Y tá Ấn Độ qua đời sau 42 năm sống thực vật vì bị hiếp dâm dã man
Một nữ y tá người Ấn Độ đã qua đời sau 42 năm nếm trải bao đau đớn, khổ ải của cuộc sống thực vật vì bị một người đàn ông hãm hiếp và bóp cổ đến gần chết.
Cách đây 42 năm, Aruna Shanbaug được biết đến như một nữ y tá xinh đẹp, tài năng. Cô đang vào 25 tuổi, độ tuổi mặn mà về sắc đẹp và toàn vẹn về trí tuệ. Tuy nhiên, tai ương kinh hoàng đã ập đến với Shanbaug ngay tại bệnh viện mà cô đang công tác. Một người đàn ông đã hãm hiếp, đánh đập và dùng dây chuyền thắt cổ Shanbaug.
Mặc dù thoát chết nhưng Shanbaug buộc dành cả phần đời còn lại trong chiếc giường ở bệnh viện. Cô được chẩn đoán bị tổn thương não nghiêm trọng, liệt toàn bộ cơ thể và rơi vào trạng thái không nhận thức. Các nhân viên chăm sóc Shanbaug đã buộc phải cho cô ăn qua đường mũi trong suốt hơn 40 năm qua.
Cuối cùng, Shanbaug qua đời lúc 8 giờ 30 phút sáng nay 18-5, tại một bệnh viện ở Mumbai sau 6 ngày phát bệnh viêm phổi nặng, kết thúc một cuộc đời u ám và buồn tức tưởi.
Trong khi đó, Sohanlal Bharta Walmiki, kẻ tấn công Shanbaug chỉ bị giam 7 năm tù vì tội cướp của giết người, thậm chí tội danh hiếp dâm cũng không được xét đến, vì thời điểm đó, luật pháp Ấn Độ không công nhận hành vi của tên này là cưỡng hiếp.
Aruna Shanbaug năm 25 tuổi
Video đang HOT
Trường hợp của Aruna Shanbaug đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về “cái chết nhân đạo” của Ấn Độ. “Thật đau lòng, cuối cùng cô gái của chúng tôi cũng được giải thoát. Cô đã cho thấy sự thụ động bảo thủ của luật pháp Ấn Độ”, Pinki Virani, một nhà văn viết về câu chuyện của Shanbaug cho biết.
Năm 2011, nhà văn Virani đã nộp đơn lên tòa án tối cao cầu xin cho Shanbaug được chết. Cô lập luận rằng “tình trạng của nạn nhân như người chết và cần phải được chết”. Tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ lời kêu gọi này.
Bà Shanbaug đã phải sống một cuộc đời thực vật kéo dài 42 năm trong bệnh viện
Cô Virani cũng nói rằng cha mẹ của nạn nhân đã qua đời nhiều năm trước đây, trong khi những người thân khác cũng không duy trì liên lạc. Cô mong muốn tòa án ban hành lệnh đến bệnh viện để bà Shanbaug được hưởng một cái chết nhân đạo.
Nhưng lãnh đạo bệnh viện lại nói với tòa án rằng bà Shanbaug “vẫn có thể ăn và đáp ứng bằng nét mặt cũng như phản ứng liên tục bằng cách phát ra âm thanh”.
Sau sự ra đi của người phụ nữ bất hạnh, luật sư Shekhar Nafade, người đại diện cho nhà văn Virani tại Tòa án tối cao, nói với BBC rằng ông cảm thấy “nhẹ nhõm cho bà Aruna”.
Không chỉ riêng ông Nafade, một làn sóng cảm thông cho bà Aruna Shanbaug đang diễn ra trên mạng xã hội Twitter. Nhiều người nói rằng “bà ấy nên được ra đi sớm hơn”. Hầu hết người dùng Twitter đồng ý rằng sự vắng mặt của “quyền được chết” trong hệ thống luật pháp Ấn Độ chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự khổ đau của bà Shanbaug.
Theo_An ninh thủ đô
Nam tài tử Bollywood trả giá vì say rượu lái xe đâm chết người
13 năm sau khi gây tai nạn rồi bỏ chạy khiến một người vô gia cư thiệt mạng, ngôi sao Bollywood Salman Khan đã bị kết án 5 năm tù giam. Bản án đối với Salman Khan gửi đi một thông điệp: Bất cứ người Ấn Độ nào, dù giàu có đến đâu, nổi tiếng đến đâu nếu phạm tội cũng không thể tránh bị pháp luật trừng trị.
Salman Khan rời tòa án ở Mumbai, Ấn Độ hôm 6-5-2015
13 năm một bản án
Ngày 6-5, ngôi sao Bollywood Salman Khan đã bị kết án 5 năm tù cho 7 tội danh liên quan đến vụ tai nạn xảy ra từ năm 2002. Salman Khan là một trong những diễn viên hàng đầu của điện ảnh Ấn Độ, từng đảm nhận nhiều vai chính trong các bộ phim bom tấn kể từ năm 1980. Nhiều người cho rằng danh tiếng sẽ giúp Salman Khan được tha bổng. Thực tế thì vụ việc đã kéo dài hơn 10 năm. Tuy nhiên, bản án đã đặt ra một tiền lệ mới cho việc xử lý các trường hợp lái xe say rượu là "người của công chúng".
Rạng sáng 28- 9-2002, Salman Khan lao xe lên vỉa hè ở Mumbai, khiến một người vô gia cư ngủ ở đó thiệt mạng và 4 người khác bị thương. Khi đó, nam diễn viên này vừa trở về từ một quán bar, lái xe trong tình trạng say bí tỉ. Nhân chứng cho biết, người này đã bỏ trốn khỏi hiện trường mặc dù khó khăn lắm mới đứng lên được. Tuy nhiên, khi phiên tòa bắt đầu được đưa ra xét xử, các nhân chứng và tài liệu thu thập được đều biến mất, nam tài tử Salman Khan từ chối tất cả các cáo buộc.
Sau gần 13 năm kể từ khi tai nạn xảy ra, một chi tiết bất ngờ xoay chuyển vụ án. Lái xe của Khan, Ashok Singh, ngày 31-3 đã ra làm chứng và nói với tòa án rằng chính ông ta, chứ không phải Salman Khan là người đã lái xe vào thời điểm xảy ra sự việc. Trong phiên xử mới nhất, thẩm phán tuyên bố lời khai của lái xe là vô căn cứ và Salman Khan có tội.
Trong một cuộc phỏng vấn vào thời điểm 5 ngày sau khi Ashok Singh xuất hiện tại tòa án, bà Anita - vợ ông này được hỏi tại sao chồng bà lại giữ im lặng suốt 13 năm qua. Anita bảo chồng mình khi ấy thấy rất đông phương tiện truyền thông và cảnh sát dẫn giải Khan nên ông ta không dám mở miệng. Cuối câu trả lời, người đàn bà này hé lộ: "Nếu ông ấy (chồng bà) là thủ phạm, ông ấy sẵn sàng chịu phạt. Và chúng tôi biết Salman sẽ không bao giờ bỏ lại chúng tôi".
Bài học cho "tầng lớp tinh hoa"
Việc các nhân chứng cố ý bênh vực những bị cáo giàu có và đầy quyền lực là hiện tượng khá phổ biến trong ngành tư pháp Ấn Độ. Ví dụ điển hình là vụ giết hại cô Jessica Lal năm 1999. Cô người mẫu trẻ này đã bị con trai một chính trị gia bắn thẳng vào người tại một bữa tiệc "toàn sao" tại New Delhi.
Trong quá trình xét xử, các nhân chứng đột nhiên thay đổi lời khai và kẻ giết người đã được tha bổng. Chỉ sau cuộc đấu tranh pháp lý quyết liệt và dai dẳng của Sabrina, chị gái Jessica Lal cùng sự hỗ trợ của truyền thông, phiên tòa phúc thẩm năm 2006 cuối cùng cũng đã đòi được công lý cho Jessica.
Trong khi đó, nạn nhân của vụ gây tai nạn rồi bỏ chạy nói trên là những người sống trong cảnh bần hàn, thậm chí là tầng lớp đáy của xã hội phải đối mặt với thủ phạm là một siêu sao điện ảnh danh tiếng. Gia đình các nạn nhân tâm sự vì tai nạn mà cuộc sống của họ khó khăn hơn rất nhiều. Người đàn ông tử nạn ngay tại hiện trường hôm đó là trụ cột duy nhất của gia đình. 4 người may mắn sống sót nhưng lại không thể làm việc vì chấn thương.
Đối với họ, công lý là kinh tế. Họ chỉ mong được bồi thường xứng đáng, vì đến nay mỗi người mới chỉ nhận được 1,5 lakh (khoảng 1.500 bảng), vốn chẳng thấm gì so với các hóa đơn y tế và chi phí kiện tụng.Phán quyết của tòa là một thông điệp rõ ràng đối với "tầng lớp tinh hoa" của xã hội Ấn Độ rằng họ không phải là những người có thể đứng trên luật pháp.
Theo_An ninh thủ đô
Qua đời sau 42 năm sống thực vật vì bị cưỡng hiếp, siết cổ Một nữ y tá tại Ấn Độ đã bị cưỡng hiếp và siết cổ vào năm 25 tuổi - gây tổn hại não nghiêm trọng khiến bà phải sống đời thực vật suốt 42 năm - vừa qua đời ở tuổi 67 hôm 18.5. Aruna Shanbaug trước khi bị tấn công - Ảnh: AFP Tên của nữ y tá là Aruna Shanbaug. Suốt...