Ý nới lỏng cách ly, mafia trỗi dậy và giá đắt phải trả
Ý đang dần dần dỡ bỏ chế độ cách ly. Nỗi sợ hãi bị mắc bệnh bắt đầu giảm, đã đến lúc nghĩ tới việc tiếp tục sống và kiếm tiền.
Thị trường lao động đang thừa người, trông chờ vào chính phủ không ăn thua. Bù lại, mafia sẵn sàng “ra tay giúp đỡ. Nhưng cái giá phải trả sẽ rất cao.
Nước Ý bắt đầu dỡ bỏ dần các lệnh phong tỏa.
Miền Nam trong nguy cơ bùng nổ
“Nếu chính quyền muốn chúng tôi ở nhà thì hãy mang thức ăn đến và hãy trả tiền thuê nhà. Chúng tôi không phải là Cristiano Ronaldo! 3/4 người Ý làm việc bất hợp pháp với thu nhập đen”, Luca, một cư dân ở thành phố Palermo bày tỏ phẫn nộ.
Ông này không phải là người duy nhất vận động mọi người qua mạng để xuống đường biểu tình. Ai đó thậm chí đã sẵn sàng đi cướp bóc và trấn lột vì tuyệt vọng, đối với nhiều người tình hình thực sự rất tồi tệ. Đặc biệt bất ổn là miền Nam nước Ý. Mặc dù đại dịch ảnh hưởng chủ yếu đến các tỉnh giàu có phía Bắc đất nước, nhưng chính cư dân miền Nam là những người đầu tiên cảm nhận hậu quả kinh tế của các lệnh cấm. Tỉ lệ thất nghiệp ở đây từ trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 đã lớn hơn 4 lần so với ở miền bắc. Bù lại, người dân có thu nhập bằng nguồn đen, nhưng chế độ cách ly đã vô hiệu cách kiếm tiền này.
Vì thế, khi một nhóm thanh niên ở Palermo quyết định cướp một siêu thị Lidl, thì lý do chỉ đơn giản là vì họ không có tiền để thanh toán, họ thiếu tiền trong suốt một thời gian dài, và trong đám đông có rất nhiều người tỏ ra đồng cảm với họ. Sau khi cảnh sát đứng ra can thiệp, những tên cướp bất hạnh lặng lẽ tản về nhà mình. Đây là trường hợp gây cộng hưởng nhất, nhưng hoàn toàn không phải là duy nhất.
Ở miền Nam nước Ý có 3 triệu người đang rơi vào cảnh cùng quẫn, trong số đó có nhiều doanh nhân nhỏ. Đa số họ không có tiền để khôi phục hoạt động của doanh nghiệp sau cách ly. Thậm chí khoản tiền 600 euro từ chính phủ cũng chỉ cấp cho những người được có hợp đồng lao động chính thức.
Chính quyền hứa sẽ phân bổ thêm 30 tỷ euro để kích thích nền kinh tế. Nhưng những người dân Ý bình thường nghi ngờ rằng mình sẽ nhận được chút gì đó từ khoản tiền này.
Video đang HOT
“Tình hình ở miền Nam đang có nguy cơ bùng nổ. Chúng ta phải hành động hiệu quả và nhanh chóng để duy trì nền dân chủ và trật tự trong nước. Nếu không, mafia sẽ ra tay can thiệp”, đây là lời cảnh báo của Bộ trưởng Giuseppe Provenzano, người giám sát các khu vực phía Nam.
Lãnh địa của Mafiosi
Mọi người đang thực sự trông chờ giúp đỡ và họ không còn quan tâm đến việc nó đến từ đâu. Trong khi đó, các nhóm mafia sẵn sàng làm việc này.
Trong thời kỳ kiểm dịch, nhóm “Cosa Nostra” của Sicilia, “Camorra” từ Neapolitan, “Ndrangeta” của Calabria đã bắt tay vào làm từ thiện. Họ mang lương thực và thuốc men cho người nghèo dưới vỏ bọc của các tổ chức nhân đạo. Doanh nhân được cung cấp tiền để phục hồi kinh doanh. Những người thất nghiệp nhận được lời hứa rằng họ sẽ có việc làm. Không ai trong số những nhà hảo tâm thừa nhận có liên quan đến mafia. Tuy nhiên, văn phòng công tố viên ngay lập tức phát hiện ra những nhóm này.
“Cosa Nostra” và “Camorra” coi miền Nam là lãnh địa của mình. Nhưng họ ra tay giúp đỡ không vì mục đích cứu nước. Mafiosi kỳ vọng sẽ trở thành anh hùng của người nghèo và sẽ kêu gọi mọi người bỏ phiếu cho ứng cử viên cần cho họ trong cuộc bầu cử tiếp theo “, điều tra viên Nicola Gratteri, người làm việc tại tỉnh Catanzaro, nhận định.
Tình hình trở nên trầm trọng khi chính quyền tạm thời thả các thủ lĩnh của các nhóm mafia khỏi các nhà tù trong bối cảnh đại dịch. Được trả lại tự do là Francesco Bonura, thành viên có ảnh hưởng của Cosa Nostra, Vincenzo Yanazzo- thành viên của Ndrangeta, và một trong những thủ lĩnh của bộ tộc tội phạm Casalesi là Pascual Zagaria. Chính phủ giải thích rằng đây là biện pháp bắt buộc phải làm để giảm tải nguy cơ lây nhiễm cho các nhà tù. Nhưng thị trưởng của các thành phố phía Nam không đồng tình với quyết định này.
“Một mình trong khám giam khó bị lây nhiễm hơn ở nhà. Và giờ đây không phải Roma, mà là các khu vực sẽ phải đương đầu với hành động của mafia ngoài vòng pháp luật”, Thị trưởng thành phố Palermo, ông Leoluca Orland phát biểu.
Rốt cuộc, giới tội phạm cũng chịu ảnh hưởng nặng nề vì coronavirus, ông nói thêm. “Nhưng mafiosi nhanh chóng bù đắp tổn thất bằng cách tuyển người và kích động họ phạm tội”, – ông Orland tin tưởng. Thị trưởng của các thành phố khác cũng đồng tình với quan điểm của ông.Mafia có thể cũng bị thiệt hại, nhưng tiền của mafia không đến nỗi cạn kiệt. Theo dữ liệu của các cơ quan thực thi pháp luật, riêng nhóm mafia Ndrangheta từ Calabria đã sở hữu 30 tỷ đô la.
“Trong khi chính phủ chưa kịp viện trợ, mafia sẽ cung cấp số tiền này cho doanh nghiệp và công chúng, sau đó bắt họ phải thanh toán. Mối đe dọa của các cuộc nổi dậy tự phát ở miền Nam là có thật”, – trích nội dung báo cáo mà Bộ Nội vụ Ý soạn thảo để gửi lên Thủ tướng Conte.Có vay có trả
Theo các cơ quan tình báo phương Tây, ba nhóm mafia lớn nhất bao gồm 25 nghìn thành viên. Còn 250 nghìn người khác đang hợp tác với các tổ chức này trên khắp thế giới. Mỗi người trong số họ có chuyên môn riêng của mình.
Ví dụ, nhóm Cosa Nostra chuyên giải quyết các tranh chấp thương mại, “bảo kê” các doanh nhân, giao dịch với người tị nạn và người di cư. Camorra kiếm tiền từ ma túy. Ndrangheta kiểm soát việc kinh doanh tội phạm không chỉ ở miền Nam, mà còn ở phía Bắc nước Ý. Mafia cũng buôn lậu cả cocaine, vũ khí và buôn người.
Có một thời gian, mafiosi đã giành về mình dịch vụ dọn rác, dịch vụ tang lễ. Trong thập kỷ qua, Cosa Nostra đã đầu tư vào năng lượng, hậu cần và thương mại thực phẩm.
“Để khôi phục nền kinh tế, doanh nghiệp cần thanh khoản. Nếu chính quyền không hỗ trợ kịp thời thì các doanh nhân sẽ phải tìm kiếm một giải pháp thay thế. Và mafia sẽ sẵn sàng cung cấp vốn. Đương nhiên theo các điều kiện của mình” , nhà sử học và chính trị học Alexandr Dunaev, hiện đang sống ở Rome, cho Sputnik biết.
Ông không loại trừ rằng nhiều người miền Nam không còn sinh kế sẽ chấp nhận sự giúp đỡ của các cấu trúc tội phạm. Nhưng sớm hay muộn, mafia sẽ đòi được đáp ơn, vì xét cho cùng thì nguyên tắc “có vay có trả” vẫn còn nguyên đó.
Các hành động nhỏ nhưng hiệu quả lớn trong ngăn chặn Covid-19
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay đòi hỏi không chỉ sự quyết liệt của nhà nước mà còn nỗ lực của mỗi người dân từ những hành động nhỏ nhất.
Thế giới tiếp tục quan ngại về dịch bệnh Covid-19, với con số mới nhất công bố chiều 8/3 là có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo trường hợp nhiễm bệnh, hơn 106.000 người nhiễm bệnh và 3.600 ca tử vong.
Quyết tâm chống Covid-19. Ảnh: Taghribnews.
Ngoài các biện pháp cách ly những ca nhiễm, nghi nhiễm hay phong tỏa vùng đỏ tại một số quốc gia để ngăn dịch lan rộng, nhiều biện pháp được thực hiện đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả để ngăn virus lan rộng.
Tại một số ngã tư ở thành phố Sukoharjo tỉnh Trung Java, Indonesia trong những ngày này xuất hiện những người được gọi là "siêu anh hùng" mặc các bộ đồ siêu nhân để phân phát một loại thức uống thảo dược truyền thống được gọi là Jamu.
Khi Indonesia bắt đầu thông báo các trường hợp nhiễm Covid-19, những thức uống miễn phí này được cho là sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vốn nổi tiếng với các đồ uống giàu gừng, nghệ và các loại thảo mộc truyền thống khác, một thành viên của nhóm cho biết, mục đích của kế hoạch là trấn an mọi người không quá hoang mang vì dịch và truyền tải thông điệp về việc song song với phòng dịch, cần phải tăng cường sức khỏe để giúp đẩy lùi bệnh tật.
Một thành viên trong nhóm cho biết: "Để phòng tránh các loại virus, đặc biệt là virus corona hiện đang lây lan trong xã hội, uống thảo dược này có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể".
Mặc dù không chắc nước uống này có hiệu quả ngăn ngừa virus corona hay không, nhưng nhiều người cho biết với các thành phần thảo dược này rất tốt cho sức khỏe. "Thức uống này rất tốt và tôi đã uống nó. Tôi cảm thấy khỏe mạnh hơn và nó giúp tôi còn ăn ngon miệng hơn".
Kể từ khi dịch lan rộng, cụm từ cách ly những người nhiễm hay nghi nhiễm đã quá quen thuộc. Tuy nhiên Thái Lan vừa áp dụng biện pháp mới đó là "cách ly tiền giấy cũ". Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã đưa thêm 500 tỷ baht (15,91 tỷ USD) tiền mới vào lưu thông nhằm nâng cao tỷ lệ tiền giấy sạch không có SARS-CoV-2 tồn tại trên bề mặt. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đang thu hồi và cách ly tiền giấy trong vòng 14 ngày trước khi đưa trở lại lưu thông. Những đồng tiền giấy mới được đưa vào chưa bao giờ được lưu thông và đảm bảo vệ sinh.
Du lịch đám cưới là một ngành kinh doanh đang bùng nổ ở Italy với các cặp vợ chồng nước ngoài từ các quốc gia như Anh, Mỹ, Australia đến để tổ chức sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên thành phố Rome của Italy đang đưa ra các quy định chặt chẽ để ngăn dịch lan rộng. Các biện pháp được đưa ra bao gồm tránh bắt tay hoặc ôm, giữ khoảng cách an toàn ít nhất một mét với người khác.
Một người thân của cô dâu vừa tổ chức đám cưới cho biết, virus Corona đã làm thay đổi các nghi lễ truyền thống của đám cưới: "Không khí đám cưới có sự thay đổi hẳn.Ví dụ như cô dâu nói với chúng tôi không ôm, không hôn chúc phúc nhé. Italy đang phải đối mặt với dịch bệnh nghiêm trọng nên cần phải tuân thủ".
Ở vùng đất của các nụ hôn như Pháp, hôn má chào nhau là đặc trưng của người dân địa phương. Tuy nhiên nhiều người dân Pháp cũng phải thay đổi cách giao tiếp gần gũi này để tránh lây lan virus.
Một công nhân làm việc tại Công ty bảo hiểm Axa David Tagundi cho biết: "Các hoạt động này bị dừng hẳn. Cách hôn 2 lần không được áp dụng, thậm chí chúng tôi cũng không bắt tay".
Thế giới đang căng mình chống dịch, với các biện pháp quyết liệt được đưa ra như Italy vừa công bố phong tỏa toàn bộ 16 triệu dân hay cách ly các vùng đỏ tại Hàn Quốc. Bên cạnh những biện pháp được thực hiện với quy mô lớn ở cấp chính phủ và địa phương, những hành động nhỏ như không bắt tay, tránh chào hỏi gần gũi, rửa tay thường xuyên, hắt hơi lên tay áo hoặc vai thay vì trên tay và vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng... là các biện pháp nhỏ nhưng mang lại hiệu quả chống dịch lớn./.
Theo Phạm Hà/VOV1 (tổng hợp)
Tiền mặt bị hắt hủi vì Covid-19 Hàng loạt quốc gia đã cách ly, khử khuẩn tiền giấy và thúc đẩy thanh toán điện tử để tránh lây lan dịch bệnh. Hôm thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ cách ly tiền giấy đang lưu thông trong 2 tuần để khử khuẩn và tiêu hủy bớt, nhằm giảm nguy cơ lây lan virus. Trước đó, giới...