Y tá Anh muốn quay lại Tây Phi sau khi khỏi Ebola
William Pooley, công dân Anh đầu tiên nhiễm virus Ebola và đã hồi phục hoàn toàn, cho biết sẽ quay lại Tây Phi vì anh còn nhiều việc phải làm ở đó.
William, ở Sierra Leone, chụp ảnh cùng một trong số những bệnh nhân Ebola bình phục. Ảnh: Guardian.
William được đưa về nước trên một máy bay quân sự hồi tháng 8, và được cách ly, điều trị bằng loại thuốc ZMapp thử nghiệm. Người đàn ông 29 tuổi hôm 15/10 cho biết anh đang chuẩn bị bay trở lại Sierra Leone để giúp người dân ở đó chống lại đại dịch đã cướp đi sinh mạng của gần 4.500 người.
“Tôi biết bố mẹ lo lắng, nhưng họ hiểu đó là điều tôi phải làm”, CBS Newsdẫn lời William chia sẻ tại một khóa huấn luyện cho các nhân viên y tế Anh, những người tình nguyện hỗ trợ trại thực địa để đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh.
Trong cuộc phỏng vấn với Guardian, William kêu gọi Thủ tướng David Cameron, người đã gửi tới anh lời động viên chóng khỏe lúc đang ở viện, và Tổng thống Barack Obama, nỗ lực hơn nữa để huy động cộng đồng quốc tế kiểm soát đại dịch đang tàn phá khắp Tây Phi từ tháng 3.
Video đang HOT
“Đây là vấn đề toàn cầu nên cần sự lãnh đạo ở mức toàn cầu. Vì thế, ông Obama và ông Cameron cần cho thấy nhiều sự lãnh đạo hơn nữa trong vấn đề này”, William nói và không quên bày tỏ “sự cảm ơn sâu sắc” tới ngài thủ tướng vì đã giúp anh hồi hương và được chăm sóc đặc biệt.
“Sierra Leone cần nhiều nhân viên y tế quốc tế cùng các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Bác sĩ không biên giới và Hội Chữ thập đỏ. Việc đáp ứng các nhu cầu ấy cần được tăng lên”, William cho biết.
Nghỉ ngơi tại nhà ở hạt Suffolk sau khi xuất viện hôm 3/9, William rất vui khi đã chiến thắng virus chết người nhưng cũng cảm thấy tuyệt vọng khi không giúp được người bệnh. William chưa nói kế hoạch quay lại Tây Phi của mình với bố mẹ nhưng khi được hỏi cảm thấy thế nào, bà Jackie, mẹ y tá trên, cho biết “đó sẽ là sự lựa chọn của con trai tôi” và “sẽ rất tự hào về William nếu nó quyết định đi”.
Hôm 12/10, Mỹ ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên trên lãnh thổ. Bệnh nhân là y tá gốc Việt Nina Phạm, nhiễm virus sau khi chăm sóc người đàn ông Liberia, Thomas Eric Duncan, qua đời tuần trước.
Bình Minh
Theo VNE
Một ngày của y tá chăm sóc bệnh nhân Ebola
Mỗi sáng trước khi đi làm, Diana Sarteh đều cầu nguyện: "Xin hãy bảo vệ gia đình con khỏi Ebola". Sau đó, cô con gái bốn tuổi của Sarteh, chạy lại hôn tạm biệt trước khi mẹ rời đi.
Diana Sarteh luôn cố gắng tuân thủ đúng quy trình đảm bảo vệ sinh để bảo vệ bản thân và gia đình. Ảnh: CBS News.
Sarteh là y tá ở khu điều trị cho bệnh nhân Ebola của bệnh viện JFK ở thành phố Monrovia, Liberia.
"Dù nguy hiểm nhưng tôi vẫn thề cứu sống người bệnh. Tôi cảm thấy thật tồi tệ khi nghe ai đó chết vì Ebola, còn mình thì ngồi nhà và chẳng làm được gì",CBS News dẫn lời Sarteh nói.
Tất cả các y tá đều phải mặc đồ bảo hộ cẩn thận trước khi vào viện. Sarteh cho biết, mỗi khi mặc bộ đồ ấy vào, cô lại nghĩ tới các con. "Tôi nghĩ rằng mình thực sự bảo vệ bản thân. Việc tuân theo đúng các quy trình mặc đồ bảo hộ rất quan trọng bởi khi cởi bỏ nó ra, tôi biết mình phải về nhà với bọn trẻ", Sarteh chia sẻ khi đang mặc quần áo bảo hộ lên người.
Các y tá như Sarteh thường làm việc tới 3 tiếng trong bộ đồ ngột ngạt như vậy dưới thời tiết nóng bức. Một đồng nghiệp viết tên Sarteh lên mặt nạ phòng độc của cô, vì thế ít nhất ra, bệnh nhân cũng có thể biết mình đang nói chuyện với ai dưới lớp áo bảo vệ ấy. Sau đó, các y tá bước vào khu điều trị cho bệnh nhân Ebola.
Đó là một dãy hành lang của sự khốn khổ và đau đớn.
Y tá phải làm một vài công việc khó khăn nhất như truyền tĩnh mạch, lấy máu hoặc làm vệ sinh chỗ nôn của bệnh nhân. Tất cả những công việc ấy đều đưa họ đến chỗ tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm cao từ dịch cơ thể người bệnh. Sarteh vẫn cố gắng động viên bệnh nhân của mình. Và lúc nào cũng vậy, thuốc khử trùng chlorine được rắc khắp nơi.
Phần nguy hiểm nhất trong công việc của các nhân viên như Sarteh là lúc cởi bỏ lớp quần áo bảo hộ bởi khi ấy, virus có thể vô tình tiếp xúc với da. Sarteh cảm thấy mệt mỏi nhưng cô không thể xem thường sự đề phòng.
Về tới nhà, bọn trẻ nhà Sarteh biết không được động vào mẹ, không giống như chú chó của gia đình luôn chạy ra quẫy đuôi chào đón cô. Sarteh rửa tay và tắm một lần nữa để phòng ngừa. Sau đó, đã tới lúc cô trở về thiên chức của một người mẹ.
Bình Minh
theo CBS News
Vì sao virus Ebola nguy hiểm Cơ chế xâm nhập và gây tổn thương nhanh chóng cùng khả năng lan truyền dai dẳng của virus Ebola đang khiến chúng trở nên đặc biệt đáng sợ. Trong quá trình kháng virus, phản ứng của hệ miễn dịch sẽ tàn phá các phần còn lại của cơ thể, khiến mạch máu trở nên yếu dần và xuất hiện lỗ hở. Khi...