Ý nghĩa phong thủy của cây tùng
Cây tùng được nhiều người chọn trồng làm cảnh, trang trí sân vườn bởi vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy.
Cây tùng thuộc họ Cupressaceae và chi Pinus. Cây tùng là nhóm cây rất phổ biến và quan trọng trong ngành lâm nghiệp, trang trí.
Cây tùng có thân thẳng đứng và cành phân nhánh dày đặc. Chiều cao của cây tùng có thể từ vài mét cho đến hàng chục mét, tùy vào loại cây và điều kiện sinh trưởng. Lá cây tùng thường có hình kim nhọn và dài, được sắp xếp thành các cụm dày đặc trên cành. Quả của cây tùng là các cụm nang gỗ nhỏ, chứa các hạt.
Ngày nay, cây tùng cũng được trồng làm cây cảnh, cây trang trí trong vườn, công viên. Cây tùng có nhiều loại như tùng bách tán, tùng cối, tùng thơm, tùng la hán, tùng tháp, thủy tùng…
Có nhiều loại tùng như tùng thơm, tùng bách tán, tùng la hán… (Ảnh minh họa)
Cây tùng có ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Nó tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cữu, may mắn vì cây có khả năng sống lâu và giữ được màu xanh tươi mát quanh năm.
Bên cạnh đó, cây tùng còn được cho là mang đến sự bình yên, an nhàn. Nó là biểu tượng của sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống. Tùng cũng được tượng trưng cho khí chất đấng trượng phu.
Video đang HOT
Ngoài ra, một số quan niệm phong thủy cho rằng, cây tùng còn mang ý nghĩa bảo vệ và ngăn cản những điều không may mắn đến với chủ nhân. Nó có thể tạo ra một “rào cản” trước những năng lượng tiêu cực và bảo vệ sự yên bình cho gia đình.
Cây tùng la hán. (Ảnh minh họa: Trọng Tùng)
Cây tùng cũng là loài cây đại diện cho đức tính kiên nhẫn. Loài cây này phát triển chậm, vững vàng thể hiện sự chắc chắn, nhẫn nại trong cuộc sống. Nó nhắc nhở chủ nhân quy tắc “kiên nhẫn chờ đợi”, đề cao tính ổn định.
Cây tùng trong phong thủy được cho là phù hợp với hầu hết các tuổi và tất cả các mệnh. Loại cây này hợp nhất với người mệnh Kim vì nó là loại cây lá kim (kim trong kim loại). Ngoài ra, mệnh Thủy và Thổ cũng rất hợp trồng loại cây này. Còn xét về tuổi thì tuổi Thân là thích hợp nhất để trồng cây tùng.
Bạn có thể trồng cây tùng cảnh trong chậu hoặc cây tùng tự nhiên ở sân vườn, hoặc đặt một chậu cây tùng la hán, cây tùng bách trước cửa nhà. Tùy vào diện tích và phong cách của ngôi nhà mà bạn có thể lựa chọn loại cây phù hợp.
*Thông tin mang tính tham khảo
Ý nghĩa phong thủy của cây lan càng cua
Theo quan niệm phong thủy, hoa lan càng cua mang ý nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho sự may mắn nên được nhiều người yêu thích trồng trong nhà, nơi làm việc.
Cây lan càng cua có tên khoa học là Zygocactus truncates, hay còn được gọi là tiểu quỳnh. Đây là loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau này chúng được nhân giống và trồng phổ biến nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Loài cây này dù có tên là lan nhưng lại thuộc họ xương rồng nên phân thành rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh cây có dạng hình dẹt, chia thành các khúc, thoạt nhìn giống với càng của loài cua. Cũng do vậy nên chúng mới được gọi là cây lan càng cua hay cây càng cua.
Trong tự nhiên, lan càng cua thuộc loại cây phụ sinh, chúng sống trên thân cây khác bằng cách bám rễ vào vỏ cây chủ, chiều cao khoảng 20 - 40cm. Cây lấy dinh dưỡng và độ ẩm từ mưa.
Cây lan càng cua. (Ảnh minh họa)
Lan càng cua có gốc hóa gỗ mập, mọc thành bụi nhỏ. Thân cây dạng xương rồng mềm, xanh bóng, phân nhiều cành nhánh, với 2-3 cánh dẹt, mép có các khía dạng răng, rồi thắt lại ở các đốt. Các cành buông rủ ra bốn phía với tán khoảng 30 - 45cm.
Hoa lan càng cua mọc từ đỉnh cành cũng buông xuống như cành với các cánh hoa xếp dạng xoắn ốc nhiều màu sắc: tím, hồng, đỏ, trắng, vàng, cam... Hoa nở từ tháng 9 - 4 năm sau. Loài cây này cũng có quả hình tròn, màu đỏ.
Lan càng cua cực kỳ sai hoa, dáng hoa độc đáo, lại chịu bóng râm tốt nên rất được ưa chuộng dùng làm cây cảnh nội thất, cây văn phòng, mang lại sự thư thái, nhẹ nhàng cho người yêu hoa.
Hoa đẹp rực rỡ, cành lá mềm mại tươi tốt, vậy nên hoa lan càng cua mang lại ý nghĩa tượng trưng cho sự mãnh liệt, nồng cháy của tình yêu.
Ngoài ra, hoa lan càng cua còn là loại cây cảnh phong thủy rất được ưa chuộng. Trồng lan càng cua với ý nghĩa mang lại may mắn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp của gia chủ.
Bên cạnh đó, lan càng cua còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, mang lại không gian xanh. Vào ban đêm, loài cây này có thể hút khí CO2 và nhả khí O2, giúp giấc ngủ của bạn được tốt hơn, nên thích hợp trưng trong phòng ngủ.
Đặc biệt, cây lan càng cua này còn trở nên phổ biến như vậy là bởi chúng có khả năng thích ứng rất nhanh, rất dễ trồng và chăm sóc. Loài cây này sẽ sinh trưởng và phát triển rất nhanh nếu như được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với một liều lượng thích hợp.
Lan càng cua có dáng buông rủ, uốn cong nên đặc biệt thích hợp trồng chậu treo trưng ở ban công, cửa sổ, mái hiên ... tô điểm không gian trên cao.
Chậu cây lan càng cua còn được mang vào trang trí bệ cửa sổ, bàn ăn, phòng khách, thành ban công, trước cửa nhà, bệ cầu thang... mỗi khi cây nở hoa, đem đến nét tươi tắn, ngộ nghĩnh, đầy sức sống.
Hoa lan càng cua có hoa nở đúng vào dịp Giáng sinh nên được lựa chọn là món quà giáng sinh ý nghĩa cho đối tác, người thân, bạn bè. Ngoài tác dụng trang trí, cây hoa lan càng cua còn dùng làm thuốc chữa bệnh có tác dụng chữa viêm và sưng.
Bàn thờ ngày Tết của người giàu đều bày đủ 3 vật phẩm này, không chỉ thu hút tài lộc mà còn phù trợ công danh cực tốt 3 hũ gạo, muối, nước đặt trên bàn thờ như thế nào mới đúng phong thủy và mang lại nhiều vận may? Để có một bàn thờ hợp phong thủy, mỗi một món đồ thờ đều có vai trò, ý nghĩa và quy tắc bài trí riêng. Nếu như gia chủ nắm rõ được những điều này, không chỉ giúp bàn thờ thêm...