dallas. Ảnh: WFAA.
“Tôi vẫn khỏe và muốn cảm ơn mọi người vì những lời chúc tốt đẹp và cầu nguyện của họ”, AFP dẫn thông báo của Nina Phạm cho hay. “Tôi may mắn nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và những người bạn. Tôi may mắn khi được đội ngũ các bác sĩ và y tá tuyệt vời nhất trên thế giới chăm sóc tại Bệnh viện Presbyterian Dallas”.
Phạm, 26 tuổi, nhiễm Ebola trong lúc chăm sóc cho Thomas Eric Duncan, người Liberia mang loại virus chết người đến Mỹ và qua đời cũng tại bệnh viện trên hồi tuần trước.
“Chúng tôi đang làm việc không ngừng nghỉ để giúp cô ấy trong cuộc chiến này”, Barclay Berdan, giám đốc điều hành bệnh viện, nói. “Bác sĩ và y tá tham gia điều trị cho cô ấy vẫn đầy hy vọng và chúng tôi kêu gọi những lời cầu nguyện trên khắp đất nước”.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng Phạm bị nhiễm virus là hệ quả của việc vi phạm quy trình phòng ngừa cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này hiện chưa phát hiện lỗi cụ thể nào trong cách Phạm mặc và tháo đồ bảo hộ.
Theo Dallas News, Phạm đã tiếp nhận máu của bác sĩ Kent Brantly, người đầu tiên chiến thắng bệnh Ebola ở Mỹ. Một bệnh nhân khác có tiếp xúc với Phạm sau khi cô có triệu chứng nhiễm virus cũng đang được giám sát. Hiện người này chưa có triệu chứng của bệnh. Nhà chức trách cũng đưa Bentley, con chó cưng của Phạm, đến một địa điểm bí mật để theo dõi các dấu hiệu của virus.
Đại dịch Ebola năm nay đã làm hơn 4.000 người thiệt mạng. Hầu hết nạn nhân là ở Guinea, Sierra Leone và Liberia. Ebola là loại virus nguy hiểm, có tỷ lệ gây tử vong 50-80% và lây lan thông qua tiếp xúc với các chất dịch từ cơ thể người bệnh.
Như Tâm
Theo VNE
Nỗi lo lắng của bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Ebola
Vào đêm trước khi bệnh nhân nghi nhiễm Ebola nhập viện, Angela Hewlett, bác sĩ tại Trung tâm Y tế Nebraska, Mỹ, không tài nào ngủ được, tâm trạng rối bời vì lo lắng.
Bác sĩ Angela Hewlett (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng nghiệp ở NBU. Ảnh:UNMC
Khi nghe tin Richard Sacra, bệnh nhân người Mỹ thứ ba bị nghi nhiễm Ebola, đang trên đường từ Liberia đến Cơ sở chăm sóc Bệnh nhân Nebraska (NBU) thuộc Trung tâm Y tế Nebraska, tim Angela Hewlett đập nhanh như sắp nhảy ra khỏi lồng ngực.
Dù được diễn tập nhiều lần đối phó với bệnh truyền nhiễm, nhưng đây là lần đầu tiên Hewlett và các đồng nghiệp thực sự thực hành kể từ khi trung tâm được thành lập năm 2005.
Trước khi đón bệnh nhân, điều đầu tiên Hewlett nghĩ đến là gia đình. Cô lo liệu chồng và các con mình có bị nhiễm bệnh không? Hàng xóm và mọi người xung quanh sẽ phản ứng thế nào? Các bạn học của các con cô sẽ nói gì? Cô có thể đến cửa hàng tạp phẩm mà không bị lên án là đem bệnh Ebola đến Omaha nơi cô sống không? Rồi cô hôn các con, chúc chúng ngủ ngon, nhưng cô không hề chợp mắt đêm đó.
Sáng hôm sau, trời mưa tầm tã, Hewlett đến trung tâm thì thấy 40 bác sĩ, y tá, các chuyên gia hô hấp và kỹ thuật viên đã sẵn sàng. Mọi người cùng có chung cảm xúc hồi hộp và lo lắng. Hewlett mặc đồ và mang theo thiết bị bảo vệ. Khi bệnh nhân tới bằng xe cứu thương từ căn cứ Không quân nơi anh ta hạ cánh, mọi người đều sẵn sàng.
Tiến sĩ Philip Smith, Giám đốc BNU đề nghị Hewlett làm nhiệm vụ theo dõi bệnh nhân qua màn hình và ghi chép lại diễn tiến, còn ông là người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Hai người thống nhất chỉ nên để một trong hai người tiếp xúc với Sacra để giảm thiểu nguy cơ không cần thiết. Ông Smith nói vui rằng ông là "hiệp sĩ" và còn đùa rằng việc ghi chép là nhiệm vụ "kinh khủng".
Những ngày đầu điều trị là thử thách khó tin, Hewlett làm việc khoảng 14 giờ mỗi ngày, vật lộn vì không có giải pháp cuối cùng. Cô cùng các đồng nghiệp thử một vài phương pháp, thậm chí để bệnh nhân dùng thuốc thử nghiệm và truyền máu từ Kent Brantly, một bác sĩ hồi phục sau khi bị nhiễm Ebola nhiều tuần trước. "Sự căng thẳng của tôi tăng lên và hạ xuống cùng với tình trạng của Rick Sacra". Bên cạnh đó, các bác sĩ và nhân viên của trung tâm còn phải trả lời hàng trăm câu hỏi từ báo chí.
Trong một tuần, Hewlett chỉ liên hệ với Rick thông qua màn hình. Khi đến thời điểm phải gặp trực tiếp anh ta, cô thấy lo lắng. "Nhưng tôi bước vào phòng lần đầu tiên, tôi quên tất cả những dụng cụ bảo vệ trên mình và chỉ tập trung vào anh ta. Tôi bắt tay Rick bằng tay đeo găng, hỏi han đêm qua thế nào, thảo luận về kế hoạch điều trị của anh, như thể tôi ở bên bất kỳ bệnh nhân nào khác. Thời điểm đó tôi biết chúng tôi đang làm điều đúng là chăm sóc bệnh nhân này, những người cần chúng tôi. Tôi không sợ hãi nữa".
Sau một tuần nhập viện, Sacra bắt đầu hồi phục. Anh trở nên tỉnh táo hơn và giao tiếp với các nhân viên trong trung tâm, nói chuyện với người thân qua video. "Vào ngày Rick đi được xe đạp trong phòng, tôi thấy ngập tràn niềm vui và tôi khóc ngay giữa phòng của y tá. Không có phần thưởng nào lớn hơn cho một người làm công việc chăm sóc bệnh nhân là thấy bệnh nhân của mình hồi phục", Hewlett nói.
Hai tuần sau đó, Rick thử nghiệm âm tính với virus. "Tiếp xúc với anh lần đầu tiên mà không có các dụng cụ bảo vệ là thời điểm vô cùng cảm động". Mọi người cùng thở phào. Đó là một trải nghiệm khó quên, một thử thách khó tin, nhưng cũng đáng giá. Sau tất cả, Hewlett chỉ muốn nói với các con mình rằng: "Mẹ là một bác sĩ và mẹ chăm sóc những người ốm". Ngay sau đó, Hewlett cùng các đồng nghiệp lại chuẩn bị đón tiếp một bệnh nhân thứ hai nghi nhiễm Ebola.
Rick Sacra là một trong 6 người Mỹ bị nghi nhiễm Ebola, anh xuất viện vào ngày 6/10. Bác sĩ Kent Brantly chiến thắng bệnh Ebola và đang giúp những người nghi nhiễm vượt qua giai đoạn khó khăn. Bệnh nhân Thomas Eric Duncan không qua khỏi tuần trước, và đã lây sang nữ y tá gốc Việt Nina Phạm.
Khánh Lynh
Theo VNE
Đức có bệnh nhân đầu tiên chết vì Ebola Một nhân viên Liên Hợp Quốc bị nhiễm virus Ebola vừa qua đời tại bệnh viện ở Đức, sau chưa đầy một tuần được chuyển tới để điều trị. Một nhân viên y tế Guatemala mặc đồ bảo hộ trong buổi thuyết trình trước truyền thông tại sân bay quốc tế Guatemala hôm 13/10. Ảnh: Reuters. "Chúng tôi có thể xác nhận rằng...