Ý nghĩa tên gọi của các địa danh nổi tiếng thế giới
Không phải ai cũng biết “vùng đất của những người lương thiện” nằm ở đâu và vì sao Hong Kong lại được gọi là xứ cảng thơm.
Hong Kong còn có tên gọi khác là “xứ cảng thơm”. Sở dĩ nơi này có biệt danh như vậy là do Hong Kong vừa là cảng biển vừa là nơi xuất khẩu trầm hương và làm ra những cây nhang từ gỗ trầm hương có giá tới 60.000 USD. Thuật ngữ này được các thuyền nhân sử dụng, nhưng được người Anh lấy làm tên gọi cho toàn bộ khu vực.
Ngày nay, Hong Kong là một trong những nơi có giá nhà ở đắt đỏ nhất thế giới. Ảnh: Nordic Innovation House
Đảo Java của Indonesia được cho là lấy tên từ tiếng Phạn, yavadvipa – đảo đại mạch. Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia nằm ở nơi hai con sông gặp nhau, và nó có nghĩa là “hợp lưu sông bùn”. Trong khi đó quần đảo Langkawi được bắt nguồn từ những từ chỉ đại bàng nâu đỏ helang (gọi tắt là lang ) và kawi, từ tiếng Phạn có nghĩa là “đá cẩm thạch”. Đây là những thứ có rất nhiều trên quần đảo nghỉ mát nổi tiếng này.
Truyền thuyết nổi tiếng nhất về nguồn gốc tên gọi Singapore, hay đảo quốc sư tử là một vị hoàng tử đến từ Palembang (nay là Indonesia) đã chạm chán một con vật nhìn giống sư tử trong chuyến đi săn. Sau đó, ông đã đặt tên cho vùng đất rộng lớn này là Singapura (tiếng Phạn là thành phố sư tử). Trên thực tế, ngày nay sư tử chỉ xuất hiện trong sở thú Singapore và không hề tồn tại trong môi trường tự nhiên tại đảo quốc.
Bằng sự ngoại giao khéo léo và việc sẵn sàng tiếp nhận giá trị quan, thói quen của người phương Tây, vua Chulalongkorn tạo ra được một phép màu bằng cách giúp hầu hết vùng đất Xiêm La thoát khỏi ách thống trị của thực dân. Năm 1932, đất nước được đổi tên thành Thái Lan , nghĩa là vùng đất của tự do.
Năm 1755, vua Miến Điện Alaungpaya chiếm được làng Dagon và đổi tên nó thành Yangon (thuộc Myanmar) nghĩa là kết thúc xung đột.
New Zealand được nhà thám hiểm kiêm hàng hải người Hà Lan Abel Tasman đặt theo tên tỉnh Zeeland của xứ sở hoa tulip, mang ý nghĩa là “vùng đất biển”. Tên của nhà thám hiểm nổi tiếng này cũng được đặt cho đảo Tasmania của Australia.
Năm 1980, New Hebrides, một lãnh thổ Nam Thái Bình Dương thuộc quyền cai trị của Anh và Pháp, độc lập. Nó đổi tên thành Vanuatu nghĩa là “vùng đất thuộc về chúng ta mãi mãi”, theo tiếng bản địa.
Dar es Salaam , thủ đô Tanzania ngày nay, có nghĩa là “xứ sở hòa bình” trong tiếng Arab. Năm 2019, quốc gia này cũng đứng đầu danh sách những quốc gia yên bình nhất Đông Phi, theo All Africa .
Năm 1984, quốc gia Tây Phi Upper Volta đổi tên thành Burkina Faso, có nghĩa là “vùng đất của những người lương thiện”. Ảnh: AFP
Nhiều nhà sử học tin rằng tên thành phố Chicago , Mỹ, được xuất phát từ từ “shikaakwa” của người bản địa, gợi nhắc đến các loại hành, tỏi mọc hoang dã trong khu vực. Sau đó, các nhà thám hiểm người Pháp đã đọc “shikaakwa” thành “Checagou”, và vì thế từ Chicago ra đời.
Video đang HOT
Các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha lần đầu tới vịnh Guanabara, Brazil vào 1/1/1502 và họ nhầm tưởng đây là cửa sông của một con sông lớn. Do đó, họ đặt tên cho nơi này là Rio de Janeiro (sông Tháng Giêng).
Thành phố Fluentia của La Mã lấy tên từ dòng sông Arno đang chảy và phát triển thành Florentia (nở hoa) – gợi nhớ về những đóa hoa loa kèn trong khu vực. Sau này, tên thành phố được chuyển thành Fiorentia, Fiorenza và cuối cùng là Firenze trong tiếng Italy và Florence trong tiếng Anh.
Nepal đón du khách trở lại "nóc nhà thế giới"
Các nhà thám hiểm đang mong chờ được đi trên những con đường mòn trên núi và chinh phục các đỉnh núi trong dãy Himalaya cuối cùng đã có thể thực hiện được điều này khi Nepal mở cửa chào đón khách nước ngoài trở lại sau bảy tháng đóng cửa.
Song đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều nơi khiến tương lai của những người làm du lịch mạo hiểm tại Nepal vẫn mong manh.
Các nhà thám hiểm đang mong chờ được đi trên những con đường mòn trên núi và chinh phục các đỉnh núi trong dãy Himalaya cuối cùng đã có thể thực hiện được điều này khi Nepal mở cửa chào đón khách nước ngoài trở lại sau bảy tháng đóng cửa. Song đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều nơi khiến tương lai của những người làm du lịch mạo hiểm tại Nepal vẫn mong manh.
Du khách nước ngoài là nguồn thu chính của Nepal và việc đóng cửa toàn quốc đã tác động tới khoảng 800 nghìn lao động làm trong ngành du lịch.
Cho đến nay, việc mở cửa trở lại sẽ đi kèm với các quy định hạn chế và chủ yếu được giới hạn với những người leo núi hoặc thám hiểm "nóc nhà thế giới". Nepal là "nhà" của tám trong số 14 đỉnh núi cao nhất thế giới, gồm Everest, Kanchenjunga, Lhotse, Makalu, Cho Oyu, Dhaulagiri, Manaslu và Annapurna. Trong đó Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bảo tháp Kathesimbu với đôi mắt trí tuệ của Đức Phật và những lá cờ cầu nguyện đầy màu sắc ở Kathmandu (Ảnh: LonelyPlanet)
Vụ trưởng Vụ Du lịch Nepal Rudra Singh Tamang nói: "Chúng ta sẽ không mở cửa đất nước cho tất cả du khách mà chỉ những người leo núi và chinh phục đỉnh núi có cấp phép trước đó. Chúng ta sẽ mở cửa cho nhóm du khách mà chúng ta biết chúng ta có thể xử lý và quản lý".
Không chỉ cần visa nhập cảnh, du khách cần phải có được giấy cấp phép ưu tiên, cung cấp chi tiết về hành trình của mình cho nhà chức trách quản lý, thuê một công ty cung cấp trang phục địa phương và có bảo hiểm y tế chi trả cả điều trị Covid-19. Du khách cũng được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Covid-19 trước khi tới Nepal. Khi tới Nepal, họ phải thực hiện cách ly một tuần trong một khách sạn ở thủ đô Kathmandu và sau đó xét nghiệm Covid-19 trước khi được phép leo núi.
Một cửa hàng cung cấp bình oxy cho người leo núi ở Kathmandu đang chuẩn bị các bình khí oxy khi chính phủ thông báo mở cửa hoàn toàn đón người leo núi trở lại Himalaya (Ảnh: AP)
Những người dẫn đường, người vận chuyển, người nấu ăn và giúp đỡ leo núi địa phương cũng sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Covid-19 và chứng minh họ đang sống trong khu vực không có ca nhiễm Covid-19 nào trong vòng hai tuần.
"Chúng tôi đang cố gắng hồi sinh ngành công nghiệp du lịch vốn đang chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch, nhưng chúng tôi không muốn có bất cứ rủi ro nào. Chúng tôi vừa thử nghiệm với một nhóm khách nước ngoài và giờ chúng tôi có ý tưởng tốt về cách quản lý các du khách thám hiểm".
Mùa xuân là mùa leo núi khi các nhà leo núi tới Nepal để thử sức chinh phục những đỉnh núi cao nhất. Mùa thu là mùa ưa thích của những người yêu thích đi bộ trên những con đường mòn trên núi. Mùa leo núi vào mùa xuân đã bị hoãn hồi tháng 3 năm nay trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng và hầu hết các quốc gia đã đóng cửa biên giới với bên ngoài.
Kể từ khi đại dịch bùng phát cho tới nay, Nepal đã ghi nhận 176.500 ca mắc Covid-19 và 984 ca tử vong. Quốc gia có hơn 30 triệu người này đang trong tình trạng thiếu giường bệnh và chính phủ đã yêu cầu các bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ tự cách ly tại nhà.
Hy vọng mong manh cho du lịch mạo hiểm
Hồi đầu mùa thu, một nhóm nhà leo núi chuyên nghiệp từ Bahrain đã được cấp phép đặc biệt để leo núi Lobuche và núi Manaslu. Nhóm leo núi này đã tuân theo tất cả các quy định mới của chính phủ Nepal và không gặp vấn đề gì.
Một nhóm nhà leo núi chuyên nghiệp từ Bahrain được cấp phép thử nghiệm thám hiểm đỉnh Lobuche hôm 3-10 và không gặp trở ngại gì về an ninh y tế trong dịch Covid-19 (Ảnh: AP)
Cộng đồng leo núi tại Nepal đã ca ngợi sự thành công của chuyến leo núi này. Chính phủ Nepal đã quyết định sẽ mở cửa đón tất cả những người thám hiểm và leo núi có đủ điều kiện trong tháng 10.
Ông Tamang nói: "Chúng tôi cần mang đến một tia hy vọng nhỏ cho những người trong ngành du lịch mạo hiểm rằng vẫn còn một tương lai để hướng tới".
Đại dịch bùng phát khi Nepal đang chuẩn bị tăng gấp đôi số lượng khách du lịch theo chiến dịch của chính phủ tuyên bố năm 2020 là năm Tới thăm Nepal.
Người dân sống ở vùng núi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Họ thường làm việc vào mùa xuân và mùa thu để kiếm đủ tiền trang trải cho cả năm.
Một cửa hàng đổi tiền cho du khách ở khu phố vốn đông đúc du khách Thamel ở thủ đô Kathmandu giờ vắng vẻ, đìu hiu (Ảnh: AP)
Viễn cảnh những người đi bộ và leo núi mạo hiểm quay trở lại là một tin đáng mừng cho những người trong ngành du lịch mạo hiểm Nepal.
Anh Ang Tshering, đang làm cho công ty tour Asian Trekking ở Kathmandu cho biết: "Chúng tôi làm trong ngành du lịch mạo hiểm rất vui mừng vì đất nước cuối cùng đã mở cửa và chúng tôi đang bắt đầu nhận được nhiều cuộc gọi và yêu cầu từ các khách hàng nước ngoài".
Theo Ang, khách hàng có mối quan tâm đặc biệt tới mùa leo núi mùa xuân năm 2021, đặc biệt là chuyến chinh phục đỉnh Everest.
Những người cung cấp dịch vụ cho mảng du lịch mạo hiểm ở Nepal mong chờ ngày du khách trở lại. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, với việc Covid-19 vẫn đang hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới, vẫn mất một khoảng thời gian để mọi thứ trở lại bình thường
Vào một ngày gần đây tại trung tâm du lịch Thamel ở Kathmandu, hầu hết các cửa hàng, nhà hàng, quán rượu và khách sạn vẫn đóng cửa. Các cửa hàng thường bán áo khoác, lều, ủng đi bộ đường dài và thiết bị sinh tồn hầu hết đã đóng cửa và những cửa hàng còn mở cửa cũng trong cảnh đìu hiu.
Anh Bir Lama, người bán thiết bị leo núi và đi bộ đường dài, cho hay: "Kể từ hồi tháng 3 tới nay, chúng tôi chưa thấy khách hàng nào. Dù đang trả tiền thuê nhà, tiêu hết tiền tiết kiệm của mình, tôi vẫn giữ việc mở cửa hàng mở chỉ để bản thân không bị bế tắc".
7 sự thật cho thấy Hà Lan là cả một thế giới khác biệt, đến người châu Âu cũng phải ngỡ ngàng khi đến thăm Một đất nước nhỏ bé, nhưng lại ẩn chứa rất nhiều sự thật khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Hà Lan, đất nước nhỏ bé tại châu Âu, được mệnh danh là "xứ sở hoa tulip", một nơi có đường phố nên thơ và cảnh vật đẹp như tranh vẽ. Nhưng cũng chính tại xứ sở ấy lại tồn...