Y tá, điều dưỡng Việt Nam làm việc tại Đức với thu nhập “khủng”
Hôm nay (4/3), 120 điều dưỡng trong chương trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Đức, chính thức tham gia khóa học tiếng Đức giúp cung cấp “hành trang” cho công việc sau này của họ tại đất nước này.
Đại sứ Đức Jutta Frasch và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa chụp ảnh cùng các học viên.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á được Đức lựa chọn thí điểm chương trình đưa điều dưỡng viên sang học tập và làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người già ở nước này.
Phát biểu tại lễ khai mạc sáng nay, ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết: “Chính phủ Việt Nam xác định rằng việc di cư của lao động ra làm việc ở nước ngoài là một hoạt động mang tính kinh tế xã hội, đóng góp tích cực đến việc phát triển nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và tay nghề cho người lao động”.
“Tôi nhiệt liệt chào mừng những học viên đã vượt qua kỳ tuyển dụng thành công để tham gia khóa học này. Ở Đức, chúng tôi cần một số lượng lớn nhân lực có chất lượng cao, không chỉ trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi” – bà Jutta Frasch, Đại sứ CHLB Đức phát biểu. Bà cũng bày tỏ lòng cảm ơn với sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Lao Động, Thương bình và Xã hội trong chương trình hợp tác này.
Video đang HOT
Theo thỏa thuận hợp tác, năm 2013, chương trình sẽ thí điểm tuyển chọn trên 100 điều dưỡng viên đã tốt nghiệp ĐH, CĐ điều dưỡng tại Việt Nam, đưa sang học chương trình chăm sóc người già 2 năm tại các cơ sở đào tạo của CHLB Đức để lấy chứng chỉ quốc gia về chăm sóc người già của nước này.
Trong 2 năm này, học viên được bố trí chỗ ở miễn phí và được hưởng mức học bổng 800 EUR/tháng (tương đương 22 triệu đồng Việt Nam) đối với năm thứ nhất và 900 EUR/tháng (tương đương 25 triệu đồng Việt Nam). Học viên phải đóng góp một số khoản bảo hiểm theo quy định của Đức, học bổng sau khi khấu trừ các khoản đóng góp còn 640 EUR/tháng trong năm đầu tiên và 700 EUR/tháng trong năm thứ 2.
Khi đã có chứng chỉ, các điều dưỡng viên được yêu cầu làm việc tại Đức trong 3 năm. Với mức lương như người lao động Đức, khoảng 1.800-2.000 EUR/tháng (tương đương 50-55 triệu Việt Nam đồng/tháng). Sau thời gian này, điều dưỡng viên có thể lựa chọn hoặc về nước hoặc tiếp tục ở lại làm việc tại các cơ sở chăm sóc người già.
Theo Dantri
Ăn xin tràn ngập ở đền bà Chúa Kho
Người già, trẻ em, người khuyết tật nằm bất động, hay lê lết trên đường để xin tiền... Hình ảnh này xuất hiện phố biến ở đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh) ngày đầu năm.
Sáng 20/2, tức ngày 12 tháng giêng âm lịch, ngày chính hội của đền bà Chúa Kho, xung quanh đền có hàng chục người ăn xin ngồi la liệt, hễ thấy người đi qua là kêu la, kể nghèo khổ để xin tiền.
Nhiều người lành lặn, khỏe mạnh mang theo em nhỏ để lấy lòng thương hại của mọi người.
Hai mẹ con đều khỏe mạnh, ăn vận lịch sự trải manh áo mưa xuống đoạn cống nước bẩn để xin tiền.
Nhiều người khuyết tật cũng được cho lên xe kéo tới khu vực đền để ăn xin.
Người đàn ông bị cụt một chân mắt nhắm nghiền, tay luôn giữ lấy xô tiền, lê lết trên dọc đường cạnh cổng đền.
Đi cùng với những em bé luôn có một người khỏe mạnh, chốc chốc người đàn ông lại bốc những nắm tiền lẻ cho vào túi. Theo ông Bùi Quang Trung, Hội trưởng Hội người cao tuổi, thuộc Ban quản lý đền, lực lượng an ninh thường xuyên đuổi, nhưng họ hay quay trở lại hoặc di chuyển sang khu vực khác nên rất khó xử lý.
Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, và Nghị định số 71, nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi. Hành vi bắt trẻ em, tập hợp, chứa chấp trẻ em, cho thuê, cho mượn trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi là một trong những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Cụ thể sẽ phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi tổ chức, bắt trẻ em đi xin ăn cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
Theo VNE
Những người quanh năm "đi viện" Do bận việc, con cháu của những bệnh nhân cao tuổi không có điều kiện thời gian chăm sóc . "Dịch vụ chăm sóc người bệnh" tại các bệnh viện trong TP. HCM đã làm thay những người thân bệnh nhân, như chăm sóc người bệnh, cho người bệnh ăn, tắm rửa và vệ sinh hàng ngày. Cần người làm nghề chăm sóc...