Ý nghĩa logo thương hiệu Karhu
Khi nói về Karhu, có lẽ nhiều người sẽ không biết hoặc chẳng quan tâm, nhưng nếu biết logo thương hiệu “3 sọc” đình đám của adidas ngày hôm nay do chính Karhu khai sinh và bán lại với giá chỉ… 1,600 euros và 2 chai Whiskey thì chắc chắn bạn sẽ suy nghĩ lại.
Lịch sử logo thương hiệu Karhu đã trải qua nhiều sự thay đổi đến kinh ngạc, đã có lúc cái tên Karhu luôn gắn liền với ngôi bá vương của môn điền kinh.
Thực tế mà nói, khi nghe đến cái tên Karhu mọi người thường sẽ lắc đầu và nói không biết về thương hiệu này. Có lẽ nó cũng đúng đấy, nhưng nhiệm vụ của series logo thương hiệu làgiúp bạn tìm hiểu về thương hiệu giày thể thao có tuổi đời hơn 100 năm này.
Lịch sử thương hiệu
Karhu đã tự viết nên câu chuyện cho nó với một trường ca dài hơn 100 năm cùng nhiều kỷ lục chẳng hề hoa trương. Trở lại năm 1916, nơi một con xưởng nhỏ tại thủ đô của Phần Lan – Helsinki, Karhu bắt đầu viết câu chuyện dành cho chính mình. Dưới cái tên nguyên bản là “Ab Sportartiklar”, thương hiệu chuyên cung cấp các thiết bị thể thao từ gỗ phong bàn (gỗ birch) như lao, ván, dĩa ném… Người ta phát hiện ra thứ gỗ phong bàn có tiềm năng lớn trong lĩnh vực thể thao nhờ độ nhẹ, bền và linh hoạt của nó. Vì thế Karhu đã bắt tay vào nghiên cứu và hoàn thiện phần running spikes trong cùng năm ấy. Và tất cả, như người ta nói, nó trở thành một phần của lịch sử.
Vào năm 1917, theo chân nhà vô địch Hannes Kolehmainen – “Flying Finn” đầu tiên, người giành 4 lần huy chương vàng tại thế vận hội Olympic, Karhu lần đầu tiên được “Mỹ tiến”. Đây cũng là bước chân tiếp bước giúp Karhu tiến xa hơn trong quá trình chinh phục thế giới.
“Flying Finn” đồng hành cung đoi giay chạy Karhu tren đau truong Olympic
Thương hiệu chính thức đổi tên thành Karhu (có nghĩa là ‘con gấu’ trong tiếng Phần Lan) vào năm 1920 và trở thành nhà cung cấp trang thiết bị thế thao chính thức cho Phần Lan vào mỗi kì Thế Vận Hội.
Bất chấp những tác động của Thế chiến II, Karhu vẫn tiếp tục tiếp quản vị trí hàng đầu bằng cách sản xuất các đồng phục nguỵ trang, ủng, balo… dành cho quân đội Phần Lan. Cũng như duy trì được di sản của mình sau hậu chiến tranh. Bằng chứng là họ đã thống trị Thế Vận Hội 1952 trên sân nhà ở Helsinki với 15 huy chương vàng bởi những vận động viên đồng hành trên chiếc giày của Karhu.
Air Cushion & Fulcrum: Những tiến bộ công nghệ cho thời đại mới
Kiên định cùng truyền thống luôn dẫn đầu phát triển những công nghệ mới; vào năm 1970, thương hiệu của những chú gấu nhận bằng sáng chế cùng phát minh hệ thống “Air Cushion” (tạm dịch: Đệm khí) cho loại giày chạy của họ. Nhờ phát minh này, Karhu ngay lập tức trở thành lựa chọn hàng đầu cho các vận động viên trên toàn thế giới; cũng như tẩu tán được hơn một triệu đôi trên toàn cầu.
Nhưng đến những năm 1980, nhiều đối thủ cạnh tranh với Karhu đã “học hỏi” cũng như thêm thắt nhiều chi tiết như phần đệm khí lớn hay phần bọc bằng gel. Trong khi đó, Karhu đang làm việc với trường đại học nhằm tạo ra một công nghệ mới, được gọi là ‘Fulcrum’.
Trong khi ngành công nghiệp giày thể giao đang cố gắng cung cấp độ nảy và phần đệm lớn hơn cho người chạy; Karhu nhận thấy rằng những gì người chạy cần là một chiếc giày giúp họ dễ dàng hơn trong việc di chuyển về phía trước chứ không chỉ là ‘lên và xuống’. Các nghiên cứu độc lập cũng cho thấy các vận động viên bật lên xuống ít hơn ~ 1.3 cm nhờ công nghệ Fulcrum của Karhu. Điều này đã giúp người chạy bảo toàn được năng lượng trong bước tiến của họ để đạt hiệu suất cao hơn.
Không ngừng cải tiến
Tiếp nối Fulcrum,để khắc phục độ nghiêng bàn chân của nhữngngười chạy bộ, Karhu đã cho ra đời ‘Ortix’; hệ thống đo lường đầu tiên giúp ước lượng độ nghiêng của bàn chân với mỗi bước dài của một người chạy bộ. Phần midsole Ortix là một không gian ba chiều cuối cùng được xếp ngay trên phần đệm đế giữa. Khía cạnh ba chiều được chế tạo tương tự như dụng cụ chỉnh hình giúp mang lại sự ổn định bên trong giày.
Thương hiệu đã tiến hành thiết kế lại công nghệ này cho phần midsole vào những năm 2000 và phát hiện ra rằng đôi giày đã làm giảm 13% độ nảy dọc của người chạy bộ so với giày truyền thống và 5% so với giày chạy “chân trần”.
Trân trọng những giá trị lịch sử
Vào năm 2015, Karhu đã ra mắt Bảo tàng Trực tuyến như một phương tiện kể về di sản của mình với khán giả quốc tế.
“Chúng tôi muốn ra mắt bảo tàng trực tuyến để giúp người tiêu dùng thấy được vẻ đẹp đến từ lịch sử thương hiệu. Chúng tôi cũng muốn thể hiện cái tôi của thương hiệu và bảo tàng online là một cách thú vị để thể hiện nó”, nhà quản lý thương hiệu Jukka Lehtinen cho biết.
Nhưng việc thực hiện hoàn thiện bảo tàng tực tuyến cũng không hề dễ dàng. Bởi vào năm 1950 đã có một vụ hoả hoạn lớn xảy ra tại trụ sở của Karhu ở Helsinki. Vụ hoả hoạn đã phá huỷ phần lớn các di sản từ thương hiệu này, vì thế sự quan tâm của Karhu đối với việc lưu trữ đã giảm xuống đáng kể sau sự kiện này.
Logo thương hiệu Karhu
Logo thương hiệu của Karhu bắt nguồn từ cái tên “con gấu” và cũng chính là động vật quốc gia của Phần Lan. Logo được thiết kế theo kiểu Pictorial marks (brand marks hoặc logo symbols) cùng kiểu chữ in đậm nhằm thể hiện sự mạnh mẽ và chắn chắn.
Trước những năm 1950, biểu tượng logo của Karhu nằm trên thân giày chính là “3 vạch” mà hãng thời trang thể thao adidas sử dụng ngày nay. Nhưng sau thương vụ đổi chác “hớ” chỉ với… 1,600 euros và 2 chai Whiskey thì Karhu đã phải thay đổi lại bộ nhận diện cho thương hiệu của mình.
Đôi giày chạy tại Olympic có logo thương hiệu “3 sọc” của Karhu.
“Điều này dẫn tới chúng tôi phải tiến hành thay đổi logo thương hiệu nhận diện. Kể từ đó biểu tượng chữ “M” đã xuất hiện và theo dấu những đôi giày của chúng tôi. “M” là chữ cái đầu trong từ “Mestari,” có nghĩa là nhà quán quân hay bậc thầy trong tiếng Phần Lan.”
Logo thuong hieu chu “M” đac trung tren chiec giay Karhu ngày nay.
Karhu – Hơn 100 năm thống lĩnh và phát triển
Vào năm 2016, logo thương hiệu của những chú gấu đã chúc mừng sự kiện này bằng cách đầy hữu tình. “Không lâu trước đó chúng tôi bắt đầu ghé thăm những cửa hàng Karhu lâu đời hay gặp gỡ những người đồng hành và vận động viên xưa cũ. Đôi khi chúng tôi cũng may mắn tìm được chén thánh của mình”, Jukka nói.
Kanye West đã góp phần lớn “đánh bóng” tên tuổi của Karhu trong thời đại chiến lượng marketing còn quan trọng hơn di sản, chất lượng sản phẩm.
Điều thú vị là vào năm 2017, khi rapper nổi tiếng Kanye West bỏ đôi Yeezy đặc trưng của mình ra và thay vào đó bằng đôi Karhu Fusion 2.0 “Mount Pallas Caramel” thì cả thế giới mới bắt đầu giật mình và chú ý lại về hãng thời trang lâu đời này.
Không ngoa khi nói trò chơi để thống lĩnh thị trường giày thể thao đang dần bị thổi phồng bởi những chiêu trò marketing. Giữa những xu thế lăng xê liên tục đổi mới để chiếm thị hiếu thì Karhu vẫn kiên định cùng những phát minh và thiết kế của mình. Mặc dù một thực tế đã được chứng minh, những đôi giày chạy đến từ Karhu có tác đụng nâng đỡ đôi chơi tốt hơn so với những đôi giày thể thao thông thường.
Với một lịch sử phong phú, sự trung thực và cầu tiến trong môn thể thao chạy bộ, khó lòng có thể không trông đợi vào những bước đi tiếp theo, thậm chí là một cú lội ngược dòng giúp Karhu có thể giành được ngôi vị xứng đáng cho bản thân mình.
Theo elleman.vn
Adidas sẽ kiện ra tòa bất cứ ai sử dụng thiết kế 3 sọc
Nếu đang có ý định thiết kế trang phục thể thao, hãy cẩn thận đừng dùng thiết kế 3 sọc. Nếu không, Adidas sẽ đuổi theo kiện bạn ra tòa!
Trong tuần qua, Adidas vừa thua kiện. Thương hiệu thời trang thể thao đã đệ đơn xin được bảo vệ bản quyền logo 3 sọc ở một mức độ rộng rãi hơn. Tuy nhiên, tòa án EU cho rằng thiết kế 3 sọc này khá chung chung; và không đủ riêng biệt để được thắng kiện. Nhưng bạn có biết: đây chỉ là một vụ trong hàng tá vụ kiện khác của Adidas! Căn bản, thương hiệu Đức này có lịch sử "thích đâm đơn kiện". Adidas sẽ kiện ra toà bất cứ ai sử dụng thiết kế 3 sọc - cho dù nó có giống logo Adidas hay không!
Lịch sử thiết kế 3 sọc của logo Adidas
Vì sao Adidas lại "điên cuồng" về thiết kế 3 sọc này? Để hiểu được, chúng ta phải lội ngược dòng lịch sử về thuở khai sinh thương hiệu.
Nhà sáng lập Adidas, Adolf "Adi" Dassler, từng có công ty giày trước khi thành lập Adidas. Ông đã mở công ty này với anh trai Rudolf Dassler. Hai anh em chuyên sản xuất giày da nổi tiếng với thiết kế 2 sọc. Những sọc này giúp bó chặt đôi giày, giữ cho giày bền lâu và không bị mất hình dạng.
Mẫu giày 2 sọc của Gebrder Dassler Schuhfabrik, công ty đầu tiên của Adolf Dassler và anh trai
Tuy nhiên, năm 1948, hai anh em không còn hoà hợp. Người anh trai Rudolf Dassler tách ra riêng - và ngay lập tức thành lập Puma.Còn người em trai Adolf Dassler thì mở công ty sản xuất giày riêng, Adidas. Adolf Dassler rất tin tưởng vào độ bền của mẫu giày 2 sọc của mình. Tuy nhiên, bản quyền 2 sọc này đã thuộc về công ty cũ. Chính vì vậy, ông đã quyết định thêm một sọc thứ ba để có thể xin bản quyền mới.
Tuy vậy, thị trường châu Âu đã có một thương hiệu khác sở hữu bản quyền thiết kế 3 sọc. Đó là Karhu, một nhà sản xuất thời trang thể thao Phần Lan. Karhu đã bán lại mẫu thiết kế này cho Adidas năm 1951; với giá trị thương thảo là 1,600 Euro và 2 chai whiskey.
Ngay khi mua được thiết kế 3 sọc này, nhà sáng lập Adolf "Adi" Dassler đã đăng ký bản quyền ngay. Sau đó, ông bắt đầu tích hợp nó vào tất cả thiết kế của Adidas.
Các phiên bản logo Adidas đến có thiết kế 3 sọc
Adidas yêu logo 3 sọc đến mức độ sẽ kiện bất cứ ai có thiết kế na ná
Thiết kế na ná ở đây bao hàm tất cả những thiết kế có sọc! Từ 2 sọc, 4 sọc cho đến cả 7 sọc!
Adidas không phải công ty duy nhất từng tìm cách bảo vệ thương hiệu của mình. Christian Louboutin cũng nổi tiếng là luôn đi kiện những ai đạo nhái hình thức sơn đỏ đế giày. Tuy nhiên, Adidas còn cực đoan hơn. Thương hiệu sẽ kiện ra toà bất cứ ai sử dụng sọc trong thiết kế.
Ghi chép cho thấy Adidas đã đệ đơn hơn 325 lần, riêng tại Mỹ, kiện những đơn vị sử dụng sọc trong các thiết kế của mình. Nổi tiếng nhất hẳn là vụ kiện Adidas vs. Payless ShoeSource, một chuỗi bán lẻ giày giá rẻ (đã phá sản tháng 2/2019). Năm 2008, toà án Mỹ đã phán Payless ShoeSource thua kiện; tập đoàn bán lẻ phải bồi thường 305 triệu đô-la Mỹ đến Adidas.
Adidas còn đối đầu với cả Nike, Puma và cả Skechers. Hiện tại, Adidas đang kiện Skechers vì dòng giày Goldie-Peak có 4 sọc nhiều màu.
Trích dẫn một trang trong văn bản kiện Payless ShoeSource của Adidas. Thương hiệu đã trích dẫn chi tiết cho 268 mẫu giày khác nhau trong văn bản dài hơn 40 trang.
Adidas không chỉ kiện đối thủ sản xuất giày thể thao
Nếu nó có sọc, cho dù nó là hàng thời trang hay...hàng công nghệ, Adidas sẽ kiện tất!
Adidas lần đầu tiên kiện thương hiệu Abercrombie & Fitch, tại Mỹ, năm 2005; vì thương hiệu này sản xuất quần sweatpants có 3 sọc chạy dọc ống quần. Năm 2017, Adidas nhắm tới thương hiệu fast fashion Forever21 và Juicy Couture. Ralph Lauren và Marc Jacobs cũng từng bị dính chấu vì áo khoác có sọc chạy theo tay áo.
Kỳ lạ hơn, một thương hiệu khác bị Adidas "bám đuôi" chính là...hãng Tesla. Thương hiệu xe hơi công nghệ cao từng có phiên bản logo gồm 3 sọc với đuôi hếch lên. Adidas đã đệ đơn kiện Tesla ngay khi phát hiện ra điều này. Tuy nhiên, Tesla đã thay đổi ý định khi ra mắt một mẫu logo hình chữ T hoàn toàn mới. Đến hôm nay, Tesla vẫn khẳng định: sự thay đổi nhằm tạo dựng một logo dễ nhận diện, và không phải vì thương hiệu "sợ" phải đánh nhau với Adidas trên toà.
Thiết kế nguyên bản của logo Tesla có 3 sọc. Tuy nhiên, Tesla đã đổi sang logo chữ T ngay sau khi "đụng" Adidas. Logo 3 sọc cũ trở thành một phần của hàng chữ Tesla nhỏ bên dưới.
Theo bazaarvietnam.vn
Những đôi giày adidas Parley làm từ nhựa thải đại dương được yêu thích Alphabounce, ULtraBOOST 3.0 và 4.0 là những đôi giày nổi tiếng của thương hiệu sử dụng sợi dệt tái chế từ nhựa. Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc năm 2018 cho thấy, mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói. Lượng rác nhựa thải ra đủ...