Ý nghĩa phong thủy của cây ánh dương
Cây ánh dương là loại cây được ưa chuộng trồng ở sân vườn hoặc trong nhà bởi tính thẩm mỹ cũng như ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
Cây ánh dương hay còn gọi là cây hồng phát tài, hồng phúc vũ. Nó có tên khoa học là Cordyline Australis, thuộc họ tóc tiên.
Cây có nguồn gốc từ vùng Đông Á, sau đó đó được trồng phổ biến ở nhiều nơi, trong đó có nước ta. Loài cây này được nhiều người yêu thích lựa chọn để trang trí cho không gian sống như ban công, sân vườn, phòng khách…
Cây ánh dương là loại cây được nhiều người yêu thích. (Ảnh: B.L)
Cây ánh dương là cây thân bụi, thẳng đứng, cao từ 20-40cm, thân cây mảnh và phân thành nhiều nhánh. Lá cây ánh dương có dạng thuôn dài, nhỏ, nhọn đầu, dưới gốc cây mép lá khép lại tạo thành bẹ ôm lấy thân.
Lá có màu xanh viền mép màu tím, đỏ hoặc hồng, giúp phân biệt với các loài cây khác trong chúng. Khi lá cây càng non thì viền tím, đỏ, hồng của cây càng nhiều và rực rỡ.
Theo quan niệm phong thủy, cây ánh dương là biểu tượng cho sức mạnh, sự ấm áp của mặt trời. Nó cũng biểu trưng cho sự hòa hợp và bình yên của gia đình. Cây ánh dương cũng là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và sức khỏe.
Video đang HOT
Chính những ý nghĩa tốt đẹp đó mà cây ánh dương thường được dùng để làm quà tặng cho gia đình, bạn bè trong những dịp cưới hỏi, mừng thọ và đặc biệt phù hợp với những người mệnh Thủy, mệnh Mộc.
Cây ánh dương là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và sức khỏe. (Ảnh: T.H)
Cây ánh dương không chỉ giúp cho không gian ngôi nhà bạn trở nên đẹp, sang trọng mà còn là một loài cây tạo điểm nhấn đặc biệt cho sân vườn nhà bạn.
Vì vậy, khi bạn thích cây ánh dương, sau khi trồng trong chậu, có thể chiết ra thành nhiều bụi cây nhỏ trồng trong vườn nhà trông rất bắt mắt, mang lại không gian tự nhiên, tươi mát.
Ưu điểm của loại cây này là khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi được với các điều kiện thời tiết khác nhau. Dưới bóng râm hay ánh nắng cây đều có thể phát triển, thế nhưng nếu được ở trong môi trường đủ ánh sáng, đủ nước và các chất dinh dưỡng cây sẽ được xanh tốt hơn.
Bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây, mỗi ngày tưới 1 -2 lần để cây không bị thiếu nước và gây nên tình trạng rụng lá, héo úa.
* Thông tin mang tính tham khảo
Ý nghĩa phong thủy của cây lan càng cua
Theo quan niệm phong thủy, hoa lan càng cua mang ý nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho sự may mắn nên được nhiều người yêu thích trồng trong nhà, nơi làm việc.
Cây lan càng cua có tên khoa học là Zygocactus truncates, hay còn được gọi là tiểu quỳnh. Đây là loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau này chúng được nhân giống và trồng phổ biến nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Loài cây này dù có tên là lan nhưng lại thuộc họ xương rồng nên phân thành rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh cây có dạng hình dẹt, chia thành các khúc, thoạt nhìn giống với càng của loài cua. Cũng do vậy nên chúng mới được gọi là cây lan càng cua hay cây càng cua.
Trong tự nhiên, lan càng cua thuộc loại cây phụ sinh, chúng sống trên thân cây khác bằng cách bám rễ vào vỏ cây chủ, chiều cao khoảng 20 - 40cm. Cây lấy dinh dưỡng và độ ẩm từ mưa.
Cây lan càng cua. (Ảnh minh họa)
Lan càng cua có gốc hóa gỗ mập, mọc thành bụi nhỏ. Thân cây dạng xương rồng mềm, xanh bóng, phân nhiều cành nhánh, với 2-3 cánh dẹt, mép có các khía dạng răng, rồi thắt lại ở các đốt. Các cành buông rủ ra bốn phía với tán khoảng 30 - 45cm.
Hoa lan càng cua mọc từ đỉnh cành cũng buông xuống như cành với các cánh hoa xếp dạng xoắn ốc nhiều màu sắc: tím, hồng, đỏ, trắng, vàng, cam... Hoa nở từ tháng 9 - 4 năm sau. Loài cây này cũng có quả hình tròn, màu đỏ.
Lan càng cua cực kỳ sai hoa, dáng hoa độc đáo, lại chịu bóng râm tốt nên rất được ưa chuộng dùng làm cây cảnh nội thất, cây văn phòng, mang lại sự thư thái, nhẹ nhàng cho người yêu hoa.
Hoa đẹp rực rỡ, cành lá mềm mại tươi tốt, vậy nên hoa lan càng cua mang lại ý nghĩa tượng trưng cho sự mãnh liệt, nồng cháy của tình yêu.
Ngoài ra, hoa lan càng cua còn là loại cây cảnh phong thủy rất được ưa chuộng. Trồng lan càng cua với ý nghĩa mang lại may mắn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp của gia chủ.
Bên cạnh đó, lan càng cua còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, mang lại không gian xanh. Vào ban đêm, loài cây này có thể hút khí CO2 và nhả khí O2, giúp giấc ngủ của bạn được tốt hơn, nên thích hợp trưng trong phòng ngủ.
Đặc biệt, cây lan càng cua này còn trở nên phổ biến như vậy là bởi chúng có khả năng thích ứng rất nhanh, rất dễ trồng và chăm sóc. Loài cây này sẽ sinh trưởng và phát triển rất nhanh nếu như được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với một liều lượng thích hợp.
Lan càng cua có dáng buông rủ, uốn cong nên đặc biệt thích hợp trồng chậu treo trưng ở ban công, cửa sổ, mái hiên ... tô điểm không gian trên cao.
Chậu cây lan càng cua còn được mang vào trang trí bệ cửa sổ, bàn ăn, phòng khách, thành ban công, trước cửa nhà, bệ cầu thang... mỗi khi cây nở hoa, đem đến nét tươi tắn, ngộ nghĩnh, đầy sức sống.
Hoa lan càng cua có hoa nở đúng vào dịp Giáng sinh nên được lựa chọn là món quà giáng sinh ý nghĩa cho đối tác, người thân, bạn bè. Ngoài tác dụng trang trí, cây hoa lan càng cua còn dùng làm thuốc chữa bệnh có tác dụng chữa viêm và sưng.
Hoa mào gà có ý nghĩa gì? Hoa mào gà là loại cây khá phổ biến ở Việt Nam, loại hoa này còn có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, phù hợp để trồng trong vườn nhà. Cây hoa mào gà có tên khoa học là Celosia argentea L., có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước vùng Trung Phi. Ở nước ta hoa mào gà được trồng phổ...