Ý nghĩa logo thương hiệu: The North Face
Thương hiệu The North Face được ví như là “đầu tàu tiên phong” đặt nền móng cho dáng hình, chất liệu và công nghệ của thời trang outdoor hiện nay.
The North Face được coi là “đầu tàu tiên phong” đặt nền móng cho dáng hình, chất liệu và công nghệ của thời trang outdoor hiện nay. Logo thương hiệu The North Face luôn là người bạn đồng hành thường trực cho nhiều nhà thám hiểm giúp họ đặt chân tới nóc nhà của Thế giới. Hay chỉ cần điểm qua cái tên – The North Face, nhằm ám chỉ phần lạnh lẽo và khó nhằn nhất của một ngọn núi; từ đó thấy được độ gai góc của thương hiệu này. Nhưng trớ trêu thay, cái nôi đẻ ra thương hiệu này lại là một bãi biển tại San Francisco, ở độ cao chỉ 150 feet so với mặt nước biển.
Lịch sử thương hiệu
Năm 1965 – 1980
Đó là vào những năm 1966, Douglas Tompkins và vợ là Susie Tompkins quyết tâm theo đuổi đam mê và thành lập một của hàng nhỏ chuyên cung cấp các món đồ leo núi. Chất lượng của các sản phẩm The North Face rât phu hơp vơi cac môn thể thao ngoài trời khiến chúng trở nên vô cùng phổ biến trong giới đam mê thám hiểm, vì thế doanh thu của hãng gia tăng nhanh chóng vào những năm 1968.
Hình ảnh Douglas Tompkins và vợ của mình Susie Tompkins – Hai nhà sáng lập nên thương hiệu The North Face (Ảnh: Wikimedia)
Với phương châm luôn nghiên cứu và đổi mới luôn đi đầu; năm 1975 hang đã thay đổi ngành công nghiệp thiết bị ngoài trời với chiếc lều mái vòm trắc địa. Thiết kế sáng tạo nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn mới công nghiêp khi san xuât san phâm, được yêu thích rộng rãi từ những chuyên gia cho đến dân nghiệp dư.
Lều vòm trắc địa tạo nên thương hiệu cho The North Face
Video đang HOT
Năm 1980 – 1990
Vào thời điểm thập niên tám mươi, The North Face thanh lâp môt công ty chinh ở cả thị trường thương mại và trang thiêt bi chuyên môn. Là thương hiệu được lựa chọn để trượt tuyết, hang đã cho ra mắt trang phục trượt tuyết cực đỉnh vào đầu những năm 1980, sau đó là dong san phâm thám hiểm vào năm 1988 bao gồm quần áo cho thời tiết lạnh khắc nghiệt với các thành phần tích hợp cho phù hợp trong nhiều tình huống nguy hiêm.
Vào cuối những năm 1980, thương hiêu The North Face đươc đanh gia la nha san xuât/ phân phôi duy nhât tai My, chuyên cung câp trang phục và thiết bị hiệu suất cao, hiệu suất cao cho các hoạt động ngoài trời.
Năm 1990 đên hiên tai
Trong quá trình tìm kiếm nguồn doanh thu mới, thương hiêu The North Face bắt đầu đẩy mạnh san xuât trang phục thường ngày cũng như tìm kiếm hợp đồng chính phủ với Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Về cơ bản, 2 dòng doanh thu thay thế này mang lai một sự thúc đẩy gia tăng cho các sản phẩm mới và sáng tạo, đây manh viêc đưa ra nhưng san phâm tiên tiên va hiên đai hoa hơn.
Vào giữa những năm 1990, hang đã khắc phục các vấn đề tài chính để chông lai lại sự cạnh tranh từ thương hiêu Patagonia. Năm 2000, The North Face được VF Corporation mua lại với giá 25,4 triệu USD, trở thành công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn. Cùng với một đội ngũ điều hành mạnh mẽ, điêu nay đã đẩy manh The North Face trơ thanh một trong những thương hiệu thiết bị cắm trại, phiêu lưu va trang phuc thương ngay nôi tiêng nhât trên thế giới.
Logo thương hiệu
Ý nghĩa cái tên “THE NORTH FACE”
The North Face là cái tên rất trừu tượng và khó hiểu đối với kẻ ngoại đạo, nhưng ẩn ý trong nó đã giúp thương hiệu này có được bí quyết thành công quan trọng nhất. “The North Face” có nghĩa là cánh phía bắc hay bức tường phía bắc và ám chỉ cánh bắc của ngọn núi Half Dome trong Vườn quốc gia Yosemite ở Mỹ. Tompkins chọn The North Face làm tên thương hiệu vì liên tưởng đến ngọn núi được coi là khó chinh phục nhất ở cả khu vực Bắc Mỹ. Nó thách thức tham vọng và ý chí của tất cả những người đam mê leo núi, dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư.
Vậy nên, chỉ cần nghe tên thương hiệu này, người ta liên tưởng ngay đến ngọn núi kia. Ý nghĩ đầu tiên chính là về mức độ khó khăn khi chinh phục ngọn núi ấy. Một ngọn núi thách thức bản lĩnh của con người. Từ đó mà dần hình thành ẩn ý được công nhận chung trong tên của thương hiệu – sử dụng sản phẩm mang tên The North Face thì có thể chinh phục được đỉnh Half Dome. Mặt khác, phải chinh phục được đỉnh núi ấy thì mới thực sự xứng đáng sử dụng sản phẩm mang tên The North Face.
Hình dáng của cánh núi này được thể hiện trong logo thương hiệu. Logo thương hiệu được thể hiện bởi 3 vòng tròn, mà trong đó sự bao bọc của vòng tròn ngoài chưa 2 vòng bên trong là sự biểu tượng như đang tỏ lòng tôn kính với viên đá granite “Half Dome” nổi tiếng tại công viên quốc gia Yosemite, Hoa Kỳ.
Ý nghĩa logo thương hiệu
Logo thương hiệu The North Face được ra đời vào năm 1971 bởi nhà thiết kế David Alcorn. Màu sắc cho thiết kế logo cũng là một điều thú vị và ý nghĩa. Màu đỏ là tượng trưng cho niềm đam mê, sự can đảm và kết hợp với màu đen, biểu thị cho sự tối cao, thanh lịch và thống trị, để tạo ra một thương hiệu mang tính biểu tượng. Và logo của hãng thời trang outdoor này biểu tượng đến nỗi đây là một trong những thương hiệu được sao chép (giả mạo) nhiều nhất trên toàn thế giới.
Vậy điều gì khiến cho logo The North Face lại được quan tâm, tạo được ấn tượng và cộp mác nhiều đến như vậy? Không bàn đến việc chất lượng, câu trả lời là vì chúng rất đơn giản. Những logo thương hiệu mạnh nhất, chắc chắn là những logo thương hiệu không hề phức tạp. Một logo có thiết kế dễ hiểu và các từ đơn giản, dễ nhớ là những logo nổi bật và có thời hạn sử dụng lâu. Chỉ cần điểm qua sự lựa chọn phông chữ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy ý địng của nhà thiết kế là cung cấp và tác động vào tâm trí bạn từ những thứ giản đơn nhất. Vì thế phông chữ Helvetica Bold, một phông chữ quá thông dụng, đơn giản không hề lạ mắt đã thành công. Như một ý tưởng về một mầm bệnh, ăn sâu và bám rễ vào trong tâm trí của mỗi người lúc nào không hay.
The North Face – Sự thách thức bản lĩnh
Phương châm hay khẩu hiệu của The North Face là “Never Stop Exploring” (tạm dịch “Đừng bao giờ ngừng thám hiểm”). Khẩu hiệu này, hàm chứa cam kết The North Face không chỉ đồng hành với khách hàng và giúp khách hàng thực hiện được đam mê và khát vọng, mà còn làm dịch chuyển cả những giới hạn tưởng như bất biến và mở ra những cánh cửa tưởng như luôn bị đóng kín. The North Face để cho khách hàng tự xác định lấy hoặc định nghĩa lại những giới hạn cho chính mình. Từ góc độ của chính thương hiệu, The North Face cũng không ngừng thám hiểm và phát hiện lại chính mình để xứng đáng với thanh danh của nó và sự tin cậy của khách hàng.
Bao trùm lên tất cả những bí quyết thành công của thương hiệu này là thành công trong việc gây dựng được những giá trị vô hình khiến khách hàng phải tự tìm đến với thương hiệu. Trong thế giới thương hiệu, tất cả những thương hiệu khiến khách hàng tìm đến họ chứ không chạy theo khách hàng đều thành công rất lâu bền, kể cả khi chỉ thay đổi rất ít hoặc không đổi thay gì theo thời gian. The North Face đưa lại bằng chứng rất thuyết phục là đối với thành công của thương hiệu, giá trị về tinh thần và tâm lý của thương hiệu đóng vai trò quan trọng không kém giá trị sử dụng vật chất của thương hiệu.
Ở thương hiệu này, chính những giá trị phi vật chất kia mới là cái cốt lõi nhất trong bản sắc, giúp nó khác biệt hoàn toàn so với những thương hiệu khác. The North Face duy trì được những ưu thế riêng ấy bởi coi trọng khía cạnh chuyên sâu hơn sự đa dạng sản phẩm, nhất là về công năng. Thật ra, về con số tuyệt đối thì giá trị thương hiệu này không thuộc diện hàng đầu thế giới. Nhưng về phương diện gây dựng và phát triển thương hiệu thì The North Face lại cực kỳ đáng nể trong thế giới thương hiệu.
Theo elleman.vn
Thương hiệu Banana Republic chuẩn bị ra mắt dịch vụ cho thuê đồ tại cửa hàng
Thương hiệu Banana Republic ra mắt dịch vụ cho thuê quần áo với hình thức là Style Passport đến với quý khách hàng vào tháng 9.
Dịch vụ đăng ký khá đơn giản, với 85 đô la Mỹ một tháng, khách hàng có thể thuê tối đa ba sản phẩm may mặc cùng một lúc. Lệ phí bao gồm vận chuyển ưu tiên miễn phí, trao đổi và trả lại không giới hạn và dịch vụ giặt ủi quần áo kèm theo. Để bắt đầu, Style Passport sẽ cung cấp các dòng thời trang phụ nữ trước sau đó là tới dòng thời trang nam.
Ông Mark Breitbard, CEO và chủ tịch của Banana Republic, cho biết: " Với dịch vụ Style Passport mới này, chúng tôi sẽ thu thập những hiểu biết có giá trị từ một nhóm khách hàng tương tác cao có thể được sử dụng để thiết kế sản phẩm và trải nghiệm trong tương lai. Style Passport sẽ thúc đẩy doanh thu gia tăng, và giúp chúng tôi kết nối với những người mua sắm trẻ tuổi".
Thương hiệu Banana Republic ra mắt dịch vụ cho thuê quần áo với hình thức là Style Passport
Văn Luân
Theo saostar.vn
Cách 2 gymer hot hàng top ở Sài Gòn mặc đồ tập mỏng ra phố không vô duyên Từ gợi cảm và phản cảm khi diện đồ tập xuống phố, khoảng cách rất mong manh. Thời trang thể thao, đồ tập nay đã được dùng khi xuống phố. Xu hướng mặc đồ tập tự tin xuống phố Thời trang luôn hàm chứa nhiều sự sáng tạo, trong đó việc phá tan khoảng cách và giới hạn của thời trang đang được...