Ý nghĩa thật sự đằng sau nghi thức dâng 3 nén hương, vái 3 lạy khi cúng tổ tiên, lễ chùa ngày Tết
Thờ cúng tổ tiên, dâng hương lễ chùa là những lễ nghi tạo nên nét đặc sắc văn hóa của người Việt. Vậy tại sao từ bao đời nay, người Việt luôn thắp 3 nén hương và vái 3 vái trước bàn thờ tổ tiên?
Từ bao đời nay, Tết Nguyên Đán là một trong những phong tục truyền thống, in sâu vào nếp sống và tâm trí của người phương Đông, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh là dịp để những người con xa xứ quay trở về đoàn tụ bên gia đình và đón chào một năm mới đến, Tết còn hàm chứa nhiều khía cạnh văn hóa đặc sắc được người Việt lưu giữ và truyền từ đời này sang đời khác.
Vào những ngày Tết, theo như phong tục truyền thống của ông bà ta trước nay, bên cạnh việc thờ cúng, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, đi lễ chùa bái Phật là một trong những hoạt động được người Việt ưu tiên để mong cầu một năm mới bình an, dồi dào sức khỏe và hy vọng những điều tốt đẹp nhất đến cho bản thân cũng như những thành viên trong gia đình. Họ thắp hương và thành tâm khấn vái để những mong muốn được chứng giám và trở thành hiện thực.
Và cũng theo phong tục, khi đứng trước bàn thờ tổ tiên cũng như Trời, Phật, chúng ta thường thắp 3 nén hương cũng như vái 3 lạy. Nguyên nhân của phong tục này là gì và lý do tại sao chúng ta phải làm như vậy, đến thời điểm này vẫn là điều khiến nhiều người thắc mắc. Đối với nhiều người, đó đơn thuần là một thói quen “tập mãi rồi thành” mà ông bà, cha mẹ, những thế hệ đi trước truyền lại cho con cháu.
(Ảnh minh họa)
Nhưng theo các nhà nghiên cứu, việc thắp 3 nén hương có một nội hàm mang ý nghĩa sâu xa đằng sau. Theo quan niệm dân gian, số 3 là con số gắn liền với sự bền vững, chắc chắn và không có gì có thể lay động được. Không những thế, con số này còn là biểu trưng cho sự hăng hái, hòa hợp, hạnh phúc và mang trong mình ý nghĩa vô cùng tốt đẹp, được người phương Đông tin rằng đó là con số cực kỳ may mắn.
Còn theo quan niệm của Phật giáo, 3 nén hương trước Phật tượng trưng cho 3 phạm trù “giới, định, huệ”. Nén hương thứ nhất được gọi là “giới hương” tức là trước mặt tượng Phật biểu đạt lòng quyết tâm của mình, từ bỏ thói quen xấu và ý nghĩ xằng bậy. Nén hương thứ hai được gọi là “định hương” hàm chứa niềm hy vọng rằng bất kỳ sự việc nào xảy đến thì bản thân đều có thể bình tĩnh mà xử sự. Nén hương thứ ba được gọi là “huệ hương” (hay “tuệ hương”) có ý khẩn cầu bản thân có được trí tuệ, khai ngộ mà gặp được Phật tâm.
Như vậy có thể thấy rằng, thắp hương và bái Phật không phải chỉ là hành động “theo thói quen” hay hành động mang tính hình thức mà chính là thể hiện cái tâm của con người. Cho nên, người xưa có câu “không thắp hương, không bái lạy mà vẫn được phúc báo” ngầm ý rằng cái tâm của con người mới là yếu tố quan trọng nhất và được thần linh nhìn thấy rõ.
Đối với người Việt, việc vái 3 vái mang một ý nghĩa vô cùng sâu xa, liên quan mật thiết đến khía cạnh văn hóa và tín ngưỡng. Theo Phật giáo, để thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ với Đức Phật, chúng Phật tử sẽ chắp tay và cúi đầu lạy sát đất. Khi Phật giáo dần đi sâu vào đời sống người Việt thì nghi lễ này cũng lan tỏa sang các dịp khác như lễ cúng ông bà tổ tiên, lễ cúng các vị thần thánh…
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Ba vái trong quan niệm Phật giáo tượng trưng cho lễ ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Một lạy nhớ ơn, kính ngưỡng Đức Phật soi sáng, chỉ đường để chúng sinh thoát khỏi khổ đau luân hồi, tìm thấy an nhiên cực lạc. Lạy thứ hai tượng trưng cho Pháp – những lời vàng ý ngọc mà Phật truyền tụng lại, nguyện ý thực hiện những lời răn dạy quý báu để hướng tới chân tâm, học Phật soi mình. Lạy thứ 3 tượng trưng cho Tăng dẫn dắt chúng sinh trên con đường đạo, giúp chúng sinh gần gũi, thấu hiểu hơn với Phật pháp.
Khi lạy, người đứng thẳng, hai chân nép sát vào nhau, hai tay chắp lại nghiêm trang, thể hiện sự nhất tâm, chính tà hòa làm một, thiện ác không phân tranh. Khi cúi lạy chắp hai tay trước ngực, đưa cao lên quá đầu rồi từ từ quỳ xuống, đầu cúi sát đất, hai tay mở rộng ra hai bên. Lặp đi lặp lại như vậy 3 lần. Quan trọng nhất khi vái lạy là thành tâm, giữ tâm thanh tịnh, không màng tới thế sự, không suy nghĩ chuyện nhân sinh, thoát li cuộc sống toan tính đời thường, một lòng hướng về đấng tâm linh.
Việc tôn thờ tổ tiên, cúng bái, tưởng nhớ ông bà là tục lệ đã ăn sâu vào tâm khảm của nhiều người Việt Nam. Tục lệ này càng được biểu hiện rõ nét vào những ngày lễ Tết như một trong những nét văn hóa. Chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo, nên việc thắp hương và vái lạy của người Việt không chỉ đơn thuần là một hành động được thực hiện theo thói quen mà trên hết nó còn bày tỏ lòng thành kính, tình yêu thương và sự biết ơn đối với những người đã khuất.
Theo helino
Khác biệt thú vị trong mâm ngũ quả Tết 3 miền, giải thích lý do chuối miền Bắc siêu đắt còn trong Nam rẻ rề
Trên bàn thờ gia tiên mỗi dịp Tết của người Việt, mâm ngũ quả là một trong những yếu tố không thể thiếu. Mặc dù ở mỗi địa phương có một biến thể theo như hiểu biết và điều kiện, tuy nhiên, mục đích chung vẫn là mong cầu một năm mới may mắn, bình an, hạnh phúc.
Trong văn hóa, tín ngưỡng hướng về cội nguồn của người Việt Nam từ nhiều đời này, việc thờ cúng ông bà, tổ tiên được đặc biệt coi trọng. Vì lẽ đó mà mỗi độ Tết đến, xuân về, bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt luôn được đặc biệt chú trọng, chăm chút và mâm ngũ quả là một trong những nhân tố không thể thiếu.
(Ảnh minh họa)
Mâm ngũ quả có khoảng năm thứ trái cây khác nhau, thường xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên của người Việt mỗi dịp năm mới. "Ngũ" ở đây tức ngũ hành tương sinh còn quả mang biểu tượng cho sự đủ đầy, sung túc, sinh sôi, nảy nở. Màu sắc trên mâm ngũ quả vì vậy cũng được lựa chọn và phối trộn theo đúng với nguyên tắc ngũ hành, dễ nhận thấy nhất chính là: thổ - vàng (đu đủ, cam, xoài), mộc - xanh (chuối, dừa), kim - trắng (roi, lê), hỏa - đỏ (hồng, táo), thủy - đen (nho, măng cụt, hồng xiêm).
Ngoài việc chọn lựa theo màu sắc, người am tường sâu sắc về ngũ hành cũng chọn phối hợp loại quả hội đủ ngũ vị và hài hòa âm - dương. Ví như đu đủ mát, tính âm (hàn) để cân bằng, kết hợp với các loại quả có tính dương, ví dụ hồng xiêm...
(Ảnh minh họa)
Các loại quả thu thập đa dạng từ 4 phương ngụ ý đem tất cả tinh hoa dâng lên cho tổ tiên đồng thời thể hiện nguyện ước của gia chủ thông qua tên gọi, màu sắc và cách chúng được sắp xếp. Nhưng tùy vào đặc trưng vùng miền, mâm ngũ quả có sự khác biệt rõ nét ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
(Ảnh minh họa)
Các loại quả thường được bày biện trên mâm ngũ quả ngày Tết ở miền BP thường là: chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hồng, ớt, roi... đặc trưng của khí hậu của miền Bắc.
Quả phật thủ: Bàn tay Phật nhằm bảo vệ gia đình.
Bưởi: Mong muốn an khang thịnh vượng, màu vàng ứng với Kim.
Quả chuối: Tượng trưng con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm, màu xanh ứng với Mộc
Quả sung hoặc quả mây: Mang đến sự sung túc, no ấm, màu xám/nâu ứng với Thổ
Quả quất, quả hồng: Biểu trưng cho sự may mắn, màu đỏ ứng với Hỏa
Quả lê hoặc dưa lê: Sự thành đạt, thăng tiến, màu trắng ứng với Thủy
Ngoài ra, nhiều gia đình còn chưng thêm các loại quả khác như ớt, hồng xiêm, đu đủ... để mâm ngũ quả thêm sinh động và đẹp mắt.
Mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản
Người dân miền Trung không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Hơn nữa, người miền Trung có sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả được bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài...
Miền Nam bày mâm ngũ quả cầu kỳ
Mâm ngũ quả của miền Nam không được bày theo quan niệm ngũ hành nhưng rất cầu kỳ trong khâu lựa chọn những loại quả cúng gia tiên. Họ không chọn chuối để bày vì phát âm khá giống từ "chúi" được hiểu là sự nguy khó và không may mắn, quýt cũng là loại quả không có trên mâm ngũ quả vì có câu "quýt làm cam chịu" hay lê, táo được coi là "lê lết, đổ bể, làm ăn thất bại".
(Ảnh minh họa)
Người miền Nam sẽ bày các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,... khi phát âm, nghe giống như "cầu - sung (sung túc) - vừa - đủ - xài".
Dù có khác nhau ở từng địa phương và có nhiều biến đổi theo nhịp sống của xã hội hiện đại, tuy nhiên mâm ngũ quả chưng bàn thờ tổ tiên ngày đầu năm mới vẫn là yếu tố làm nên một cái Tết vẹn tròn của người Việt.
Theo helino
Dân tình cười đau bụng với loạt ảnh hài hước ngày đưa ông Táo về trời năm nay Đến hẹn lại lên, năm nào vào ngày "toàn dân" đưa ông Công ông Táo về trời cũng để lại không ít khoảnh khắc hài hước khiến người xem phải phì cười. Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm sẽ là ngày mọi nhà đều đưa ông Táo về trời báo lại cho Ngọc Hoàng những việc...