Ý nghĩa thiết thực từ các công trình chào mừng Đại hội Đảng
Thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thời gian qua, các địa phương đã đăng ký xây dựng và hoàn thành nhiều công trình có ý nghĩa, tạo sự lan tỏa rộng khắp, góp phần đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Một công trình ý nghĩa lĩnh vực giao thông đó là Đề án xã hội hóa đầu tư xây dựng cầu nông thôn. Theo Sở Giao thông – Vận tải, đến nay, toàn tỉnh đã huy động gần 807 tỷ đồng để xây dựng cầu nông thôn theo Đề án số 426/ĐA-UBND của UBND tỉnh về xã hội hóa đầu tư xây dựng cầu nông thôn (giai đoạn 2016-2020). Trong đó, nguồn vốn xã hội hóa 585,5 tỷ đồng (doanh nghiệp đóng hơn 369 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 153 tỷ đồng cùng 1.523m2 đất, 117.164 ngày công lao động, vật chất xây dựng cầu…). Từ nguồn lực này, toàn tỉnh đã xây mới 581 cầu nông thôn.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng: “Đề án xã hội hóa đầu tư xây dựng cầu nông thôn nhằm cụ thể hóa “Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, là công trình ý nghĩa chào mừng Đại hội Đảng các cấp tỉnh An Giang lần thứ XI; là món quà mà Đảng bộ, nhân dân An Giang dâng lên Chủ tịch Tôn Đức Thắng vào dịp kỷ niệm 132 năm (20-8) ngày sinh của Người”.
Nhiều công trình vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tạo điểm nhấn cảnh quan đô thị. Đó là 9 công trình ở TP. Long Xuyên: nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Hoàng (đoạn từ đường Hà Hoàng Hổ đến cầu Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Hòa); nâng cấp, cải tạo công viên thành phố đi bộ Nguyễn Huệ (phường Mỹ Long); dự án mở rộng và nâng cấp đô thị TP. Long Xuyên; hoàn thành công tác bồi hoàn-giải phóng mặt bằng đường tránh TP. Long Xuyên; hoàn thành dự án nâng cấp 168 tuyến đường nội ô thành phố; cổng chào TP. Long Xuyên (phường Mỹ Thạnh); vòng xoay đèn 4 ngọn (phường Mỹ Long); trùng tu, tôn tạo Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh; các Khu dân cư Đại đoàn kết.
Công trình vòng xoay đèn 4 ngọn (phường Mỹ Long) sẽ tạo điểm nhấn cho TP. Long Xuyên
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, trên tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị, toàn dân nỗ lực phòng chống, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Trong đó, kiên trì mục tiêu và triển khai đồng bộ nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gắn với các giải pháp phát triển kinh tế, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Khắp nơi trong tỉnh lan tỏa những hình ảnh đẹp, trân quý, gác tình riêng, lo nhiệm vụ chung, để không ai bị bỏ lại phía sau trong “cuộc chiến” chống dịch… Đó cũng là công trình ý nghĩa trước thềm đại hội.
Video đang HOT
Tại huyện Chợ Mới, theo Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Tô Văn Chấn, khắp các xã, thị trấn thực hiện nhiều công trình ý nghĩa, tiêu biểu như: đặt tượng Anh hùng lực lượng vũ trang Võ Ánh Đăng tại Trường THCS Võ Ánh Đăng, cất mới 1 cây cầu kênh Trà Thôn tại ấp Long Định, hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu của xã nông thôn mới nâng cao ở xã Long Điền A. Công trình huy động sức dân đóng góp trên 1,2 tỷ đồng xây dựng đường giao thông nông thôn tại ấp Mỹ Phú dài 2.200m, xây dựng cây cầu Hy Vọng tại ấp Mỹ Thạnh dài 37m, ngang 3,6m, tổng kinh phí 560 triệu đồng ở xã Mỹ An.
Bí thư Huyện đoàn Chợ Mới Nguyễn Thị Bích Liễu cho biết: “Chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tuổi trẻ Chợ Mới chung tay xây dựng nông thôn mới, đến nay đã vận động nguồn lực xã hội hóa thực hiện 22 cầu bê-tông nông thôn với tổng kinh phí trên 6 tỷ đồng và 12.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia ngày công lao động. Ngoài ra, hàng trăm công trình, phần việc thanh niên như: làm mới, sửa chữa hệ thống kênh mương nội đồng, nhà văn hóa, nhà Nhân ái, điểm vui chơi cho thanh, thiếu nhi… góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Huyện Phú Tân có 51 đơn vị đăng ký 43 công trình và 36 phi công trình để chào mừng Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2020-2025, trên cơ sở lựa chọn các công trình cấp thiết, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế, được cán bộ, đảng viên và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang với công trình đầu tư, đưa vào sử dụng Phòng xét nghiệm sinh học phân tử, được Bộ Y tế cấp phép đủ tiêu chuẩn làm xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2. Phòng sinh học phân tử còn xét nghiệm PCR những vi trùng chết hoặc mảnh vi trùng có thể giải trình tự, khuếch đại trình tự để chẩn đoán, định danh vi trùng, virus, HIV; PCR trong điều trị viêm gan B, viêm gan C; xác nhận xét nghiệm HIV; chẩn đoán lao bằng kỹ thuật PCR… góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đồng thời, thể hiện bước tiến mới trong ngành y học của tỉnh, hỗ trợ rất nhiều cho việc xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh.
Các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng không chỉ đem lại niềm vui cho người dân, mà còn đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương…
HẠNH CHÂU
Ở đây dân chưa giàu, thậm chí còn nghèo vẫn hiến đất làm đường
Những năm qua, dù còn khó khăn, nhưng nhiều hộ hội viên, nông dân ở huyện Cư M'gar (tỉnh Đăk Lăk) đã tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động để mở rộng những con đường liên xóm, thôn, buôn, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ở địa phương ngày thêm khởi sắc.
Tiên phong hiến đất làm đường
Đến buôn Sah B (xã Ea Tul, huyện Cư M'gar) nhắc đến chị H'Náp M'Lô ai cũng biết, bởi chị "nổi tiếng" vì có tinh thần tiên phong trong phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, chị H'Náp M'Lô là hội viên, nông dân trong xã tích cực, tiên phong trong hiến đất làm đường giao thông nông thôn.
Từ sự chung sức, đồng lòng của hội viên, nông dân trên địa bàn huyện Cư M'gar, nhiều tuyến đường đã nhanh chóng được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: T.D
Từ khi địa phương bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, gia đình chị H'Náp M'Lô đã 2 lần hiến đất làm đường giao thông nông thôn. Lần đầu tiên gia đình chị hiến đất là khi địa phương làm tuyến đường ở buôn Pơr và lần 2 tuyến đường ở buôn Sah B. Với 2 lần tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn, gia đình chị H'Náp M'Lô đã hiến với tổng diện tích đất lên đến hơn 420m2 và phá bỏ 65 cây cà phê và 15 cây ăn quả đang trong thời kỳ kinh doanh. Với sự ủng hộ của gia đình chị H'Náp M'Lô và bà con đã tạo điều kiện cho việc làm đường giao thông nông thôn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, giúp người dân đi lại thuận tiện. Điều đáng quý khiến nhiều người thán phục, gia đình chị H'Náp M'Lô không phải hộ có kinh tế khá, giàu ở địa phương mà chỉ ở mức trung bình.
Dẫn chúng tôi ra xem khu đất trước là vườn của gia đình nay đã trở thành một phần của con đường, chị H'Náp M'Lô vui vẻ cho biết: "Làm đường giao thông nông thôn tốt quá rồi. Hiến đất làm đường mình không tiếc đâu, đó là điều nên làm, để có đường dễ đi, thuận lợi cho dân với lại cho mình, con cái đi học cũng tiện lợi hơn, thu hoạch nông sản vận chuyển cũng đỡ vất vả đi nhiều...".
Không chỉ tích cực tham gia các hoạt động của địa phương trong việc xây dựng nông thôn mới, chị H'Náp M'Lô cũng là một trong những hội viên, nông dân tích cực tuyên truyền, giải thích với bà con, lối xóm về chủ trương, lợi ích khi xây dựng nông thôn mới.
Cùng với lời nói, những việc làm cụ thể, thiết thực của gia đình chị H'Náp M'Lô đã khiến nhiều hộ nông dân địa phương hưởng ứng, chung tay đóng góp công sức xây dựng nông thôn mới...
Thêm nhiều điển hình tiên tiến
Ở huyện Cư M'gar còn có nhiều tấm gương nông dân điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới. Điển hình là chị Nguyễn Thị Thêu (ở thôn 1, xã Ea Kpam). Khi địa phương có chủ trương xây dựng nông thôn mới chị Nguyễn Thị Thêu đã tự nguyện hiến 230m2 đất vườn cà phê của gia đình để làm đường cho các hộ dân ở phía sau đi lại được thuận lợi. Ngoài hiến đất, gia đình chị Thêu còn đóng góp thêm tiền, của để cùng địa phương nâng cấp, sửa chữa lại tuyến đường giao thông nông thôn...
Trước đây, khi tuyến đường chưa được mở thông việc đi lại của các hộ dân phía sau gặp rất nhiều khó khăn. Do vướng phải "bức tường" ngăn cách là vườn cà phê của gia đình chị Thêu nên dù chỉ cách đường Tỉnh lộ 8 khoảng 200m nhưng các hộ phía sau phải đi vòng khoảng 1km mới ra được bên ngoài...
Chia sẻ về việc hiến đất mở đường của gia đình mình, chị Nguyễn Thị Thêu nói: "Thấy tuyến đường đi đến gia đình mình thì bị cụt, làm cho các hộ dân phía sau phải đi đường vòng mới ra được Tỉnh lộ 8, tôi đã bàn bạc với các thành viên trong gia đình và mọi người đi đến nhất trí, thống nhất là hiến đất của gia đình mình để thông tuyến đường giúp bà con đi lại thuận tiện...".
Phong trào nông dân thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Cư M'gar đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, điển hình như chị H'Bi On Ktla ở buôn Tu (xã Ea Tul) hiến 500m2 đất; chị Kpa Hwer ở buôn Ja Rai, (xã Ea Kuêh) đã tự nguyện phá bỏ 22 cây cà phê, 5 cây điều và hiến 210m2 đất để làm đường giao thông nội buôn; chị H'Bluên và chị H'Chuyên ở buôn Sah B, (xã Ea Tul) mỗi chị hiến 50m2 đất để làm đường...
Thấy lợi ích thiết thực khi có con đường mới, nhiều hộ hội viên, nông dân huyện Cư M'gar dù cuộc sống chưa phải là khá giả, thậm chí đang thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nhưng khi được vận động hiến đất vẫn sẵn sàng tham gia, hộ ít hiến hơn 20m2, hộ nhiều thì lên đến hàng trăm m2.
Qua thống kê sơ bộ, trong phong trào nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Cư M'gar, hội viên, nông dân và nhân dân trên địa bàn đã tự nguyện chặt bỏ 11.882 các loại cây trồng có giá trị như: Cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái để nhường đất và đóng góp trên 20 tỷ đồng cùng với địa phương thực hiện các công trình nông thôn mới...
Tai nạn kinh hoàng giữa 2 xe tải khiến tài xế chết thảm Sáng 20-12, trên tuyến Quốc lộ N2B thuộc địa phận xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe tải làm một tài xế tử vong. Theo kết quả xác minh ban đầu của Công an huyện Lấp Vò, Võ Trung Tính (SN 1987; ngụ xã Phong Hoà, huyện Lai Vung,...