Ý nghĩa phong thủy các ngón tay đeo nhẫn cho nam và nữ
Không chỉ đẹp về hình thức, việc đeo nhẫn theo phong thuỷ còn mang lại sự may mắn về tài vận, tình cảm và sự nghiệp.
Đặc biệt, vị trí đeo nhẫn giúp bạn phán đoán tính cách và đời sống của một người khi bạn quan sát.
Trước giờ nhẫn vẫn luôn là món trang sức được sử dụng rộng rãi cho cả nam lẫn nữ nhằm mục đích làm đẹp cho bản thân. Bên cạnh đó, việc đeo nhẫn cũng thể hiện tính cách riêng của từng người. Tuy nhiên, có thể mọi người chưa biết chính xác ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn ở cả nam và nữ. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta khám phá ý nghĩa của những ngón tay đeo nhẫn.
Tên gọi 5 ngón tay trên bàn tay.
Ý nghĩa đeo nhẫn
Ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn không chỉ thể hiện quyền lực và cá tính của người đeo nó. Mà nó còn thể hiện sự tinh tế trong việc lựa chọn nhẫn. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nhẫn với kiểu dáng mạnh mẽ phù hợp với nam giới. Đồng thời có cả những chiếc nhẫn có kiểu dáng mềm mại, nhẹ nhàng dành cho phụ nữ.
Bên cạnh đó, việc đeo nhẫn còn mang giá trị tinh thần. Nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, nhẫn đôi với bạn thân… đều mang ý nghĩa kỷ niệm riêng. Nó đánh dấu những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của người đeo.
Nhẫn không chỉ là món phụ kiện tạo điểm nhấn cho bàn tay mà còn mang ý nghĩa kỷ niệm hoặc đánh dấu cột mốc quan trọng nào đó khi đeo.
Ngoài ra, nhẫn cũng là một món trang sức thẩm mỹ. Nhẫn giúp tạo điểm nhấn cho bàn tay và làm cho các bộ trang phục trở nên hoàn thiện hơn. Đôi khi một chiếc nhẫn chỉ phù hợp với một bộ trang phục nhất định. Vì vậy nhiều người mới mua nhiều loại nhẫn khác nhau để phối với nhiều bộ trang phục.
Trong văn hóa châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam, quan niệm về việc chọn mua trang sức theo phong thủy được áp dụng khá rộng rãi. Trong đó, việc lựa chọn và đeo nhẫn theo phong thủy đã trở thành một xu hướng được nhiều người quan tâm.
Ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn cho nam theo phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, vị trí đeo nhẫn trên từng ngón tay của nam mang những ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như:
Nam đeo nhẫn ngón tay cái: Thể hiện sự giàu có và tầm ảnh hưởng lớn trong các mối quan hệ xã hội.
Nam đeo nhẫn ngón tay trỏ: Tượng trưng cho quyền lực và khả năng lãnh đạo đội nhóm trong công việc.
Video đang HOT
Đeo nhẫn ở ngón cái sẽ cho thấy sự giàu có và tầm ảnh hưởng, cũng như thể hiện cá tính khác biệt của người đeo.
Nam đeo nhẫn ngón tay giữa: Thể hiện tinh thần trách nhiệm và cân bằng mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Nam đeo nhẫn ngón áp út: Đây là vị trí được xem là “tĩnh mạch tình yêu” và thường dành cho đàn ông có gia đình.
Nam đeo nhẫn ngón út: Thể hiện sự khác biệt và cá tính so với người khác.
Ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn cho nữ theo phong thủy
Việc đeo nhẫn ở nữ mang nhiều ý nghĩa hơn so với nam, điển hình như:
Đeo nhẫn ở ngón cái: Thể hiện sự tự tin và quyền lực.
Đeo nhẫn ở ngón trỏ tay trái: Tín hiệu sẵn sàng cho một mối quan hệ mới.
Đeo nhẫn ở ngón trỏ tay phải: Đang mong muốn tìm người yêu hoặc chờ đợi người yêu ở xa về.
Đeo nhẫn ngón giữa đang yêu đơn phương ai đó hoặc đã có người yêu tùy vào tay trái hay tay phải.
Đeo nhẫn ở ngón giữa tay trái: Yêu đơn phương ai đó.
Đeo nhẫn ở ngón giữa tay phải: Dấu hiệu đã có người yêu.
Đeo nhẫn ở ngón áp út: Chứng tỏ có họ đã có kết hôn.
Đeo nhẫn ở ngón út tay trái: Không muốn bắt đầu một mối quan hệ mới.
Đeo nhẫn ở ngón út tay phải: Có thể vừa trải qua những cú sốc tình cảm.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.
Cây đinh lăng giúp trấn giữ tiền của nhưng đừng trồng linh tinh: Trồng vị trí này mới hợp phong thuỷ nhất
Dưới đây là vị trí tốt nhất trồng cây đinh lăng để hút tài lộc, may mắn về cho mỗi gia đình.
Trồng cây đinh lăng giúp thuận lợi phong thủy, giàu có, khỏe mạnh. Có phải trồng cây đinh lăng càng lâu càng tốt?
Cách dùng rễ cây đinh lăng, một số bài thuốc từ rễ đinh lăng
Trồng cây Đinh Lăng thẳng cửa nhà có tốt theo phong thủy hay không?
Đinh lăng tuy không có vẻ ngoài bắt mắt như các cây cảnh khác nhưng giá trị thẩm mỹ cũng khá cao. Nó có thể đem lại một không gian xanh mát, giúp gia chủ thư giãn cũng như giảm stress rất hữu ích. Dưới đây là vị trí tốt nhất trồng cây đinh lăng để hút tài lộc, may mắn về cho mỗi gia đình.
Đặc điểm cây đinh lăng
Trong y học cổ truyền, cây đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá hoặc cây sâm nam dương. Còn theo khoa học hiện đại, cây đinh lăng có tên là Polyscias fruticosa L. Harras, thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae. Danh y nổi tiếng của Việt Nam đã từng ví von cây đinh lăng như "cây sâm của người nghèo" bởi những tác dụng to lớn mà nó mang lại. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng của cây đinh lăng:
Danh y nổi tiếng của Việt Nam đã từng ví von cây đinh lăng như "cây sâm của người nghèo"
Đinh lăng là loại cây thân gỗ, lá nhỏ, chiều cao từ 1m đến 1,5m.
Lá đinh lăng là lá kép được mọc so le nhau. Mỗi lá đinh lăng xẻ làm 3 lần, mép của nó có hình giống răng cưa.
Hoa đinh lăng mọc thành từng chùm ở phía đầu cành, màu xanh xám. Hoa đinh lăng nở vào từ tháng 4 cho đến tháng 7 hàng năm.
Quả đinh lăng dẹt và nhỏ.
Vị trí tốt nhất để trồng cây đinh lăng
Theo quan niệm dân gian, việc trồng cây đinh lăng trước nhà sẽ có thể giúp gia đình chặn bớt luồng khí xấu, đồng thời còn thu hút nhiều lộc tài. Một khi có đinh lăng trấn giữ rồi chắc chắn tiền của sẽ không bao giờ bị thất thoát. Ngoài ra, nó còn giúp cho gia đình hạn chế nhiều điềm xấu.
Theo kinh nghiệm từ người xưa, vị trí tốt nhất nên trồng các cây phong thủy trước nhà tuyệt đối không chắn ngang lối đi chính. Bạn nên trồng sao cho lệch sang một bên để chừa lối thu hút vượng khí vào nhà. Trồng cây đinh lăng trước cửa nhà thì bạn cũng cần tuân theo quy tắc trên. Thêm nữa, tuyệt đối không nên trồng cây dựa sát tường, thay vào đó là hãy ưu tiên các vị trí hướng nắng vì đây vốn là loài cây ưa nắng.
Cây đinh lăng chính là một nguồn năng lượng xanh đặc biệt tương hợp với những người mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Nếu bạn thuộc mệnh này, nên trồng nhiều cây đinh lăng để có thể tạo thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Vị trí tốt nhất nên trồng các cây phong thủy trước nhà tuyệt đối không chắn ngang lối đi chính.
Tác dụng trong ẩm thực của cây đinh lăng
Trong y học, cây đinh lăng là một vị thuốc, còn trong thực tế cuộc sống, đây là cây gia vị trong ẩm thực. Nó cũng là một loại rau khá quen thuộc đối với chúng ta. Bạn có thể ăn sống lá đinh lăng kèm theo với một số món ăn khác.
Đinh lăng được kho với cá cũng là một món ngon dân dã và rất bổ dưỡng. Lá đinh lăng cũng thường được dùng làm rau gia vị cho một số món canh hoặc xào, khiến cho những món ăn thêm hấp dẫn hơn.
Các nhà khoa học đã có nhiều công bố cho thấy được tính ưu việt giúp chữa nhiều bệnh khác nhau của cây đinh lăng. Đinh lăng còn được coi là nhân sâm của người nghèo. Các bộ phận của cây kể cả thân, lá, cho đến rễ đều có thể chữa và giúp phục hồi được rất nhiều căn bệnh.
Lá đinh lăng giúp tiêu độc, thanh nhiệt, đắp mụn nhọt, chống mẩn ngứa, chống dị ứng. Thân cây của nó có thể dùng để chữa các bệnh về xương khớp như đau lưng, mỏi gối, đau khớp, đau xương, thấp khớp của người già. Rễ cây đinh lăng cũng là một vị thuốc quý như nhân sâm.
Đặt 3 thứ trong gầm giường tiền vào như nước, cả nhà tha hồ hưởng lộc to Một trong những bí quyết phong thủy đơn giản nhưng hiệu quả để tăng cường tài vận là việc sử dụng những vật phẩm và kỹ thuật đúng cách trong ngôi nhà của bạn. 5 loại cây cảnh nở hoa được coi như báu vật: Báo hiệu có tin vui, đại cát đại lợi, nhà bạn có không? 3 tướng tay của người...