Y tá cứu sống 4 người thân bằng phòng cấp cứu tự chế
Gabriel Tachtatzoglou, y tá khoa chăm sóc đặc biệt, ở thành phố Thessaloniki, đã cứu chữa vợ và họ hàng nhiễm nCoV tại nhà, hồi tháng 11.
Thessaloniki là một trong những thành phố tại Hy Lạp có nhiều ca nhiễm nCov nhất. Những khoa chăm sóc đặc biệt của các bệnh viện đã lấp đầy bệnh nhân.
Tachtatzoglou phải ở nhà cách ly sau khi vợ, anh vợ, cha mẹ vợ đều dương tính với nCoV. Anh quyết định sử dụng kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân của mình để lo cho người thân.
Gia đình anh nói quyết định đó có lẽ đã cứu sống họ.
“Nếu chúng tôi đến bệnh viện, tôi không biết tình hình sẽ tệ đến đâu”, Polychoni Stergiou, mẹ vợ 64 tuổi của anh nói.
Video đang HOT
Tachtatzoglou thiết lập một phòng chăm sóc tạm thời tại tầng dưới của ngôi nhà hai tầng của gia đình ở làng Agios Athanasios, cách thành phố khoảng 30 km. Anh thuê, mượn và thay đổi công năng của màn hình, máy cung cấp oxy và các thiết bị khác cần thiết cho việc chữa trị.
Anh dùng giá treo mũ nón để treo túi dịch truyền chứa thuốc kháng sinh cho cả 4 người để tránh mất nước và hạ sốt.
“Tôi đã làm việc trong khu chăm sóc đặc biệt được 20 năm và tôi không muốn khiến bố mẹ vợ phải trải qua những căng thẳng tâm lý khi cách ly. Thêm vào đó, dịch vụ y tế đã quá tải”, Tachtatzoglou nói.
Y tá Gabriel Tachtatzoglou tại nhà trong lễ Giáng sinh. Ảnh: AP
Ở hầu hết quốc gia, các bác sĩ và y tá không được khuyến khích điều trị cho người thân và bạn bè thân thiết vì mối quan hệ tình cảm có thể ảnh hưởng đến khả năng phán đoán và kỹ năng của họ. Tachtatzoglou cho biết anh vẫn liên lạc thường xuyên với các bác sĩ tại Bệnh viện Papageorgiou, nơi anh làm việc. Dĩ nhiên anh sẽ đưa họ vào viện nếu cần phải đặt nội khí quản.
Hy Lạp, quốc gia dân số 10,7 triệu người, đã trải qua giai đoạn đầu của đại dịch với tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất châu Âu. Khi thời tiết lạnh giá, số trường hợp được xác nhận nhiễm và tử vong liên quan đến virus tăng gấp đôi, hiện đang ở mức 4,730 người chết vì nCoV.
Vì các khoa dành riêng cho bệnh nhân Covid-19 ở Thessaloniki đã hết chỗ, người mắc Covid-19 quá nặng không thể chờ giường bệnh được chuyển qua các bệnh viện ở các vùng khác bằng xe chuyên dụng.
Tachtatzoglou cho biết anh luôn trăn trở về việc có nên chuyển người thân của mình đến bệnh viện hay không, vì nếu vậy họ sẽ không thể gặp nhau dù cho ở Thessaloniki hay ở bệnh viện nơi khác.
“Chúng tôi đã khóc rất nhiều. Đã có lúc tôi tuyệt vọng và sợ sẽ mất những người thân yêu”, anh nói. Vì không có đủ phương tiện bảo vệ cá nhân nên anh cũng bị nhiễm virus và phát bệnh. Nhưng may mắn là mọi người đã vượt qua.
Số ca tử vong ở châu Âu vượt mốc 500.000 người
Châu Âu đã trở thành khu vực đầu tiên trên thế giới ghi nhận số ca tử vong do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vượt mốc 500.000 người.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, miền tây nước Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê do hãng tin AFP (Pháp) cập nhật lúc 15h00 GMT ngày 17/12 (tức 22h00 theo giờ Việt Nam), châu Âu đã ghi nhận tổng cộng 500.069 ca tử vong, trong tổng số hơn 23 triệu trường hợp mắc bệnh.
Tiếp sau châu Âu, Mỹ Latinh và Caribe đang là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai thế giới, với 477.404 trường hợp tử vong, khu vực Bắc Mỹ với Mỹ và Canada hiện ghi nhận 321.287 ca tử vong do COVID-19, trong khi châu Á có 208.149 người không qua khỏi đại dịch.
Đại dịch cũng cướp đi sinh mạng của 85.895 người tại Trung Đông, trong khi con số này ở châu Phi là 57.423 người.
Khoảnh khắc bác sỹ Mỹ an ủi cụ ông mắc COVID-19 gục khóc gây bão Khoảnh khắc ghi lại cái ôm thắt lòng của một bác sỹ Mỹ với một bệnh nhân COVID-19 lớn tuổi đang được lan truyền khắp các trang mạng trên thế giới. Joseph Varon, bác sỹ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế United Memorial ở Texas đang bước vào phòng điều trị tích cực thì phát hiện một cụ...