Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết và cách bài trí thích hợp
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa rất quan trọng với người Việt. Chắc hẳn mỗi gia đình đều muốn bày biện được một mâm ngũ quả đẹp mắt và mang nhiều ý nghĩa tốt lành trong ngày Tết.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Từ lâu, mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Đặt mâm ngũ quả lên bàn thờ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.
Ngũ (É16;) : là năm, là biểu tượng chung của sự sống. Ngũ quả thể hiện được sự đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng để thờ cúng. Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn và mâm ngũ quả để dự đoán mùa màng trong năm được hay mất, dần dần về sau, mâm ngũ quả trở thành tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Quả : Là biểu tượng cho sự sung túc với hình tượng mỗi quả là vũ trụ, bên trong quả có chứa hạt, tượng trưng cho sao, mang ý nghĩa sinh sôi trường tồn và tái sinh bất tận của sự sống.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết
Dù mỗi miền có cách lựa chọn và bày trí mâm ngũ quả khác nhau nhưng mâm ngũ quả dâng cúng trong đêm Giao thừa vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng lên tổ tiên những loại quả ngon để thể hiện lòng hiếu thảo và ước muốn những điều tốt đẹp, vạn sự bình an sẽ đến với gia đình. Mâm ngũ quả ngày Tết còn tượng trưng cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi nảy nở và phát triển.
Ý nghĩa của từng loại quả được bày trong mâm ngũ quả
Những loại sau đây hay xuất hiện trong mâm ngũ quả của người Việt bởi chúng có nhiều ý nghĩa tốt lành!
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành; hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn. Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là đủ dùng, không thiếu. Đào: Thể hiện sự thăng tiến. Đu đủ: Tượng trưng cho sự đầy đủ, thịnh vượng. Hồng, quýt: Màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt. Lê (hay mật phụ): vị ngọt, thanh; ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ. Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. Mai: Con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn. Sung: Cầu mong sự sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. Táo (loại to, có màu đỏ tươi): Biểu trưng cho phú quý. Thanh long: Tượng trưng cho rồng mây gặp hội. Trứng gà/lê ki ma có hình trái đào tiên: Đại diện cho lộc trời. Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong tiền tiêu xài luôn dư dả, không thiếu thốn.
Cách xếp mâm ngũ quả ngày Tết
Video đang HOT
Mâm ngu qua miên Băc
Ở miền Bắc, đa số mọi người đều bày biện mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành. Các loại quả sẽ được phối theo 5 màu: trắng (Kim), xanh (Mộc), đen (Thủy), đỏ (Hỏa), vàng (Thổ). Cũng vì thế mà mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.
Cách trình bày phổ biến và truyền thống nhất là: xếp một nải chuối (nên chon chuôi xanh la đep nhât) ở dưới cùng để nó đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Ở chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng, đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể cài xen kẽ quất, táo xanh hoặc quả ớt chín đỏ.
Đặc biệt lưu ý không nên rửa hoa quả trước khi bày lên mâm thắp hương. Nhiêu ngươi cho răng rưa hoa qua trươc khi bay biên se giup các loại qua sạch hơn, đẹp đẽ, láng bóng hơn. Thưc tê là việc rửa sẽ làm hoa quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Vi thế, ban không nên rửa mà chi cân dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả trước khi bày là được.
Mâm ngu qua miên Nam
Năm loại qua thương thây trên mâm ngu qua của người miền Nam Việt Nam sẽ co các loại quả như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung (mang ý nghĩa “Cầu vừa đủ xài” và “sung túc”).
Đê mâm ngu qua đươc đep, ban hay chon 3 loai qua to nhât la đu đu, dưa, xoai đặt lên mâm trươc. Sau đo, bay nhưng qua con lai lên trên đê tao thanh hinh ngon thap. Khi chon mua, ban nên lưa đu đu còn xanh, co một chút đôm vang, còn với xoai thì hãy chọn quả co mau vang đep, mang câu nên chọn quả có hình dang đep mắt.
Mâm ngũ quả miền Trung
Mâm ngũ quả của người miền Trung không cầu kỳ như miền Bắc hay miền Nam mà thiên về sự đơn giản, mộc mạc. Người miền Trung thường chọn hoa quả theo tiêu chí mùa nào thức nấy; những loại quả tươi ngon và đẹp mắt sẽ được ưu tiên chọn. Để mâm ngũ quả đẹp mắt, họ để những loại quả to nằm bên dưới, những quả nhỏ nằm bên trên.
Những sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả
Bày hoa quả ướt
Như đã nói ở trên, việc rửa hoa quả trước khi bày lên mâm sẽ khiến chúng nhanh hỏng. Do đó, khi mua hoa quả mua về, bạn chỉ nên dùng khăn giấy lau nhẹ hết lớp bụi bẩn bên ngoài.
Bày quả có gai hoặc nặng mùi
Theo quan niệm của người xưa, chúng ta không nên để những gì quá nặng mùi hay sắc nhọn lên bàn thờ vì đây là nơi thiêng liêng. Vì vậy, mâm ngũ quả không nên có sự xuất hiện của các loại quả vừa “đậm mùi” vừa có gai như: mít, sầu riêng…
Bày quả đã chín già
Hoa quả đã chín thường có màu rất đẹp, chính vì thế nên nhiều người thường chọn chúng để bày mâm ngũ quả. Tuy nhiên, mâm ngũ quả ngày Tết thường được bày trên bàn thờ từ 5 ngày đến 1 tuần. Với khoảng thời gian dài như vậy cộng thêm hơi nóng từ các cây nhang, các loại quả đã chín già sẽ rất nhanh bị thối, hư hỏng. Vì vậy, chúng ta chỉ nên chọn những loại quả còn xanh hoặc chưa chín quá kỹ để bày lên bàn thờ ngày Tết.
Hai khung giờ "hoàng đạo" cúng Rằm tháng 8 - Tết Trung thu giúp gia chủ gặp nhiều may mắn
Năm nay, ngày Rằm tháng 8 - Tết Trung thu (15 tháng 8 âm lịch) rơi vào thứ Năm, ngày 1/10 dương lịch.
Cúng Rằm tháng 8 - cúng Trung thu vào ngày giờ nào?
Từ lâu Tết Trung thuđã trở thành một ngày lễ lớn trong đời sống văn hóa của người, Không chỉ là một ngày lễ để trẻ con tập trung vui chơi mà Trung thu còn là dịp để các thành viên trong già đình sum họp, quây quần bên nhau cùng ăn bánh, thưởng trà, ngắm trăng.
Tết Trung thu diễn ra vào đúng ngàyRằm tháng 8là thời điểm trăng tròn và đẹp nhất trong năm. Cùng với khí hậu mát mẻ, trắng sáng soi rõ cảnh vật về đêm nên ngắm trăng vào đêm Trung thu đã trở thành một phong tục tập quán quen thuộc đối với người Việt.
Năm nay Rằm tháng 8 (15 tháng 8 âm lịch) - Tết Trung thu rơi vào thứ Năm ngày 1/10 dương lịch.
Bên cạnh các hoạt độngv ui chơi, tín ngưỡng thờ cũng cũng được đặc biệt chú ý. Cúng Rằm Trung thu cũng cần chọn đúng ngày giờ để gia chủ có thêm tài lộc, cầu gì được nấy.
Dân gian tin rằng các vị thần thường dùng bữa sớm. Do đó, gia chủ cần xác định mình muốn cúng vào buổi sáng hay chiều.
Nếu cúng vào chiều 14, chiều 15 âm, gia chủ nên hoàn tất các nghi lễ trước 18-19 giờ.
Nếu cúng vào sáng 15 âm nên làm xong trước 9-10 giờ.
Cúng Rằm tháng 8 cần chuẩn bị gì?
Vị trí cúng Rằm tháng 8 cũng không cầu kỳ như ngày Rằm tháng Giêng hay tháng 7 âm lịch. Thông thường, cúng Rằm tháng 8 chỉ cần thực hiện ở khu vực trước bàn thờ tổ tiên, bàn thờ thần linh. Mâm cúng và các vật cúng không cần phải là sơn hào hải vị, chỉ cần thể hiện đủ sự tôn nghiêm, trang trọng, tấm lòng thành kính của gia chủ là được.
Vào ngày Tằm Trung thu, người Việt thường lựa chọn các loại hoa quả theo mùa như bưởi, chuối, hồng, lựu, na... có thể bày thành mâm ngũ quả cho đẹp mắt. Trên mâm cỗ ngày Trung thu không thể thiếu được món bánh nướng, bánh dẻo. Ngoài ra, mâm cúng Rằm tháng 8 còn có cốm, hương hoa, vàng mã.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
'Cười ra nước mắt' với các màn trang trí trung thu 'nhất quỷ nhì ma' ngay tại lớp học Bắt trend trang trí trung thu lớp học, nhiều học sinh đã có những màn thể hiện vô cùng sáng tạo. Từ làm nhẫn ngọc hình thỏ, trang trí đèn lồng khắp lớp,.. đến làm mâm ngũ quả. Thậm chí mới đây còn có lớp 'bá đạo' tới mức đội cả mặt nạ Tôn Ngộ Không đến trường. Đặc biệt, không khí này...